Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 28°C Thừa Thiên Huế

Phú Thọ (Huyện Thanh Thủy): Xã nông thôn mới Thạch Đồng giữ vững tốc độ phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2022

LNV - Là xã vùng núi ven sông Đà, xã Thạch Đồng có 8 khu dân cư với 5.250 nhân khẩu, 1.438 hộ, nền kinh tế chủ yếu là dựa vào sản xuất nông nghiệp, nghề phụ còn hạn chế, trong năm qua và 6 tháng đầu năm 2022, mặc dù ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh, nhất là đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp kéo dài, song cán bộ và nhân dân xã Thạch Đồng đã chủ động thích ứng vừa phòng chống dịch tốt, vừa đảm bảo duy trì phát triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống nhân dân.


Trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ.


Ông Nguyễn Xuân Tuấn, phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Thạch Đồng cho biết, Về kết quả thực hiện một số mục tiêu chủ yếu 6 tháng đầu năm, tổng giá trị sản xuất đạt 115,8 tỷ đồng, đạt 49,2% kế hoạch năm, tăng so với cùng kỳ năm trước là 10,2 tỷ đồng. Trong đó cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, thu từ tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đạt 45,9 tỷ đồng tăng so với cùng kỳ là 7,4 tỷ đồng, chiếm 39,6% cơ cấu kinh tế; thu từ dịch vụ và các nguồn khác đạt 41 tỷ đồng, tăng hơn cùng kỳ là 3,4 tỷ đồng, chiếm 35,5% cơ cấu kinh tế; còn thu từ nông, lâm, thủy sản đạt 28,9 tỷ đồng, đạt 57,2% kế hoạch, chỉ chiếm 24,9% cơ cấu kinh tế.


Ông Nguyễn Xuân Tuấn Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Thạch Đồng.


Giá trị thu nhập bình quân đầu người 6 tháng đầu năm 2022 đạt 22 triệu đồng/người/6tháng, tăng so với cùng kỳ năm trước là 1,7 triệu đồng.

Về văn hóa xã hội, Ban văn hóa xã làm tốt công tác tuyên truyền mọi đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nhất là tuyên truyền về phòng chống đại dịch COVID-19, về xây dựng nông thôn mới. Bảo vệ tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn như đền Ngọc Sơn, chùa Thái Đông Sơn, đền Quốc tế. Công tác giáo dục đào tạo của 3 nhà trường THCS, Tiểu học và Mầm Non đảm bảo tốt, trong năm học 2021-2022 trường THCS có 98,1% học sinh lên lớp, có 6 học sinh đạt giải cấp tỉnh, 50 học sinh đạt giải cấp huyện, 149 học sinh được khen các cấp; trường Tiểu học có 98,9% học sinh lên lớp, 6 học sinh đạt giải quốc gia, 27 học sinh đạt giải cấp tỉnh, 231 học sinh đạt giải cấp huyện và 54 học sinh đạt giải cấp trường; trường Mầm Non có 97, 59% các cháu trong độ tuổi đến trường, 100% các cháu bán trú, số trẻ được đánh giá chuyên cần đạt 98,5%, bé ngoan đạt 97% và học sinh 05 tuổi hoàn thành chương trình Mầm Non đạt 100%.


Cây dược liệu Bìm bìm biếc góp phần tăng thu nhập cho người dân xã Thạch Đồng.


Sản phẩm OCOP 3 sao Tương làng Bợ góp phần tăng thu nhập cho người dân xã Thạch Đồng.

