Sắc xuân làng gốm Hương Canh
Làng gốm hôm nay không còn hưng thịnh như xưa, nhưng những nếp nhà, bức tường, ô cửa sổ, mái đình nơi đây vẫn lưu giữ bản sắc riêng, dấu ấn đặc trưng của nghề gốm. Cuối năm, không khí lao động của các hộ làm nghề vẫn tất bật, nhộn nhịp. Cuối năm, khách hàng chủ yếu chọn mua chum, vại, chĩnh rượu, bình hoa nên gia đình dồn hết nhân lực, tập trung hoàn tất các lô hàng kịp giao trước Tết. Khác với gốm Bát Tràng, Thổ Hà hay Phủ Lãng, gốm Hương Canh có vẻ đẹp riêng, đặc trưng của vùng, chống sự thẩm thấu, ngăn được ánh sáng và giữ bền hương vị.
Với nguyên liệu chính là đất sét xanh, đất sét nâu của vùng, dưới bàn tay tài hoa và sự sáng tạo của những nghệ nhân, thợ lành nghề, kết hợp lửa nung thủ công… sản phẩm gốm sành Hương Canh nức tiếng gần xa với câu ca: “Xứ Móng Cái, Vại Hương Canh” hay “Ai về mua vại Hương Canh/Ai lên mình gửi cho anh với nàng” (thơ Tố Hữu).
Gốm Hương canh
Đặc trưng lớn nhất của gốm Hương Canh nằm ở màu tự thân nhờ nguyên liệu đất trầm tích lắng đọng tự nhiên, dưới tác động của nhiệt sẽ trở nên bền chắc. Gần 300 năm qua, người Hương Canh vẫn hoàn toàn làm gốm thủ công bằng tay, sử dụng bàn xoay để tạo tác, nhờ đó mà mỗi người thợ đều có thể đưa vào những sáng tạo, ý tưởng riêng tạo nên sự khác biệt cho từng sản phẩm. Đến chặng vào lò thì ở một vài điểm, dưới tác động của nhiệt đốt thủ công sẽ tạo nên màu hỏa biến cho sản phẩm, để khi ra đời, gốm trở thành độc bản.
Những năm 1950 - 1970 được cho là giai đoạn hoàng kim của gốm Hương Canh. Với sự ra đời của Hợp tác xã gốm, nghề gốm nơi đây phát triển mạnh mẽ. Hàng sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Sản phẩm thời ấy chủ yếu là chum tương, vại nước, nồi niêu, ấm chén… khi nung ra, có màu nâu cháy đặc trưng và độ óng nhất định. “Gốm Hương Canh chống được nước thẩm thấu rất tốt, ngăn được ánh sáng, giữ bền hương vị của những thứ đựng bên trong.
Năm 2006, làng gốm Hương Canh là một trong những làng nghề đầu tiên trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống. Sản phẩm gốm Hương Canh đã từng được xuất khẩu sang Mỹ và Hàn Quốc… được tặng Bằng khen “Hình ảnh APEC và di sản văn hóa Việt Nam” bởi sự độc đáo về màu sắc, đẹp về mẫu mã.
Trải qua thăng trầm của thời gian, làng gốm hôm nay không còn hưng thịnh như trước, thế nhưng, nghề gốm vẫn lưu giữ những nét tinh túy từ đời xưa truyền lại. Số ít nghệ nhân, thợ lành nghề trong làng vẫn bền bỉ tiếp sức, khôi phục và thổi luồng gió mới cho nghề gốm Hương Canh.
Trong đó phải kể đến nghệ nhân Nguyễn Hồng Quang, con trai của nghệ nhân Giang Thị Nhạn. Làm quen với đất sét từ năm 6 tuổi, được đào tạo bài bản 5 năm tại trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, khoa điêu khắc, những năm qua, với đôi bàn tay tài hoa cộng sự sáng tạo, anh Quang đã "hô biến" chất đất, chất nước quê nhà thành những tác phẩm gốm sành nghệ thuật độc bản trên thị trường trong nước và quốc tế.
Anh Quang chia sẻ: Mảnh đất Hương Canh được trời phú cho một chất đất trầm tích lắng đọng tự nhiên là đất sét xanh và đất sét nâu. Chất đất ấy dưới đôi bàn tay tài hoa, sự sáng tạo của những nghệ nhân, thợ lành nghề kết hợp lò nung thủ công tạo nên sản phẩm gốm đơn sắc (màu tự thân) vừa gân guốc lại vừa khỏe khoắn mà rất bắt mắt.
Chẳng thế mà không ít khách hàng trong và ngoài nước cứ mê mẩn với những chiếc chum, vại, lọ chè, bình hoa rất mộc mạc và giản dị của làng gốm. Tuy nhiên, không phải ai cũng sản xuất được gốm mỹ nghệ, bởi ngoài sự hiểu biết về gốm, đòi hỏi người thợ phải kiên trì, sáng tạo nghệ thuật.
Sau công đoạn chuốt, tạo hình, hoa văn, để ra được một mẻ gốm trung bình khoảng 170 sản phẩm phải mất từ 10-12 ngày nếu thời tiết ủng hộ. Trong đó, mỗi sản phẩm là một sự tạo hình, trang trí khác nhau theo nhu cầu của nhiều khách hàng, hầu như không có sự trùng lặp.
Quá trình nung phải điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để có màu gốm, sành ưng ý, sản phẩm không nứt, vỡ. Chính vì thế, càng cận Tết, người làng nghề lại càng hối hả. Có thời điểm, nhiều đơn hàng, gia đình phải thuê thêm lao động thời vụ để đảm bảo tiến độ giao trước Tết.
Xuân Mạnh(TH)
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức
Tin khác

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP
10:50 | 03/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức
10:09 | 02/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đóng thuyền gỗ truyền thống của người Tày Hà Giang
09:52 | 30/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đại hội Đại biểu Hội Kỷ lục gia Việt Nam nhiệm kỳ III (2025–2030): Đoàn kết - Sáng tạo - Thống nhất hành động
18:46 Tin tức

Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
16:15 Nông thôn mới

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 Tin tức

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam
16:13 Tin tức