Phụ nữ là nguồn nhân lực lớn trong xây dựng nông thôn mới
Mới đây, Cơ quan Liên Hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với TƯ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPN), Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương tổ chức hội thảo “Lồng ghép giới trong Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới” Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Đỗ Thị Thu Thảo nhấn mạnh, Hội thảo chính là diễn đàn để các đại biểu cùng thảo luận về bình đẳng giới, gia đình, phụ nữ trong xây dựng NTM, về các giải pháp thúc đẩy lồng ghép giới trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.
Từ đó phát huy tốt hơn nữa vai trò của từng giới, đảm bảo sự thụ hưởng phù hợp của phụ nữ và nam giới, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam đã cam kết thực hiện.
“Chiếm hơn 50% dân số, phụ nữ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung, trong xây dựng NTM nói riêng. Phụ nữ vừa là chủ thể tham gia xây dựng NTM, vừa là đối tượng thụ hưởng thành quả của chương trình. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Hội LHPN Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò nòng cốt, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ phụ nữ tham gia xây dựng NTM” – bà Đỗ Thị Thu Thảo, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam nhấn mạnh.
Từ phải sang: Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Trưởng ban Gia đình - Xã hội (TƯ Hội LHPNVN), bà Elisa Fernandez Senz - Trưởng Đại diện UN Women tại Việt Nam và ông Trần Nhật Lam - Phó Chánh Văn phòng điều phối NTM Trung ương.
Theo bà Thảo, ngày càng xuất hiện nhiều điển hình nữ nông dân mạnh dạn, năng động, vượt khó đi lên làm giàu từ chính quê hương của mình. Chính họ là những người góp phần bảo tồn các nghề truyền thống, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn, giúp nhau thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
Chương trình xây dựng NTM là sáng kiến quan trọng của Việt Nam trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn cho đến nay.
Trong bối cảnh tổng kết 10 năm thực hiện chương trình, năm 2019, UN Women phối hợp cùng Viện Chính sách về Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn và Trung ương Hội LHPN Việt Nam tham gia và triển khai một đánh giá độc lập về giới trong chương trình.
“Phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng gia đình, lưu giữ, truyền lại các giá trị văn hóa truyền thống. Bằng tình yêu thương và trách nhiệm, phụ nữ luôn giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gia đình, cùng chồng chăm sóc, nuôi dạy con, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ở cộng đồng luôn có bóng dáng và sự đóng góp của phụ nữ” - bà Đỗ Thị Thu Thảo, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.
Con đường tự quản của Chị hội phụ nữ thôn Trại Mới, xã Tuấn Đạo (huyện Sơn Động, Bắc Giang).
Kết quả quan trọng được nhóm nghiên cứu chia sẻ tại hội thảo là công tác lồng ghép giới còn chưa đầy đủ, mới chỉ xem giới là một vấn đề có tính “chuyên đề hẹp” chứ chưa phải là vấn đề có tính xuyên suốt chính là hạn chế chính cho việc đạt được mục tiêu bình đẳng giới trong Chương trình xây dựng NTM.
Một trong những khuyến nghị được đưa ra tại Hội thảo là vấn đề giới cần phải được giải quyết như là một biến thể kinh tế - xã hội mang tính xuyên suốt trong giai đoạn tiếp theo của chương trình xây dựng NTM.
Theo đó, bình đẳng giới nên được phản ánh trong các nội dung của Chương trình MTQG xây dựng NTM cũng như các tiêu chí xây dựng NTM, ở bất kỳ nội dung và lĩnh vực nào phù hợp và có liên quan.
Tăng cường lồng ghép giới trong xây dựng NTM
Tại Hội thảo lần này, đơn vị tổ chức và nhóm nghiên cứu bao gồm UN Women, Hội LHPN Việt Nam, Văn phòng Điều phối NTM và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cùng chia sẻ và tham vấn về các kết quả nghiên cứu về các vấn đề giới qua 10 năm triển khai chương trình NTM.
Quan trọng hơn, Hội thảo tạo ra một diễn đàn để các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách và chuyên gia trong lĩnh vực này cùng thảo luận và chia sẻ cách thúc đẩy, lồng ghép giới trong các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn.
Các vấn đề giới trong xây dựng NTM được đưa ra thảo luận, bao gồm 3 vấn đề: Thứ nhất, vấn đề giới và phát triển kinh tế trong Chương trình MTQG về xây dựng NTM; Thứ hai, giới và vấn đề xã hội, văn hóa, giáo dục và y tế trong Chương trình MTQG về xây dựng NTM; Thứ ba, giới và vấn đề môi trường trong Chương trình MTQG về xây dựng NTM.