Các mặt công tác Y tế dân số và gia đình, công an, quân sự xã được duy trì thực hiện tốt, trạm y tế xã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho nhân dân, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 và chương trình tiêm chủng mở rộng; phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và phong trào quốc phòng toàn dân do công an và quân sự xã làm nòng cốt xung kích được phát động mạnh mẽ, phục vụ tốt cho phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Kết quả xây dựng NTM nâng cao, trong 6 tháng qua, xã Thạch Đồng ngoài việc củng cố chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM đã đạt được như về đường giao thông, vệ sinh môi trường, còn tiếp tục huy động các nguồn lực xây dựng khu dân cư số 04 là khu dân cư kiểu mẫu, phát huy hiệu quả mô hình trồng 6 ha cây dược liệu Bìm bìm biếc, mô hình nuôi cá lồng trên Sông Đà tại khu 01, khu 04 với 44 lồng cá có tổng vốn đầu tư gần 04 tỷ đồng và tận dụng diện tích 20 ha lúa một vụ để thả cá thương phẩm cho hiệu quả kinh tế cao, đồng thời phát huy hiệu quả thương hiệu OCOP 3 sao đối với sản phẩm Tương làng Bợ, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thạch Đồng đã và đang tích cực phấn đấu đưa nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020-2025 vào cuộc sống, xây dựng xã NTM Thạch Đồng không ngừng đổi mới và phát triển.

Bài ảnh: Phạm Sơn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Khai mạc Lễ hội Hoa Lư - Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia không ngừng được nâng tầm về quy mô, cách thức tổ chức

Khai mạc Lễ hội Hoa Lư - Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia không ngừng được nâng tầm về quy mô, cách thức tổ chức

LNV - Lễ hội Hoa Lư năm 2025 với chủ đề "Hoa Lư Ninh Bình - Khởi nguồn Đế Đô, ngàn đời thịnh trị" chính thức khai mạc tối 6/4, tại cố đô Hoa Lư. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nêu rõ, Lễ hội Hoa Lư đã trở thành hoạt động văn hóa tinh thần phong phú, gắn kết của người dân Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình và của cả nước.
Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia

Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia

LNV - Sáng ngày 8/4/2025, tại di tích lịch sử văn hóa đình làng Văn Giang (thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội), Huyện ủy - HĐND - UBND - UBMTTQVN hai huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương” thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức và xã Thái Hòa, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia và khai mạc Lễ hội truyền thông: Hội làng Văn Giang - Nam Dương.
Hội cựu chiến binh huyện Ba Vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

Hội cựu chiến binh huyện Ba Vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

LNV - Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Ba Vì, TP Hà Nội hiện có 15.780 hội viên, sinh hoạt ở 39 tổ chức Hội cơ sở gồm 212 Chi hội, là đơn vị có số hội viên đông nhất Thành phố. 5 năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Thành hội, sự chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Ba Vì, Hội CCB huyện Ba Vì đã tích cực chủ động xây dựng và triển khai thực hiện tốt phong trào thi đua " Cựu chiến binh gương mẫu" giai đoạn 2019 -2024, và các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động của địa phương.
Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025: Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025: Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt

LNV - Sáng ngày 7/4/2025 (tức ngày 10 tháng Ba năm Ất Tỵ) Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 được trang trọng tổ chức tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, đỉnh Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Chủ tịch nước Lương Cường đã về dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức các Vua Hùng, những bậc tiền nhân đã khai sinh dân tộc, dựng xây đất nước Việt Nam.
Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, Ngày giỗ tổ Hùng Vương 2025, sáng 3/4, tại thành phố Quy Nhơn, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Bình Định tổ chức Ngày hội bánh truyền thống Bình Định năm 2025 với chủ đề “Xứ Nẫu”.
Văn hóa ẩm thực hấp dẫn tại làng cổ Đường Lâm

Văn hóa ẩm thực hấp dẫn tại làng cổ Đường Lâm

LNV - Làng cổ Đường Lâm đã thay đổi nhiều, không chỉ phát triển du lịch mà còn níu giữ du khách một cách ấn tượng thông qua văn hóa ẩm thực truyền thống.

Tin khác

“Đà Nẵng trong Tôi” - Không gian sáng tạo nghệ thuật đặc sắc

“Đà Nẵng trong Tôi” - Không gian sáng tạo nghệ thuật đặc sắc

LNV - Nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930-28/3/2025) và 50 năm ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh thành phố Đà Nẵng phối hợp cùng Bảo tàng Mỹ thuật, nhóm Đà Nẵng Tui, Hội Mỹ thuật Đà Nẵng và các nghệ sĩ tài năng đã tổ chức Lễ khai mạc Không gian sáng tạo nghệ thuật “Đà Nẵng trong Tôi” vào chiều ngày 27/3/2025 tại Công viên Biển Đông.
Mùa hoa gạo

