Hà Nội: 25°C Hà Nội
Đà Nẵng: 25°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 25°C Thừa Thiên Huế

Quảng Nam quan tâm khôi phục, phát triển làng nghề

LNV - Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam luôn quan tâm khôi phục và phát triển làng nghề gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), bước đầu đã tạo ra những sản phẩm có giá trị; góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Phát triển làng nghề gắn với xây dựng NTM


Một góc làng nghề đúc đồng Phước Kiều (xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn).


Trở lại làng nghề đúc đồng Phước Kiều (xã Ðiện Phương, thị xã Ðiện Bàn) vào những ngày đầu tháng 7, giữa cái nắng nóng như đổ lửa của miền trung, chúng tôi cảm nhận được sức sống của làng nghề sau những ngày ngừng nghỉ do dịch Covid-19. Các lò đúc đỏ lửa và các điểm bán hàng dọc hai bên quốc lộ 1A cũng thường xuyên mở cửa, bày bán sản phẩm nổi tiếng của làng nghề được chế biến từ đồng như: chuông, chiêng, lư… Ðưa chúng tôi đi thăm nhà thờ tổ nghề đúc truyền thống Phước Kiều và một số cơ sở đúc, quầy trưng bày sản phẩm trong làng, nghệ nhân Dương Ngọc Sang, 85 tuổi, Trưởng làng đúc đồng Phước Kiều, người đã gắn bó với làng nghề đúc đồng này từ khi mới 14 tuổi tâm sự: Làng nghề đúc đồng Phước Kiều có từ lâu đời và đã trải qua những bước thăng trầm. Trong 10 năm gần đây, làng được chính quyền địa phương quan tâm, hỗ trợ khôi phục; nhiều sản phẩm được khách hàng trong nước ưa chuộng.

Nghệ nhân Ưu tú Dương Ngọc Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Làng đúc Phước Kiều cho biết, hiện làng đúc đồng Phước Kiều có 20 hộ (với hơn 100 khẩu) còn gắn bó, giữ gìn nghề ông cha để lại. Tuy nhiên, phần lớn chỉ trưng bày, giới thiệu và buôn bán sản phẩm, chỉ còn sáu hộ trực tiếp đúc đồng, nhưng quy mô không lớn. Mỗi năm, làng nghề sản xuất và cung cấp cho thị trường trong nước hàng chục nghìn sản phẩm các loại, với tổng doanh thu khoảng 20 tỷ đồng. Hiện tại, làng đúc đồng Phước Kiều giải quyết việc làm cho khoảng 50 lao động, với thu nhập bình quân 8 triệu đồng/người/tháng.

Thị xã Ðiện Bàn là địa phương có nhiều nghề và làng nghề truyền thống. Năm 2004, Ðiện Bàn có sáu làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận và đến nay đã có bốn làng nghề truyền thống được khôi phục, đi vào hoạt động. Ngoài ra, thị xã còn có hai nghề (mộc mỹ nghệ và mỹ nghệ đất nung ở xã Ðiện Phương) được công nhận là nghề truyền thống. Bước đầu các nghề và làng nghề truyền thống trên địa bàn thị xã đã tạo việc làm cho gần 400 lao động tại địa phương (với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng) và tổng doanh thu từ các làng nghề mỗi năm hơn 40 tỷ đồng. Chủ tịch UBND thị xã Ðiện Bàn Trần Úc cho biết, những năm qua, bằng nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA… thị xã đã đầu tư xây dựng các công trình như: Nhà trưng bày làng đúc đồng Phước Kiều, đường vào làng nghề Ðông Khương... Ðặc biệt, Ðiện Bàn đã triển khai xây dựng Cụm làng nghề Ðông Khương (xã Ðiện Phương) gắn với phát triển du lịch (trên diện tích gần 10 ha), với tổng vốn đầu tư gần 40 tỷ đồng. Ðến nay, nhiều hạng mục đã được xây dựng, với kinh phí gần 12 tỷ đồng; trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ gần 9 tỷ đồng, còn lại là ngân sách của thị xã đầu tư. Các làng nghề được khôi phục mở ra triển vọng mới trong du lịch, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội; góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM. Nhờ vậy, vào năm 2015, Ðiện Bàn là một trong hai địa phương của tỉnh được Trung ương công nhận đạt chuẩn NTM.

