Phường Phương Liên (Đống Đa-Hà Nội): Chuyện nghề cắt tóc làng Kim Liên
Có nhiều tài liệu ghi chép rằng: Cao Sơn Đại Vương là con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ, là một trong 50 người con theo mẹ lên núi, đã cùng Sơn Tính chống lại Thủy Tinh, mang về bình yên cho nhân dân. Sau này ngài xin vua cha về vùng đất hoang vu lập nghiệp (vùng đất này là phường Phương Liên, quận Đống Đa ngày nay). Để ghi nhớ công ơn của ngài, sau khi ngài mất, dân đã lập đền để thờ ngài (đó là Đình - Đền Kim Liên). Tại Đình - Đền Kim Liên còn lưu giữ được 39 đạo sắc phong thần (trong đó có 26 đạo sắc thời Lê và 13 đạo sắc thời Nguyễn). Với những giá trị về lịch sử và Văn hóa, di tích Đình - Đền Kim Liên đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích cấp Quốc gia năm 1990.
Nghề cắt tóc làng Kim Liên có từ lâu đời
Không phải ngẫu nhiên, mà nhân dân phường Phương Liên lại thờ ông Tả Ao tiên sinh trong Đình - Đền Kim Liên cùng với Cao Sơn Đại Vương và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, Tả Ao tiên sinh là người có công tạo dựng nghề cắt tóc cho làng Kim Liên xưa. Tả Ao tiên sinh chính là ổng tổ nghề cắt tóc của làng Kim Liên (phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội).
Ông Phạm Gia Ngọc -Trưởng ban Văn hóa Xã hội phường Phương Liên
Ngày nay, các cụ cao niên phường Phương Liên thường kể với nhau câu chuyện rằng: “Một hôm, quán nước đầu làng tự nhiên đông lắm, các cụ già làng, con trẻ, khách thập phương … các cụ uống nước, uống rượu, bàn định chuyện xa gần, tương lai con cháu. Riêng có một câu chuyện các cụ bàn lâu lâu nhất là chuyện chúng ta già rồi, làng ta đa số các nghề là của nữ giới, để có một nghề nào đó có truyền thống cha truyền con nối từ đời này qua đời khác. Lúc đó có ông khách lên tiếng - Các cụ cao tuổi nhất nói: Thưa ông, chúng tôi già rồi, sắp về với cõi tiên, muốn có một nghề truyền lại cho con cháu nhất là lũ trẻ trai làng, còn nghề đàn bà con gái có nhiều. Ông khách lạ nói: các cụ thích nghề gì? Tuổi già nói không phải ông thứ lỗi cho, nguyện vọng của cánh già chúng tôi muốn có một nghề: khi họ cần đến, bảo họ sao phải nghe vậy, từ ông to, bà lớn, anh hùng, giang hồ, quan, tướng, vua đều phải phục. Ông khách cười nói: rất dễ, nghề này là nghề nói nôm na là nghề “vít đầu, vít cổ thiên hạ”. Khi có nghề này chỉ cần có cái hòm, gương, lược, dao, hòm làm ghế ngồi. Thời đó, trai lớn toàn búi tóc, trẻ con cạo đầu để tóc trái đào 2 hoặc 1, sư cạo đầu cạo mặt và các vua quan. Sau này mới biết ông khách đó chính là ông Tả Ao, thầy địa lý.”
Đối với nghề cắt tóc, có tài liệu khác lại nói: Theo các cụ truyền lại, nghề cắt tóc bắt đầu từ ngày hội làng, có thầy địa lý Tả Ao đến dự. Lý trưởng đã nhờ thầy “xem” cho làng làm thêm nghề. Ông Tả Ao thấy làng có một số người làm nghề cắt tóc liền khuyên mọi người nên phát huy nghề này. Từ đó, làng cắt tóc Kim Liên trở thành nổi tiếng.
Ông Phạm Gia Ngọc (trái) cùng với nhạc sĩ Đặng Nhất Mai tại Chùa Kim Liên.
Lúc này dân làng Kim Liên phát triển nghề nghiệp khá nhiều, và chủ yếu là các nghề: Nghề cưa gỗ, bổ củi bán ở làng; nghề thả rau muống nước (còn gọi là rau giải); nghề thả cá các hồ ao trong làng; nghề thả sen ngoài đầm lớn, nghề ướp chè sen; nghề nhuộm vải nâu non; nghề trồng lúa nước; nghề thợ cạo; nghề may cổ yếm; nghề khâu bù túi bằng các loại vải màu. Trong 9 nghề trên thì nghề có giá trị và uy tín hơn cả, chính là nghề thợ cạo, nghề có từ thời Tả Ao tiên sinh. Nghề thợ cạo đến năm 1882 mới được gọi với cái tên là “nghề cắt tóc”.
