Quê tôi - mùa lũ
Nơi ấy, ông cha, anh chị em chúng tôi đang ngập mình trong lũ, căn nhà đã kiên cố thêm một tầng lửng theo sàn đỉnh lũ 2010 đã ngập tràn đến áp mái; những tivi, máy giặt, tủ lạnh, lư hương… đã biến mất trong màu nước đục ngàu, vàng vọt nổi trên nó lớp rác đen thui ma quái. Chút hi vọng le lói từ hình ảnh những cuộc gọi video zalo không làm vơi đi lỗi lo của người xa quê. Về sao được khi cách đó gần 100km, đường đã ngập; mà về làm được gì, khi phương châm 4 tại chỗ đang được huyện quán triệt triệt để.
Đêm trắng!
Cách tâm lụt ấy gần 600km, có những người con trắng đêm! Ly trà ngon không khỏa lấp nỗi lòng người xa xứ. Mới đêm trước thôi, khi nước còn mấp mé mặt bàn tầng trệt, chúng tôi đã ở đó.
Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy, ông Đặng Đại Tình cùng đoàn công an huyện đi kiểm tra, đôn đốc tình hình chống lũ trên địa bàn huyện Lệ Thủy.
Mới chiều trước đó, giữa sóng dập, sóng dồn, mưa nặng trên hành trình 2h đồng hồ xuồng vượt biển nước Cam Liên - Đại Phong, chặng đường mà ngày thường chỉ mất 10 phút chạy xe, nụ cười vẫn hé trên môi mỗi người chúng tôi gặp. Dường như lụt đã trở thành thông lệ, thành thói quen của người Lệ Thủy, họ chờ đợi, đón nhận và sẵn sàng vực dậy khi nước rút. Đâu đó, nơi sân thôn, trái bóng vẫn bay lên, hạ xuống giữa biển nước, trên đường làng có cảnh thả lưới quây cá… phần nào khiến những người xa quê yên lòng.
Một cậu bé tại huyện Lệ Thủy đang trú ở mái chống lũ do gia đình thiết kế.
Ấy vậy! Một ngày! Khi chưa kịp thả mình nghỉ ngơi sau chuyến đi xa, tin dữ lại ấp đến. Đau đớn lắm, khi o Nguyễn Thị Liên (Đại Phong - Phong Thủy) khóc nức trên zalo giữa đêm tối: “Nhà o tan hết rồi con ơi! Không quần áo, không gì ăn”… Thế là trắng đêm dõi theo những dòng status đau đớn từ quê xa, những cuộc gọi hỏi han tấp nập, những niềm vui hiếm hoi khi biết tin đã giải cứu được ai đó…. Ai cũng chỉ lo, điện thoại trong đó hết pin thì sao? Nhưng không gọi, sao mà yên tâm được.
Câu hỏi lớn, tại sao lại vậy? Lụt đã vượt đỉnh 2010 đến gần 1m, trận lụt sau 10 năm vẫn in hằn trong tâm trí của từng người con Lệ Thủy.
Lụt quen rồi!
Trước đêm trắng ấy, “lụt” dường như trở thành thói quen, như “món quà” không may mắn của tạo hóa đem đến cho vùng đất Lệ Thủy chúng tôi, nơi sở hữu con sông chảy ngược “độc nhất vô nhị” - Kiến Giang. Mỗi mùa tháng 10 đến tháng 2 năm sau, bà con gọi đây là mùa lũ, nước từ biển chảy vào, nước trên núi đổ xuống, biến Lệ Thủy trở thành “rốn” nước một cách “bất khả kháng”.
Người dân vui mừng khi nhận được từng thùng mỳ tôm động viên của đoàn kiểm tra, khảo sát tại huyện Lệ Thủy.
Tại nơi đây, dòng Nghịch Hà đã nuôi dưỡng lên vị đại tướng kiệt suất của dân tộc - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cùng nhiều danh nhân nổi tiếng; “rốn lũ” Đại Phong quật cường đã đi vào thi ca ngày cả nước kháng chiến để bây giờ trở thành bài ca truyền thống của tỉnh - Quảng Bình quê ta ơi!
