Phát triển làng nghề bền vững
Câu chuyện đặt ra là thế nào là “làng nghề bền vững” và “làm gì để phát triển làng nghề bền vững”? Câu trả lời tưởng dễ mà lại khó, vì thực tế đang có những cách hiểu và cách làm rất khác nhau. Bài viết này dựa trên thực tiễn hoạt động của một số cơ quan và tổ chức xã hội liên quan, qua tham khảo ý kiến chuyên gia, nêu lên một số suy nghĩ để cùng trao đổi, hy vọng góp phần tạo nên những nhận thức chung có ích cho việc bảo tồn và phát triển các làng nghề bền vững.
CƠ SỞ - NHÂN TỐ CHỦ YẾU TẠO NÊN SỰ BỀN VỮNG
Trước hết, xin bàn về nhân tố quyết định tạo nên sự bền vững của mỗi làng nghề, đó là những con người trong làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống: Những nghệ nhân, thợ giỏi; Những cư dân làng nghề, những chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, ... Những giá trị, tiềm năng, tiến bộ, sáng tạo của mỗi con người ấy sẽ tạo nên sự bền vững của cả làng nghề, và ngược lại, nếu không chú ý bảo vệ, bồi dưỡng, để những giá trị ấy hao mòn, sa sút, thì cả làng sẽ khó phát triển. Cần nhấn mạnh điều này, vì trong thực tế, có những cơ quan, tổ chức chỉ chăm chú khai thác những cái đang có mà thiếu quan tâm bồi dưỡng, nâng cấp để phát huy tiềm năng của con người trong làng nghề. Có thể ví dụ: trong một số hội chợ, giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thi sản phẩm, quà tặng,... những năm gần đây, chưa thấy nhiều mặt hàng có mẫu mã, kiểu dáng thể hiện sức sáng tạo đột phá, nhất là chưa thấy sức sống mới của các nghệ nhân trẻ tuổi,... Trong thực tế, cũng có những sáng tạo mới, nhưng thường là tự phát, thiếu sự chăm chút, tạo môi trường, gây phong trào từ cơ sở của những cơ quan, tổ chức có trách nhiệm. Nói cách khác, vẫn còn thiếu những định hướng, chính sách đột phá, tạo nền tảng căn cơ hơn cho tương lai.
Chính vì vậy, để làng nghề phát triển bền vững, phải chăng cần quan tâm nhiều hơn nữa đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng nghề mà trong đó, con người là nhân tố quyết định? Đó là các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ kinh doanh ... (dưới đây, xin gọi tắt là các “cơ sở”) trong đó chiếm phần rất lớn là hộ kinh doanh. Thực tế cho thấy: các cơ sở là tế bào, nơi gìn giữ tinh hoa văn hóa làng nghề, nơi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo ra của cải phục vụ đời sống nhân dân, đóng góp cho kinh tế-xã hội đất nước. Cơ sở có mạnh, bền vững thì làng nghề mới bền vững; trong đó, nghệ nhân và chủ cơ sở cần được quan tâm trước hết.
Hiện nay, các cơ sở cần gì, nhất là sau gần hai năm gặp khó khăn nhiều bề do đại dịch Covid-19?. Thực tế là các cơ sở đang trong giai đoạn phục hồi và phát triển, rất cần sự tiếp sức như: miễn, giảm các loại thuế, phí; cho vay vốn với lãi suất thấp; trợ giúp tiền thuê nhà; tiếp cận những ưu đãi trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà nước ta tham gia; tìm hiểu nhu cầu mới của thị trường và quảng bá sản phẩm; ứng dụng công nghệ hiện đại 4.0 trong kinh doanh; cải tiến mẫu mã; bổ sung, cập nhật kiến thức cho nghệ nhân; đổi mới sản phẩm du lịch và xúc tiến du lịch; đất đai để mở rộng sản xuất; khắc phục ô nhiễm môi trường; chấn chỉnh các khu, cụm công nghiệp để di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư;... Đó là những yêu cầu rất thiết thực vừa cấp bách vừa cơ bản cần được quan tâm đáp ứng, để tạo nên sự bền vững của cơ sở, cũng là sự bền vững của làng nghề trong hiện tại và tương lai. Cũng đã có những cuộc hội thảo với nội dung khá hấp dẫn góp phần nâng cao nhận thức cho làng nghề về các vấn đề nêu trên đây, song sau hội thảo, điều mà các cơ sở mong mỏi vận dụng những điều được nghe vào thực tiễn hoạt động của họ thì thường chưa được hướng dẫn, trợ giúp thực hiện đầy đủ.