Mùa hoa gạo

LNV - Những ngày tháng ba ấm áp, những khoảnh khắc bên quán nhỏ ven đê, tận hưởng màu sắc tuyệt vời của hoa gạo. Cây gạo đầu làng hay cuối làng không chỉ là cây chứng nhân mà còn là dấu vết của quê hương, dẫn lối trở về. Mỗi bông hoa đỏ níu chân người, hòa mình trong kí ức ấu thơ.
Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên

Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên

Phù điêu Kala núi Bà có niên đại khoảng thế kỷ XIV, là di vật đạt đỉnh cao kỹ thuật tạo tác và nghệ thuật điêu khắc của văn hóa Chăm hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí của một bảo vật Quốc gia và được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định công nhận là bảo vật Quốc gia trong năm 2024.
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình cùng Thủ đô và đất nước

Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình cùng Thủ đô và đất nước

LNV - Với sự chỉ đạo sâu sát của Quận ủy, giám sát của HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và sự phối hợp đồng bộ, thống nhất, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. UBND quận Cầu Giấy đã tập trung triển khai toàn diện các mặt công tác năm 2024 với nhiều giải pháp cụ thể, sát thực nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Hòa Bình: Đón Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh đình Sấu, xã Thanh Cao

Hòa Bình: Đón Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh đình Sấu, xã Thanh Cao

LNV - UBND huyện Lương Sơn vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh đình Sấu, xã Thanh Cao.
Trưng bày hơn 1.000 tài liệu Bình Định - 50 năm xây dựng và phát triển

Trưng bày hơn 1.000 tài liệu Bình Định - 50 năm xây dựng và phát triển

LNV - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025), Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định tổ chức trưng bày tài liệu lưu trữ chủ đề “Bình Định 50 năm xây dựng và phát triển”.
Trình UNESCO ghi danh “Võ cổ truyền Bình Định” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Trình UNESCO ghi danh “Võ cổ truyền Bình Định” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đồng ý trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) xem xét, đưa Di sản văn hóa phi vật thể “Võ cổ truyền Bình Định” vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ẩm thực Huế - Say lòng thực khách

Ẩm thực Huế - Say lòng thực khách

LNV - Từ sự tinh tế của ẩm thực cung đình đến sự mộc mạc trong món ăn dân gian, ẩm thực Huế mang trong mình sự giao thoa độc đáo giữa truyền thống và hiện đại, làm say lòng thực khách khắp nơi. Từng món ăn là một trải nghiệm văn hóa, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, nơi mỗi hương vị đều kể một câu chuyện về cố đô Huế.
Hanoi Art Fair: Hội làng nghề đa sắc - Đưa nghệ thuật đến gần với công chúng

Hanoi Art Fair: Hội làng nghề đa sắc - Đưa nghệ thuật đến gần với công chúng

LNV - Không đơn thuần chỉ là không gian trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, Hanoi Art Fair: Hội làng nghề đa sắc còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động giao lưu, tương tác và thực hành nghệ thuật phong phú.
Định vị giá trị làng nghề trong công nghiệp văn hóa

Định vị giá trị làng nghề trong công nghiệp văn hóa

LNV - Trong dòng chảy của toàn cầu hóa và sự bùng nổ của kinh tế sáng tạo, công nghiệp văn hóa đang dần trở thành một trong những nhóm ngành quan trọng, góp phần vào sự thịnh vượng của các quốc gia. Phát triển công nghiệp văn hóa là một trong những phương cách phát triển sức mạnh mềm của văn hóa dân tộc, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới, tạo hiệu ứng tốt để phát triển kinh tế. Trong đó, các làng nghề truyền thống có thể được xem như những “viên ngọc quý” cần được mài giũa và phát huy hiệu quả.
Lễ hội Áo dài TP. Hồ Chí Minh 2025 –  Vẻ đẹp truyền thống và hiện đại