Theo quan niệm đã thành nếp, lụt cuốn đi ít tài sản nhưng lại đem đến cho Lệ Thủy lượng phù sa khổng lồ giúp mùa màng tốt tươi, giúp bà con nhanh chóng lấy lại được những gì đã mất. “8 tháng làm, cho 4 tháng nghỉ ngơi” - chia sẻ của người nông dân Lệ Thủy 5 năm trước như một lời minh chứng cho cuộc sống vùng lũ. Và tất nhiên, cứ tháng 9 về, mọi hoạt động nông nghiệp dường như dừng lại - dừng lại không phải vì bà con không làm, mà là để chờ lụt, nước rút rồi lại bắt tay làm lại từ đầu.
“…Lệ Thủy là vùng quê giàu truyền thống cách mạng nhưng đối mặt với rất nhiều khó khăn, nằm ở khu vực dãi đất hẹp tại tỉnh Quảng Bình, có những trận mưa lũ kéo dài triền miên xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến đời sống bà con nhưng với tinh thần “vươn lên trong bão lũ, trong khó khăn, lũ đến đâu chống đến đó” nên bà con luôn cố gắng khắc phục những ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai sớm trở lại với cuộc sống thường nhật…”. Lời chia sẻ như động viên của ông Đặng Đại Tình giúp “chàng rể quê hương” trong chúng tôi thấy yên tâm phần nào.
Ngẫm!
Đỉnh lũ năm xưa là ám ảnh mỗi người dân Lệ Thủy, nay lại trở về.
Nhưng có lẽ, đúng với tâm tư của trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Lệ Thủy - Nguyễn Văn Vương: So với 10 năm trước, Lệ Thủy nay khác rồi!
Người dân đỗ xe ô tô trong mùa lũ tại khu vực cầu thị trấn Kiến Giang huyện Lệ Thủy.
Bởi, sau trận lụt đó, Lệ Thủy bắt tay xây dựng Nông thôn mới trong đặc thù riêng có. Truyền thống quật cường đưa Lệ Thủy trở thành huyện dẫn đầu, tiêu biểu của tỉnh Quảng Bình. 18/24 xã đạt chuẩn Nông thôn mới tính đến hiện tại, song song với những “thứ 7 Nông thôn mới”, “Hợp tác xã tiên tiến, kiểu mẫu”, “làng tiên tiến” “vùng sản xuất hiệu quả”… ; những “gạo Lộc Thủy” “Chiếu cói An xá” “Rượu Tuy Lộc” “ớt bột Hồng Thủy”… … Đó còn là, 96 Hợp tác xã, 188 tổ hợp tác, gần 40 sản phẩm tham gia OCOP cùng nhiều phương thức sản xuất - kinh doanh tiên tiến… So với 10 năm trước quả khác xa nhiều, khi mà, bình quân chỉ đạt 4,23 tiêu chí/xã, thu nhập bình quân đầu người 26 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo cao đến 20,11%.
Nước lũ ngập sâu tận mái của một ngôi nhà người dân tại xã Phong Thủy.
Vẻ nghèo nàn, lam lũ xưa được thay thế bằng đời sống sung túc của hiện tại; những mái nhà ngói nát trong biển nước từng ám ảnh lòng dân Việt, nay được thay thế bởi những nhà tầng khang trang.
Đó là diện mạo mới, giúp người dân nơi đây tự tin hơn, chủ động hơn mỗi khi lũ về. Như chia sẻ của bà Trương Thị Dịu (xã Phong Thủy) đêm trước ngày đỉnh lũ: “…Mấy năm trước lần mô lũ về, điện mất, nước mất, nhà cửa của O cấp 4 hay y tóc mái, lũ về mọi đồ đạc trong nhà không khéo đều trôi theo mùa lũ. Nhưng năm nay, việc chống lũ bà con quen dần hơn, nhà cửa xây dựng khang trang, phần lớn đều xây nhà có gác, đổ mái bằng chống lũ, điện chiếu sáng vẫn có nên nhà có người lớn tuổi, và trẻ con, một mình ở nhà O vẫn xoay sở được”...