Cùng với thị xã Ðiện Bàn, những năm gần đây, TP Hội An và các huyện: Duy Xuyên, Thăng Bình… luôn chú trọng bảo tồn, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với Chương trình MTQG xây dựng NTM và đã đạt nhiều kết quả đáng kể. Trong đó, TP Hội An đã huy động được nhiều nguồn lực cho đầu tư bảo tồn, khôi phục và phát huy giá trị làng nghề truyền thống. Ðến nay, Hội An đã xây dựng làng nghề trồng rau Trà Quế, làng nghề mộc Kim Bồng, làng nghề gốm Thanh Hà, làng tre dừa nước Cẩm Thanh… thành những điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Và từ nguồn thu du lịch, thành phố đã đầu tư lại cho làng nghề, tạo sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn; góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân và đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM.

Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam Mai Ðình Lợi cho biết, trên địa bàn tỉnh có 45 làng nghề, làng nghề truyền thống, chủ yếu tập trung vào một số ngành nghề như: Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, đan lát và cơ khí... Tại các làng nghề, hiện có 3.341 cơ sở sản xuất, chế biến, tạo việc làm cho hơn 6.500 lao động, với thu nhập bình quân từ 0,5 triệu đồng đến 5 triệu đồng/người/tháng. Hiện có 30 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận; trong đó, có 22 làng nghề truyền thống và tám làng nghề, giải quyết việc làm cho 5.240 lao động, với thu nhập bình quân từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng/người/tháng. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, ngân sách tỉnh đã đầu tư hỗ trợ công tác bảo tồn và phát triển làng nghề gần 110 tỷ đồng.

Tăng cường nguồn lực cho làng nghề

Việc phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với Chương trình MTQG xây dựng NTM tại Quảng Nam thời gian qua còn nhiều hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ. Phó Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh Quảng Nam Ðỗ Vạn Lộc nhìn nhận, sản xuất ngành nghề nông thôn, làng nghề nông thôn còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu liên kết; sản xuất theo phương pháp thủ công truyền thống, nhiều cơ sở sử dụng công nghệ lạc hậu, năng suất thấp. Nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm, không ổn định, giá cao; mẫu mã sản phẩm không đa dạng; giá thành càng cao, sức cạnh tranh càng kém; không gian một số làng nghề quá chật hẹp. Phần lớn người lao động tại các làng nghề đều ở tuổi trung niên, lớn tuổi, già yếu, mất sức lao động; sản xuất tại các làng nghề theo kiểu lấy công làm lời, chưa thích ứng, năng động, nhạy bén với cơ chế thị trường. "Do thu nhập thấp, không đủ trang trải cuộc sống, nên lao động trẻ không gắn bó với nghề của làng, chuyển dịch sang các công việc khác dẫn đến việc cấy nghề, truyền nghề gặp nhiều khó khăn"- ông Lộc chia sẻ.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam Ngô Tấn cho biết, chủ trương của tỉnh đặt ra trong những năm tới là bảo tồn và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với Chương trình MTQG xây dựng NTM; tiếp tục khai thác các tiềm năng lợi thế của địa phương, tạo ra những sản phẩm đặc trưng, mang dấu ấn, thương hiệu của làng nghề Quảng Nam. Mục tiêu chính của phát triển làng nghề là góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, giảm dần khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn. Do vậy, phát triển làng nghề phải trên cơ sở hài hòa giữa sản xuất hàng hóa với bảo vệ môi trường và gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Ði liền với đó là phát triển sản phẩm làng nghề gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm gia tăng giá trị và phát triển bền vững hơn.

Thực hiện chủ trương đó, tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục quy hoạch làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với các điểm, tuyến du lịch, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các làng nghề một cách bền vững. Rà soát lại các làng nghề đã có quy hoạch, di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường đến các khu, cụm công nghiệp, cụm làng nghề đã được quy hoạch. Tiếp tục đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghệ nhân, thợ giỏi trực tiếp mở lớp truyền nghề. Ưu tiên cho các đối tượng làng nghề vay vốn ưu đãi từ các kênh tín dụng với thủ tục đơn giản, thời hạn và lãi suất vay phù hợp đặc điểm sản xuất ngành nghề. Ðồng thời hỗ trợ các cơ sở ngành nghề tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm; tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình OCOP, xem đây là giải pháp quan trọng để phát triển sản phẩm ngành nghề và làng nghề nông thôn.

Theo Nhân dân

Tin liên quan

Tin mới hơn

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

LNV - Đoàn kiều bào gồm 50 đại biểu từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Thị Kim Hoa dẫn đầu, đã có một số hoạt động tại Tuyên Quang.
Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4

LNV - Cựu chiến binh Đinh Vượng - thiếu tá, nguyên Trợ lý tuyên huấn của Lữ đoàn pháo Bông Lau anh hùng kể lại cho chúng tôi nghe về trận pháo kích cuối cùng vào sân bay Tân Sơn Nhất trong ngày toàn thắng 30/4/1975.
Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam xin trân trọng gửi đến quý độc giả bài thơ "Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân" của tác giả Tiên Sa
Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”

LNV - Đại tá Đào Quang Đới, chạm ngưỡng 75, nhưng tác phong nhanh nhẹn, gương mặt tươi tắn, toát lên nét thanh tú của thời trai trẻ. Qua trò chuyện mới biết, gần 40 năm phục vụ quân đội, trong đó có 24 năm ông là lính Sư đoàn 324, từng tham gia chiến đấu trên đồi A Bia - trận đánh thay đổi cục diện chiến trường, làm rung chuyển Lầu Năm Góc. Đào Quang Đới 3 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, 1 lần Chiến sỹ Quyết thắng, cùng nhiều Huân, Huy chương các loại...
Người giữ hồn Tây Nguyên

Người giữ hồn Tây Nguyên

LNV - “Người giữ hồn Tây Nguyên” là biệt danh nhiều người đặt cho ông Nguyễn Văn Hải, một nhà sưu tập cổ vật văn hoá vùng cao nguyên Nam Trung Bộ. Cuộc đời người đàn ông này gắn liền với những hành trình khám phá, đam mê tìm kiếm và lưu giữ nhiều bộ sưu tập mang đậm giá trị lịch sử vùng đất Tây Nguyên huyền bí.
Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh

LNV - Cây cọ đã trở thành một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực Phú Thọ. Món cơm nắm lá cọ cũng là một đặc sản nổi tiếng tại vùng đất này.

Tin khác

Thơ người Làng nghề

Thơ người Làng nghề

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam xin trân trọng gửi đến quý độc giả mốt số bài thơ nhân dịp ky niệm 50 năm giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô

LNV - Ẩm thực Huế luôn thu hút du khách bởi những món ăn giản dị nhưng mang đến hương vị độc đáo. Trong số những đặc sản đó, bánh bột lọc Huế đứng đầu danh sách không chỉ bởi vẻ ngoại hình tinh tế mà còn bởi phần nhân tinh tế xuyên qua lớp bột mỏng. Để rồi sau mỗi chuyến thăm Huế, người người lại háo hức muốn tìm kiếm và mua bánh lọc Huế về làm quà như một nét đặc trưng không thể thiếu trong hành trình khám phá ẩm thực tại Cố đô.
Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát

Toàn huyện Vân Canh có 419 hộ gia đình xây dựng sửa chữa nhà ở. Đến nay, 100% hộ gia đình khởi công xây dựng, 230 nhà đã xây dựng hoàn thành. Mục tiêu đến cuối tháng 5/2025 sẽ hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện.
Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho

LNV - Hủ tiếu được xem là món ăn quen thuộc với người dân vùng Nam Bộ vì tỉnh nào cũng có, nhưng để trở thành đặc sản Tiền Giang vang danh khắp nơi thì hủ tiếu Mỹ Tho sở hữu riêng cho mình một hương vị đặc biệt. Sự đặc biệt ấy không chỉ ở từng sợi hủ tiếu mà hương vi của nồi nước lèo cũng là một ẩn số tại sao lại thơm và ngọt đến thế.
Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống

LNV - Ở vị trí nào, ông Lý Văn Quang- cựu chiến binh, thương binh hạng 3/4 ở xã Dân Quyền (huyện Tam Nông, Phú Thọ) cũng làm việc hết mình với tinh thần " Vì nhân dân phục vụ ", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ông luôn tự hào vì gia đình mình đã có công lao, hy sinh xương máu cùng với quân dân cả nước đem lại chiến thắng 30/04, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh

LNV - Trước kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975 – 30/4/2025), “Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh” TP. Hồ Chí Minh đã thu hút lượng lớn du khách cả trong lẫn ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử.
Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

LNV - Nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng tôi có dịp ghé thăm văn phòng làm việc của Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Cũng tại đây, chúng tôi được lắng nghe hồi ức của Thượng tướng về những ngày chiến đấu hào hùng.
Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”

Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”

LNV - Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” (đạo diễn Bùi Thạc Chuyên) ra đời như một lát cắt lịch sử nhắc về năm tháng chiến đấu hào hùng của quân dân vùng đất Củ Chi. Xây đắp từ những khung cảnh ngột ngạt dưới lòng đất, bộ phim đã cho thấy nhiều nỗi đau chưa được lắng nghe, có cả những cái tôi đau đớn chưa được vỗ về trên nền chiến tranh đầy khốc liệt.
Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái

Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái

LNV - Trong không khí lắng đọng giữa những ngày tháng Tư lịch sử, một buổi ra mắt thơ đặc biệt của Đại tá, thương binh Lê Sỹ Thái - người được Nhà nước phong danh hiệu “Dũng sĩ diệt xe cơ giới” năm 19 tuổi làm tôi nể, phục. Tập thơ “Lục bát tôi say” được tổ chức ra mắt và giới thiệu, tọa đàm tại Hội trường UBND phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội trong buổi sáng ngày 19/4/2025 trước sự chứng kiến của đông đảo bạn bè, đồng đội, người thân và người yêu thơ.
Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề

Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề

LNV - Chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức giao lưu ra mắt bộ sách "Vang danh nghề cổ, khám phá những làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam".
Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn nghề truyền thống ở bản Sưng

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn nghề truyền thống ở bản Sưng

LNV - Cho đến hiện tại, bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) là bản người dân tộc Dao duy nhất trên địa bàn tỉnh phát triển mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ). Bên cạnh vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, bản sắc văn hóa là điểm nhấn tạo sức hút cho điểm đến.
Lễ hội Tràng An - Hành trình về miền di sản linh thiêng

Lễ hội Tràng An - Hành trình về miền di sản linh thiêng

LNV - Không chỉ là sự kiện độc đáo, giúp ngành du lịch tỉnh Ninh Bình phát triển theo hướng bền vững, gắn kết giữa bảo tồn và khai thác di sản một cách có trách nhiệm, Lễ hội Tràng An còn góp phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh, giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất, địa mạo, thẩm mỹ, văn hóa của Di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản hỗn hợp duy nhất tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á tới đông đảo du khách trong nước, quốc tế.
Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

LNV - Bên cạnh mức hỗ trợ chính sách 60 triệu đồng/hộ xây mới và 30 triệu đồng/hộ sửa chữa, huyện Tây Sơn vận động các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trên địa bàn đóng góp hơn 4 tỷ đồng nhằm hỗ trợ bổ sung 10 triệu đồng/hộ sửa chữa và 20 triệu đồng/hộ xây dựng mới.
Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia

Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia

LNV - Sáng ngày 8/4/2025, tại di tích lịch sử văn hóa đình làng Văn Giang (thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội), Huyện ủy - HĐND - UBND - UBMTTQVN hai huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương” thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức và xã Thái Hòa, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia và khai mạc Lễ hội truyền thông: Hội làng Văn Giang - Nam Dương
Bình Định: Vĩnh Thạnh quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Vĩnh Thạnh quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

LNV - Huyện Vĩnh Thạnh huy động nguồn lực hơn 1 tỷ đồng và 100 tấn xi măng để hỗ trợ thêm cho một số hộ thuộc diện khó khăn, không có khả năng đối ứng. Mục tiêu đến cuối tháng 5/2025, huyện sẽ khánh thành nhà ở cho 100% số hộ được hỗ trợ theo kế hoạch.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới

LNV - Tháng Công nhân 2025, với chủ đề "Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới" vừa được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phát động, nhằm khơi dậy khát vọng vươn lên, tinh thần làm chủ khoa học công nghệ và ý chí cống hiến của người lao động.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

LNV - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch tổng thể Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành và các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

LNV - Đoàn kiều bào gồm 50 đại biểu từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Thị Kim Hoa dẫn đầu, đã có một số hoạt động tại Tuyên Quang.
“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

LNV - Các làng nghề gỗ truyền thống có danh tiếng lâu đời dường như đang bị chính di sản tinh hoa làng nghề cha ông truyền lại giữ chân trong cuộc đua thích nghi với những biến đổi của thị trường. Do đó, cần "mặc áo mới" cho sản phẩm, phải chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu từ các loại gỗ rừng quý hiếm, sang các loại gỗ rừng trồng…
Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

LNV - Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều người trẻ chọn rời làng nghề, từ bỏ những công việc thủ công cần mẫn để mưu sinh nơi phố thị, khu công nghiệp… Nhưng anh Trần Văn Việt (ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội ) vẫn lặng lẽ bám nghề, “ôm đá” để sống. Với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và tâm huyết với nghề, anh là Trần Văn Việt đã trở thành nghệ nhân, được mệnh danh là “người thổi hồn vào đá quý” và hiện anh trở thành ông chủ của cơ sở điêu khắc chế tác đá mỹ nghệ Việt Trang, khởi nghiệp thành công ngay tại quê nhà.
Giao diện di động