Theo tài liệu “Giai thoại Việt Nam” của Nguyễn Khắc Thuần thì ông Tả Ao, quê ở làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Ông hành nghề địa lý, tài giỏi đến độ được coi như thánh, khắp cõi ai ai cũng xưng tụng. Ông thường chu du khắp nơi, tìm đất chỉ huyệt cho người.
Nghề cắt tóc luôn được gìn giữ và phát triển
Thời xưa, thợ cắt tóc Kim Liên thường cắt cho nam giới kiểu tóc nồi đất, trẻ em kiểu chỏm trái đào và đa số người trung niên là búi tóc, chỉ cạo gáy, sén mai, còn con trẻ đều cạo đầu, để một hay hai trái đào, còn nhà sư lại càng cần thiết, vừa cạo đầu tóc, vừa cạo mặt, vừa cạo gáy. Nghề thợ cạo có cái hay là ai đã ngồi vào hòm để sửa đầu, bảo sao phải nghe vậy, quay trái, phải, ngửa, cúi đều nghe theo, dù anh hùng một khoảnh, trộm cướp, quan lại, tướng quân, cả vua cũng nghe theo không thể trái được, nên có câu thơ tuyệt tác của ông Tả Ao yểm ở chân đê thành gò là Sấp Ấn. Đến thời Pháp thuộc, kiểu cắt tóc đã có sự thay đổi lớn.
Thời trước Cách mạng, mới mười ba, mười bốn tuổi nhiều thiếu niên làng đã bắt đầu học nghề. Ngày đó, người làng Kim Liên muốn học nghề không có trường, lớp đào tạo. Người mới cũng không được vào ngay cửa hiệu học nghề như bây giờ, mà phải tìm đến những người thợ cắt tóc ở bến tàu, bến xe xin học và tiếp cận vô số khách hàng bình dân trong một vài tháng. Đến khi đã “cứng”, người thợ mới đủ điều kiện được làm việc ở những hiệu cắt tóc nổi tiếng đất Hà thành. Có người sách hòm, theo “bề trên” đi rong ra vùng ngoại thành Tương Mai, Hoàng Mai…, một số người làm chân sai vặt ở hiệu cắt tóc,… Trẻ con học nghề, thực ra là điếu đóm, vừa kéo quạt, nhóm lò… vừa nhòm thợ cắt tóc cho khách mà ghi nhớ trong đầu, rồi học cách mài dao kéo thế nào cho sắc ngọn, không bị xước, mẻ dao; học cách múa kéo, dập tông - đơ, tập cạo… Sau vài năm “điếu đóm” mới chính thức được hành nghề.
Hoạt động lễ hội và làng nghề cắt tóc Kim Liên
Từ năm 1954 đến 1968, nghề cắt tóc của làng Kim Liên phát triển mạnh, nhiều “tay” cắt tóc của làng đã trở thành nổi tiếng, nhiều người có máu mặt ở làng, có tiền mở cửa hiệu và bắt đầu vươn ra làm ăn ở khắp các phố phường đất Hà thành. Thời ấy, hầu hết hiệu cắt tóc ở Hà Nội do người làng Kim Liên dựng lên, như cửa hiệu ở phố Cửa Nam do cụ Tổng Du mở; cửa hiệu ở phố Hàng Bông do cụ Phạm Ngọc Phúc và cụ Cả Lâm mở; ở phố Hàng Gà có cửa hiệu Liên Đàm,… Tiếng lành đồn xa, không chỉ các hiệu nổi tiếng ở Hà thành mà người dân làng đã đi các tỉnh lân cận để mở hiệu. Nhiều người lập nghiệp tận Lạng Sơn, Hải Phòng, Vinh,v.v… như anh em ông Đinh Trọng Trung - Đinh Trọng Lễ, ông Phạm Văn Vĩnh. Khi nói đến thợ cắt tóc ai cũng phục thợ cắt tóc Kim Liên.