Lễ hội Áo dài TP. Hồ Chí Minh 2025 – Vẻ đẹp truyền thống và hiện đại

LNV - Lễ hội Áo dài TP. HCM 2025 diễn ra từ ngày 1/3 - 31/3/2025 là sự kiện văn hóa đặc sắc nhằm tôn vinh vẻ đẹp của áo dài Việt Nam cũng như lan tỏa tình yêu dành cho trang phục truyền thống. Với chủ đề “Áo dài – Tinh hoa hội tụ”, lễ hội không chỉ mang đến những chương trình nghệ thuật đặc sắc mà còn giúp kết nối cộng đồng, quảng bá hình ảnh áo dài đến với bạn bè quốc tế.
Nhạc sĩ trẻ đầy triển vọng Chu Văn Minh trên quê hương Ba Vì

Nhạc sĩ trẻ đầy triển vọng Chu Văn Minh trên quê hương Ba Vì

LNV - Sinh ra và lớn lên trong một gia đình bố mẹ làm nghề nông nghiệp, không có ai hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, song ngay từ nhỏ Chu Văn Minh (SN 1984) ở thôn Chu Mật, xã Thái Hòa, Ba Vì, Hà Nội đã yêu thích âm nhạc.
Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

LNV - Ngày 17/3, tại TP Việt Trì (Phú Thọ), nghi lễ rước nước từ ngã ba sông Bạch Hạc với chủ đề “Nước Thiêng Hun Đúc Tinh Hoa” do Gốm Sứ Vạn Linh An tổ chức đã góp phần tôn vinh di sản văn hóa tâm linh độc đáo vùng đất Tổ.
734 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42

734 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42

LNV - Tối 19/3, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 - năm 2025. Liên hoan lần này có 734 tác phẩm dự thi của 100 đơn vị hoạt động truyền hình trên cả nước.
Phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống

Phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống

LNV - Thanh Hóa là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa phong phú, nơi cộng cư của nhiều dân tộc anh em, tạo nên sự đa dạng trong phong tục, tập quán và lễ hội truyền thống. Những lễ hội như Lễ hội Lam Kinh, Lễ hội Đền Sòng, Lễ hội Pôồn Pôông của người Mường, Lễ hội Căm Mương của người Thái, v.v., không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa riêng biệt mà còn là nguồn tài nguyên quý báu để phát triển du lịch.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân

Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân

LNV - Là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống với tuổi đời hàng trăm năm, huyện Thọ Xuân luôn chú trọng hỗ trợ, khuyến khích các địa phương gìn giữ và phát triển nghề. Việc duy trì và phát triển các làng nghề không chỉ góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, mà còn là nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Nam Định hướng tới phát triển OCOP bền vững, hội nhập

Nam Định hướng tới phát triển OCOP bền vững, hội nhập

LNV - Ngày 8/4/2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025 (Kế hoạch số 61/KH-UBND).
Hậu Giang: Khẳng định vị thế trên bản đồ sản phẩm quốc gia

Hậu Giang: Khẳng định vị thế trên bản đồ sản phẩm quốc gia

OVN - Hội đồng đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương vừa công nhận thêm 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia. Trong đó, nhóm thực phẩm chiếm đa số với 21 sản phẩm, tiếp đến là nhóm dược liệu 2 sản phẩm, du lịch 2 sản phẩm, đồ uố
Quảng Ninh "Tăng Tốc" OCOP

Quảng Ninh "Tăng Tốc" OCOP

OVN - Không chỉ say lòng du khách bởi kỳ quan Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm sáng trên bản đồ đặc sản Việt Nam nhờ bệ phóng chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ấn tượng.
Khăn rằn Long Khánh: Vẻ đẹp mộc mạc, đậm đà văn hóa Nam Bộ

Khăn rằn Long Khánh: Vẻ đẹp mộc mạc, đậm đà văn hóa Nam Bộ

LNV - Đối với người dân miền sông nước Cửu Long, chiếc khăn rằn (mà theo lời kể của các bậc cao niên thì bắt nguồn từ khăn Krama của đồng bào dân tộc Khmer) là một vật không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Từ bao đời nay, nó trở thành người bạn đồng hành với người dân miệt vườn Nam Bộ, với rất nhiều công dụng như: dùng để choàng cổ, quấn đầu, lau mồ hôi, làm thắt lưng, đựng lương thực khi đi đường hay làm võng cho trẻ em...
Giao diện di động