Ra mắt bảo tàng đầu tiên về khoa học và các nhà khoa học Việt Nam
Ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận định, với mục đích bảo tồn và vinh danh những đóng góp quan trọng của đội ngũ trí thức và nền khoa học Việt Nam trong công cuộc bảo vệ xây dựng và phát triển đất nước, sự ra đời của Bảo tàng di sản các nhà khoa học Viêt Nam là kết quả tất yếu sau hơn 13 năm bền bỉ, kiên trì chuẩn bị của Trung tâm di sản các nhà khoa học Việt Nam.
Ra mắt bảo tàng đầu tiên về khoa học và các nhà khoa học Việt Nam
“Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam là bảo tàng công lập thứ 58 được cấp phép hoạt động, đồng thời là bảo tàng thứ 186 trong hệ thống bảo tàng Việt Nam. Từ nay thiết chế văn hóa này sẽ trực tiếp góp phần vào công tác giáo dục truyền thống ý thức gìn giữ và tôn vinh bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu phổ biến kiến thức và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của công chúng”, ông Cương khẳng định.
Với những hiện vật, tài liệu thu thập được từ các nhà khoa học, Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam không chỉ giới thiệu đến công chúng tiến trình lịch sử khoa học hơn 100 năm qua, về những đóng góp của thế hệ các nhà khoa học Việt Nam cho khoa học và đời sống, mà còn giúp công chúng, những người quan tâm hiểu rõ hơn về lịch sử ngành, hoặc về các vấn đề khoa học.
PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc chuyên môn của MEDDOM đã khẳng định: “Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam tương lai không chỉ là nơi tham quan để hiểu về lịch sử khoa học, về các nhà khoa học, mà còn là nơi để tìm hiểu những giá trị, phẩm chất của các nhà khoa học, từ đó tạo niềm cảm hứng trong cuộc sống cho mỗi khách tham quan, nhất là thế hệ trẻ. Đây cũng là nơi học tập và khám phá, bởi các tư liệu trưng bày cũng là sử liệu giúp cho những người quan tâm hiểu rõ hơn về lịch sử ngành, hoặc về các vấn đề khoa học. Đồng thời, là nơi khơi dậy tinh thần khoa học cùng niềm tự tôn khoa học của Việt Nam”.
Để chào mừng sự kiện công bố quyết định cấp phép hoạt động cho Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam, MEDDOM long trọng tổ chức Lễ tiếp nhận tài liệu hiện vật của nhà khoa học thứ 2000 - PGS.TS Lê Văn Truyền. Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, PGS Truyền đã công bố hàng trăm bài báo nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế. Ông là phó chủ nhiệm dự án "Phát triển sản xuất Artemisinin từ thanh hao hoa vàng" - Công trình khoa học được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000.
“Trong khoảng 4 - 5 năm gần đây, tôi có dịp được làm việc với lãnh đạo và nghiên cứu viên của Việt Nam, rất ấn tượng và cảm phục các phương pháp làm việc khoa học tinh thần cần cù, kiên nhẫn và chính xác của các bên khi thực hiện qua các hiện vật tư liệu, tài liệu cũng như ghi lại trung thực những câu chuyện gắn bó với các hiện vật và cuộc đời của các nhà khoa học”, PGS.TS Lê Văn Truyền chia sẻ.
Việc cấp phép hoạt động cho Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam đánh dấu mốc quan trọng trên hành trình nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam, trong đó di sản của các nhà khoa học là khái niệm còn mới mẻ. Đây sẽ là nơi học tập, tìm hiểu những giá trị, phẩm chất của các nhà khoa học nhằm tạo động lực, cảm hứng cho các đối tượng, nhất là thế hệ trẻ./.
Thảo Nguyên (TH)
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 | 09/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”
14:32 | 07/10/2024 Văn hiến Hà Thành
Lễ hội Thành Tuyên 2024
09:16 | 07/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp đại diện trí thức kiều bào thuộc cộng đồng Pháp ngữ
09:14 | 07/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Mông Cổ ở Đại sứ quán
15:23 | 02/10/2024 Văn hiến Hà Thành
70 Năm Giải Phóng Ứng Hòa và Chiến Thắng Khu Cháy
13:28 | 02/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Nghề nhuộm vải truyền thống của dân tộc Dong ở Qúy Châu
10:08 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghị lực của một thầy giáo khiếm thị
09:55 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Hà Tĩnh: Công nhận Miếu Nhàng Nhàng là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh
09:53 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Nỗ lực lưu giữ và lan tỏa giá trị văn hóa của gốm Mường
09:28 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia”
10:31 | 25/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam lần thứ IV - năm 2024.
09:42 | 25/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo
14:51 | 23/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Ấn tượng Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”
14:04 | 23/09/2024 Văn hiến Hà Thành
Khôi phục và phát triển lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn: Ông Trâu số 04 - Phường Hải Sơn vô địch mùa thứ 35
10:15 | 23/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Trung thu nghĩa tình
14:01 | 20/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Lai Châu: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch
13:55 | 18/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Đắk Lắk – Công ty Thanh Hằng tổ chức đêm hội trăng rằm và quyên góp hơn 160 triệu đồng hỗ trợ đồng bào miền Bắc
10:06 | 18/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Phú Yên: Lẫm An Nghiệp - công trình kiến trúc cổ trên 100 năm
15:06 | 17/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)
09:39 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ra mắt Làng Nghệ thuật Việt Nam
11:04 | 11/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Âm nhạc huyền thoại của ABBA đến với nơi hội ngộ miền di sản
20:36 Tin tức
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
09:54 Khuyến nông
Bộ NN và PTNT giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm”
17:00 Nông thôn mới
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”
14:32 Văn hiến Hà Thành