điều quan trọng nhất, “hồn cốt”, “kho báu” của mỗi làng nghề truyền thống chính là giá trị văn hóa của nghề thủ công được truyền lại từ hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm nay, kho báu ấy cũng đang có yêu cầu được gìn giữ và phát huy đúng mức, có hiệu quả trong tình hình mới. Các làng nghề cũng đang cần được quan tâm để hình thành các “làng văn hoá” góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới.
Qua khảo sát thực tế, có thể thấy thời gian qua, những yêu cầu nói trên của các cơ sở làng nghề tuy đã được chú ý song vẫn cần được quan tâm đáp ứng tốt hơn nữa, nhất là đối với các hộ kinh doanh, nơi vẫn được coi là quy mô nhỏ lẻ, vốn ít, trình độ quản trị kém. Vì vậy, để tạo nên sự phát triển bền vững của làng nghề, xin thiết tha đề nghị các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội liên quan tập trung hơn nữa sự chỉ đạo, hướng dẫn, hướng về cơ sở làng nghề, đáp ứng tốt hơn nữa các yêu cầu của cơ sở.
CẦN NHỮNG CON NGƯỜI ĐỦ
"TÂM" VÀ "TẦM"
Thực tiễn đã khẳng định: để phát triển làng nghề bền vững, trước hết, rất cần sự nhận thức sâu sắc và toàn diện của các cơ quan, tổ chức xã hội, nhất là của người đứng đầu - về vai trò của văn hóa nói chung và văn hóa làng nghề nói riêng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Từ nhận thức đúng đắn sẽ tạo nên những hành động có hiệu quả.
Nhân đây, xin nhắc lại ý kiến chỉ đạo rất quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021 có liên quan rất chặt chẽ đến làng nghề chúng ta: “Yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng nước ta là phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là "nền tảng tinh thần", "động lực phát triển", và "soi đường cho quốc dân đi"; phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam” ... “Quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa của thời đại. Phát triển "sức mạnh mềm" của văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia trong thời gian tới.
Hiện nay, cả nước ta có tới 166 bảo tàng, trong đó có 4 bảo tàng quốc gia với hơn 3 triệu hiện vật; 3.486 di tích được xếp hạng quốc gia, trong đó có 1.626 di tích lịch sử; 105 di tích quốc gia đặc biệt; 288 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (riêng Hà Nội có 21 lễ hội); 27 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận là "di sản văn hóa thế giới"... Đó là một tài sản vô cùng quý báu do tổ tiên, cha ông ta mấy nghìn năm để lại, không phải nơi nào cũng có được. Chúng ta có trách nhiệm phải giữ gìn, trân trọng và phát huy. Nếu không, chúng ta có tội với lịch sử, là vong ân bội nghĩa với tổ tiên, cha ông chúng ta”... Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh: “Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới; sớm khắc phục tình trạng chắp vá, tùy tiện trong bố trí cán bộ làm công tác văn hóa, ở cả trung ương và địa phương”(Báo Nhân Dân, ngày 25/11/2021).
Rõ ràng là: để phát triển làng nghề bền vững, người đứng đầu các cơ quan và tổ chức xã hội liên quan cũng cần được coi như người “làm công tác văn hóa”, có đủ “tâm” và “tầm”, trong đó, “tâm” là quan trọng nhất. Nói tóm tắt, “Tâm’ là nói về đạo đức, nhân cách con người trong công việc, hết lòng vì làng nghề, chịu lắng nghe, tiếp thu cái mới; mọi hoạt động đều thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch; không vụ lợi cá nhân, tham nhũng, tiêu cực. “Tầm” là nói về kiến thức, trình độ, đủ sức triển khai các hoạt động phục vụ cơ sở làng nghề ngang với nhiệm vụ được giao. Họ phải thực sự là một người “có văn hóa”. Dưới đây, xin kiến nghị một số việc cụ thể.