Thời xa xưa, hành nghề cắt tóc ở làng Kim Liên, hay những người thợ cắt tóc nổi tiếng ở các cửa hàng, cửa hiệu trong các phố phường Hà Nội và các tỉnh lân cận chủ yếu là nam giới bởi nữ giới xưa có lễ giáo khi muốn đi qua ai lớn tuổi hay bằng tuổi thì nữ giới đều phải cúi xuống xin phép nên các cụ không truyền nghề cho nữ giới. Còn ngày nay, những người hành nghề cắt tóc lại chiếm số đông là nữ giới, bởi xã hội dân chủ bình đẳng hơn, nhu cầu làm đẹp của nữ giới cao hơn.
Nghề cắt tóc ở làng Kim Liên trong những năm trở lại đây bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Chính nhờ nghề tổ và phong trào phát triển mạnh ấy mà nhiều thợ đã có tiếng trở thành những bậc “lão thành” trong nghề cắt tóc của làng như cụ Tổng Du, Phạm Ngọc Phúc, Ba Chọi, ông Nguyễn Văn Thơm, Nguyễn Văn Mát, Nguyễn Văn Mậu, Phạm Duy Cốc, Phạm Văn Cam, Nguyễn Đức Hiền,... bây giờ có ông Phạm Huy Hào, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Đức Dũng,... (lớp trẻ hậu duệ của các cụ).
Cho đến nay, nhiều cửa hàng cắt tóc nổi tiếng Hà Nội đều thuộc thế hệ con cháu làng Kim Liên. Một trong những người nối tiếp thành công nhất của làng chính là cây kéo vàng Phạm Duy Hào, với những kiểu tóc như đầu đinh lệch, đầu đổi màu... khiến lớp thanh niên một dạo mê như điếu đổ. Ông nội của anh là cụ Phạm Duy Hiền (cụ Đảng) từng được vua Bảo Đại (vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam) quý mến mời vào Huế làm thợ cắt tóc riêng cho vua và hoàng tộc.
Còn một chuyện mà ít người biết, thợ làng Kim Liên còn phụ trách việc cắt tóc cho các vua quan triều đình mà các dòng họ như Phạm, Nguyễn, Trịnh, Trần, Đinh, Lê, Bùi, Đào đã trở thành thương hiệu. Nay, dòng họ Giang còn phụ trách việc cắt tóc cho các lãnh đạo cấp cao. Cụ Giang Văn Khôi (tức Loong) làm cắt tóc ở Ban quản trị HTX Trung ương chỉ chuyên cắt tóc cho các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các Nguyên thủ quốc gia.
Từ ngày 29/11/2012, Liên hiệp các CLB ngành tóc phía Bắc được thành lập với sự tham gia của 11 CLB thành viên: CLB tóc đẹp, CLB tóc Việt, CLB tóc và cuộc sống, CLB tóc Hải Phòng, CLB tóc Hải Dương, CLB tóc Ninh Bình, CLB tóc trẻ Thái Nguyên, CLB tóc Yên Bái, CLB tóc Lào Cai, CLB tóc Bắc Giang, CLB tóc Hà Nam,… Liên hiệp các CLB ngành tóc phía Bắc chính là nơi tụ hợp những tài năng trẻ ngành tóc; là ngôi nhà chung cho những ai yêu thích, đam mê vì khát khao với nghề tóc và ngày càng chuyên nghiệp hơn trong lĩnh vực làm đẹp.
Để khôi phục, duy trì nghề truyền thống, từ năm 2005 đến nay, vào dịp ngày 15/3 âm lịch hàng năm, trong ngày Hội làng truyền thống tại Đình - Đền Kim Liên, chính quyền phường Phương Liên và người dân làng Kim Liên lại tổ chức lễ hội làng; tổ chức thi cắt tóc, làm đẹp nhằm tôn vinh nghề cắt tóc. Trong các cuộc thi “Tay kéo vàng”, “Bàn tay vàng truyền thống Kim Liên” được tổ chức tại Đình làng Kim Liên thu hút rất nhiều những tay kéo giỏi đến từ mọi miền đất nước tham gia và đã lựa chọn được những tay kéo cừ khôi, khỏe mạnh, nhanh nhẹn nhất để trao giải. Thi đấu ở đây không phải để hơn thua mà là để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau; ôn lại nghề tổ, tôn vinh thương hiệu nghề cắt tóc làng Kim Liên, tri ân Tổ nghiệp ngành Tóc Việt Nam.
Văn Bình
(Lược ghi theo ông Phạm Gia Ngọc -
Trưởng ban Văn hóa Xã hội phường Phương Liên)
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 Tin tức

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 Tin tức