Chia sẻ về giới và vấn đề xã hội, văn hóa, giáo dục và y tế trong Chương trình MTQG về xây dựng NTM, ông Nguyễn Ngọc Luân, Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp cho biết, liên quan đến tiêu chí xây dựng NTM thì Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp cũng đã tham vấn Bộ, ngành và các địa phương. Trong đó, nhấn mạnh thêm vấn đề về giới. Đặc biệt, là trong tiêu chí về y tế và tiêu chí về giáo dục.
“Trước đây các tiêu chí đó chúng ta chỉ đưa ra nội dung và tỷ lệ đạt được của tiêu chí đó là bao nhiêu phần trăm. Để làm rõ hơn vấn đề về giới, trong dự thảo chúng tôi cũng đề xuất thêm yếu tố nam và nữ đối với các chỉ tiêu” – ông Luân nói.
Về văn hóa, ông Luân dẫn chứng, vấn đề bạo lực gia đình cũng là nằm trong tiêu chí xây dựng NTM (chỉ tiêu 18.6). Đặc điểm tại nhiều địa phương có thể trong quá trình phấn đấu đạt chuẩn, chạy theo tiêu chí nhiều vấn đề về bạo lực gia đình chưa thực sự đưa ra thành một nội dung để giải quyết, xử lý. Vấn đề này cũng cần có giải pháp để thực hiện có hiệu quả hơn.
Bà Elisa Fernandez Senz, Trưởng đai diện văn phòng UN Women tại Việt Nam chia sẻ: “Thông qua Hội thảo này, chúng tôi mong muốn có một cuộc thảo luận hiệu quả về các khuyến nghị thực tế và khả thi để phát triển một chương trình ứng phó về giới nhằm đảm bảo lợi ích và cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người trong giai đoạn 2021-2030. Chương trình này sẽ không chỉ góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hiệu quả, mà quan trọng hơn là hướng tới sự phát triển bền vững và toàn diện”.
Phụ nữ là nguồn nhân lực lớn trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM, nhất là trong xu hướng đô thị hóa và chuyển dịch lao động. Do nhiều nam giới từ nông thôn ra thành thị nên lực lượng lao động chính ở một số vùng nông thôn chủ yếu là phụ nữ. Phụ nữ đang tham gia trực tiếp, tích cực và vận động người thân trong gia đình tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tham gia sản xuất, kinh doanh.
Bài và ảnh Minh Ngọc
Tin liên quan
Tin mới hơn
Làng nghề sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông - Đổi mới để phát triển
20:30 | 26/12/2024 Nông thôn mới
Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới
09:09 | 25/12/2024 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề kết hợp xây dựng Nông thôn mới nâng cao
22:00 | 24/12/2024 Nông thôn mới
Lâm Đồng: Đoãn xã Tân Thanh góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới
10:57 | 23/12/2024 Nông thôn mới
Sơn La: Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới
15:11 | 12/12/2024 Nông thôn mới
Bắc Kạn: Nỗ lực của chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện
09:25 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Tin khác
Bắc Kạn: Duy trì hiệu quả chuỗi liên kết nông sản từ củ nghệ
09:24 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới kinh nghiệm từ huyện Ba Bể: Thuận lợi và Thách Thức
09:20 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Thanh Hóa: Tăng cường công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động vùng nông thôn, vùng khó khăn
09:19 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững
13:56 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn
13:54 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Hiệu quả từ các dự án giảm nghèo bền vững
13:52 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP
10:40 | 04/12/2024 Du lịch làng nghề
Đồng Tháp: Phát huy vai trò hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới
13:31 | 03/12/2024 Nông thôn mới
Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới
23:51 | 01/12/2024 Nông thôn mới
Nam Định: Nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu
09:52 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Xuân Lộc (Đồng Nai): Để nông dân có đời sống thịnh vượng hơn
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Yên Bình (Thạch Thất – Hà Nội): xây dựng nông thôn mới nâng cao bền vững, dân vận khéo
08:53 | 28/11/2024 Nông thôn mới
Xã Bình Yên (Thạch Thất): Đẩy mạnh quy hoạch quản lý đất đai, trật tự xây dựng, giải phóng mặt bằng
13:46 | 25/11/2024 Nông thôn mới
Hương Ngải nâng cao chất lượng nông thôn mới kiểu mẫu
10:58 | 25/11/2024 Nông thôn mới
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức