Quảng Bình: Cần giải pháp để phát huy hiệu quả lợi thế các làng nghề
![]() |
Làng nón Hạ Thôn |
Hiện nay, toàn tỉnh Quảng Bình có 29 làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận, trong đó có 19 làng nghề (chiếm 65,5%) và 10 làng nghề truyền thống (chiếm 34,5%). Số cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề, làng nghề truyền thống: 8.279 cơ sở, trong đó có 11 Hợp tác xã và 8.268 hộ kinh doanh cá thể. Tổng số lao động trong các làng nghề: 15.723 lao động (chủ yếu là lao động thường xuyên). Giá trị sản xuất của các làng nghề, làng nghề truyền thống năm 2022 đạt 175,521 tỷ đồng.
Theo UBND tỉnh Quảng Bình, hiện các cơ sở làng nghề phát triển còn chậm, mang tính tự phát ở quy mô nhỏ lẻ, chưa có định hướng, sử dụng công nghệ trang thiết bị lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao và kém sức cạnh tranh, chưa chú trọng xây dựng thương hiệu, chưa có sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch. Đa số cơ sở đang gặp khó khăn về vốn, nhiều cơ sở chưa mạnh dạn đầu tư để sản xuất. Việc huy động các nguồn vốn, để đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn tự có của các hộ gia đình. Lao động tại các làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn chủ yếu chưa qua đào tạo, lao động tay nghề cao còn thiếu, một số chương trình đào tạo nghề chưa có chiều sâu. Công tác đào tạo nghề và truyền nghề đối với sự phát triển của các làng nghề, làng nghề truyền thống đã được quan tâm chỉ đạo, nhưng kết quả đạt được chưa cao. Ngoài ra, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trong ngành nghề nông thôn và làng nghề còn hạn chế. Một số nhóm ngành nghề phát triển còn gặp khó khăn, mang tính cầm chừng, chưa bền vững. Một số nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một do sự cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp cùng loại như: Nghề đan lát, rèn nông cụ, chổi đót...
Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu và hệ thống kết cấu hạ tầng hỗ trợ và dịch vụ cho sản xuất chưa phát triển cũng là những nguyên nhân gây ra khó khăn cho công tác phát triển làng nghề ở Quảng Bình.
Theo ông Đoàn Ngọc Lâm- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, thời gian tới tỉnh sẽ tập trung khai thác có hiệu quả năng lực sản xuất hiện có; tiếp tục củng cố và phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận trên phạm vi toàn tỉnh… Khuyến khích các cơ sở sản xuất ứng dụng các tiến bộ, KHCN tiên tiến nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các làng nghề.
Ngoài ra, chú trọng xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm làng nghề; khuyến khích thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác trong làng nghề, huy động nguồn vốn đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa một số công đoạn sản xuất, tiếp tục bảo tồn và phát triển các làng nghề đang hoạt động, có khả năng phát triển. Triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm đối với các sản phẩm của làng nghề nói chung và làng nghề tiểu thủ công nghiệp nói riêng nhằm tìm kiếm, kết nối thị trường tiêu thụ, tăng cường chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
Tỉnh Quảng Bình cũng đã có kiến nghị với Chính phủ, Bộ Công Thương quan tâm đầu tư kinh phí cho việc bảo tồn và phát triển các làng nghề (hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao tay nghề và phát triển nghề); có cơ chế chính sách đặc thù để cho các làng nghề vay vốn dài hạn theo chính sách ưu đãi của Nhà nước phát triển sản xuất.
Tin liên quan

Cải thiện môi trường tại các làng nghề, cụm công nghiệp
09:18 | 07/07/2025 Môi trường

Hai làng nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:19 | 07/07/2025 Tin tức

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa
10:50 | 23/06/2025 Nghiên cứu trao đổi
Tin mới hơn

Bắc Ninh: Phê duyệt hỗ trợ 17 đề án khuyến công năm 2025
09:17 | 07/07/2025 Khuyến công

Khuyến công tiếp sức cơ sở công nghiệp nông thôn vươn xa
09:17 | 07/07/2025 Khuyến công

Bắc Kạn: Khuyến công tạo đòn bẩy phát triển công nghiệp nông thôn bền vững
14:08 | 02/07/2025 Khuyến công

Đồng Tháp: Chương trình khuyến công quốc gia góp phần phát triển ngành công nghiệp
14:08 | 02/06/2025 Khuyến công

Lào Cai hỗ trợ 7 cơ sở công nghiệp nông thôn
08:54 | 21/05/2025 Khuyến công

Vĩnh Phúc: Tạo động lực mới cho công nghiệp nông thôn phát triển
14:02 | 20/05/2025 Khuyến công
Tin khác

Tuyên Quang: Tạo đà công nghiệp nông thôn phát triển
09:07 | 08/05/2025 Khuyến công

Sắp diễn ra phiên chợ vải Hưng Yên 2025 tại Ecopark
09:06 | 22/04/2025 Khuyến công

Lào Cai: Hỗ trợ 7 cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển sản xuất
21:09 | 20/02/2025 Nông thôn mới

Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn
09:57 | 17/01/2025 Khuyến công

Bắc Giang: Hậu kiểm các đề án khuyến công
14:23 | 13/01/2025 Khuyến công

Thanh Hóa: Trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Công Thương.
15:37 | 27/12/2024 Khuyến công

Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ
23:29 | 30/11/2024 Khuyến công

Hiệu quả thiết thực chương trình khuyến công ở Sóc Trăng
09:32 | 29/11/2024 Khuyến công

Hải Phòng: Tổ chức chương trình tuần hàng Việt Nam
09:28 | 29/11/2024 Khuyến công

Khuyến công Thái Nguyên: Hỗ trợ các cơ sở sản xuất chè phát triển
09:28 | 29/11/2024 Khuyến công

Thái Bình nghiệm thu đề án khuyến công năm 2024
09:28 | 29/11/2024 Khuyến công

Khuyến công Đắk Lắk: Nghiệm thu đề án hỗ trợ chế biến sầu riêng
09:28 | 29/11/2024 Khuyến công

Huyện Thạch Thất (Hà Nội): Quảng bá hàng thủ công mỹ nghệ mới sáng tạo
10:59 | 26/11/2024 Khuyến công

Khuyến công Yên Bái: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị sản xuất ván bóc
10:58 | 26/11/2024 Khuyến công

Đồng Tháp: Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào chương trình khuyến công
10:58 | 26/11/2024 Khuyến công

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg
10:03 Kinh tế

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề
09:55 Đào tạo nghề

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX
09:51 Nông thôn mới

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 Văn hóa - Xã hội