Phải chăng, sự tự tin phồn thịnh ấy một phần lại vô tình gây lên những căng thẳng và khổ cực cho Lệ Thủy những ngày này. Hay chăng, thiên nhiên đã quá khắc nghiệt, tạo hóa muốn thử lòng người?
Ly rượu vui đêm trước không làm vơi đi những đau đớn đêm hôm sau. Nụ cười “quen rồi” bữa qua không gạt được nước mắt hôm nay… Thành tựu của Nông thôn mới 10 năm sẽ bị lũ cuốn đi phần nào, đòi hỏi cả huyện phải một lần nữa bắt tay làm lại.v.v… Lũ, lụt rồi sẽ qua đi, Lệ Thủy nhanh chóng trở lại được những gì đang có, cùng với sự hỗ trợ từ Đảng/Nhà nước/Chính phủ, sự chung lòng của đồng bào cả nước - như bao năm qua vẫn vậy. Bài học năm nay sẽ là kinh nghiệm cho sự chủ động ứng phó cho những năm tiếp theo.
Khi chúng tôi viết bài này, gói mỳ tôm vẫn là “bạn thân” qua bữa của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo các cấp trực chiến trong vùng lũ; những đoàn xe chở tấm lòng bốn phương đang về với quê hương, những người con Lệ Thủy đang nghi hướng về nhà, những người thân của chúng tôi đang đứng dậy, tìm cách gom nhặt những đồ đã mất,… Trong lòng họ chỉ có một suy nghĩ, rồi đây sẽ làm lại như thế nào cho nhanh, cho bền,… Những gì thiên nhiên lấy đi, sẽ được nhận lại từ những “món quà” phù sa ban tặng…./.
Hà Nội, đêm trước bão số 8 -22/10/2020.
Nhóm PV OCOP - Tạp chí Làng nghề Việt Nam
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Định: Giá trị nhân văn từ Lễ hội Thần làng
09:26 | 12/12/2024 Văn hóa - Xã hội
TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân
14:52 | 11/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh: Xứng tầm bệnh viện chuyên khoa tuyến đầu của tỉnh
09:24 | 09/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Quận Hoàn Kiếm tổ chức Kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia
08:58 | 03/12/2024 Văn hiến Hà Thành
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản
11:45 | 27/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Thạp gốm hoa nâu Hiệp An - Bảo vật quốc gia thời Trần
10:59 | 26/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS tiên phong coi trọng giáo dục pháp luật cho học sinh
10:55 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Hội An - Thương cảng cổ xưa
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Phở ngô - “Sứ giả văn hóa” của vùng núi đá Hà Giang
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 | 22/11/2024 Văn hiến Hà Thành
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Trường Tiểu học Nga Phú: Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục
09:10 | 21/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Vĩnh Long: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh
09:08 | 21/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): TRƯỜNG THPT MINH QUANG KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP VÀ ĐÓN NHẬN BẰNG KHEN CỦA BỘ GD&ĐT
13:58 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Vẻ đẹp độc đáo Lũy cổ Phương Mai
11:43 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Festival Thổ cẩm Lào Cai - sắc màu văn hóa giữa miền sương mây
10:07 | 11/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Trường THPT Bất Bạt - Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm học 2023-2024
09:56 | 08/11/2024 Văn hóa - Xã hội
TP.Hội An: Nhận giải thưởng Du lịch thế giới khu vực châu á và châu đại dương
09:56 | 08/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Hà Nội: Công trình "Bến hoa Phúc Xá - Ba Đình" - Lan toả sắc hoa cho cộng đồng
09:55 | 08/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì
15:13 Tin tức
Sáng kiến Tủ sách Tiếng Việt đạt giải Nhì Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X
15:10 Tin tức
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Trình chiếu 8 bộ phim đặc sắc
15:09 Tin tức
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 Làng nghề, nghệ nhân
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 Khởi nghiệp