Đối với các cơ quan Nhà nước (trong đó chủ yếu là: Bộ NN&PTNT đã được giao nhiệm vụ là cơ quản lý Nhà nước về làng nghề, Bộ Công thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), xin kiến nghị:
-Tập trung hoàn chỉnh hệ thống thể chế đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh làng nghề. Về tính chất và quy mô, hiện nay, các cơ sở này đều là thuộc khu vực kinh tế tư nhân, lại thuộc dạng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy, cần tích hợp các chủ trương, chính sách phát triển doanh nghiệp tư nhân (đã được đề cập trong Luật Doanh nghiệp 2020) và riêng về Hộ kinh doanh (đã được đề cập trong Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4/1/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp; trong đó có Chương VIII về Hộ kinh doanh) cùng với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (đã được đề cập trong Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2020). Qua việc tích hợp các quy định tại các văn bản nói trên, có thể ban hành một Nghị định hoặc Chương trình hành động quy định các chủ trương, chính sách bảo tồn và phát triển làng nghề, tiến tới một bộ Luật về làng nghề.
Trước mắt, đề nghị tập trung chỉ đạo các cơ quan Nhà nước đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện đúng các chủ trương, chính sách hiện hành, giúp cho các cơ sở làng nghề tiếp cận các chính sách, vừa tiếp tục phòng, chống Covid-19, vừa sớm khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới.
Đề nghị các cơ quan Nhà nước chuyển giao nhiều hơn nữa các dịch cụ công cho các tổ chức xã hội đảm nhiệm (như đào tạo, tập huấn...), để Nhà nước bớt ôm đồm, giảm được biên chế và các dịch vụ về cơ sở đạt hiệu quả thiết thực hơn.
Nhân đây, xin ghi nhận và hoan nghênh Viện Nghiên cứu Lập pháp (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) đã triển khai Đề tài “Định hướng chính sách xây dựng Luật về làng nghề-Lý luận và thực tiến” do TS Lưu Bình Nhưỡng chủ trì hiện đang được thực hiện có hiệu quả, được nhiều nhà khoa học, chuyên gia có uy tín tham gia. Ngày 21/6/2022, Đề tài đã tổ chức cuộc Hội thảo khoa học “Hoàn thiện chính sách và pháp luật cho làng nghề làm cơ sở cho việc xây dựng Luật về làng nghề”, giới thiệu 19 chuyên đề là những công trình có tính tổng hợp sâu sắc đúc kết kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong ba năm qua. Có thể nói đây là một dấu mốc quan trọng trong việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về nghề thủ công và làng nghể ở nước ta.
Đối với các tổ chức xã hội liên quan đến làng nghề (trong đó có Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam, các hội làng nghề ở địa phương, trong đó có Hiệp hội thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội ...), lâu nay đã có nhiều hoạt động có ý nghĩa, hiệu quả thiết thực, xin kiến nghị:
Tập trung hơn nữa các hoạt động hướng về cơ sở, trợ giúp thiết thực các cơ sở khắc phục khó khăn, nhằm trúng các yêu cầu cụ thể của mỗi loại hình cơ sở trong điều kiện hiện nay, theo chức năng của mỗi tổ chức;
Góp phần tích cực hơn nữa trong việc nghiên cứu, đề xuất với Đảng và Nhà nước các chủ trương, chính sách căn cơ nhằm gìn giữ, bảo vệ và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống; tham gia có hiệu quả các hoạt động phản biện xã hội theo chủ trương của Nhà nước đối với các cơ chế, chính sách từ khi nghiên cứu đến thực thi trong cuộc sống;
-Quan tâm hơn nữa củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy chuyên trách và các tổ chức trực thuộc (các trung tâm, viện nghiên cứu, câu lạc bộ ...) nhất là “tâm” và “tầm” của người đứng đầu, để các tổ chức xã hội phát huy tiềm năng, xứng dáng là một trong ba trụ cột của xã hội hiện đại (Nhà nước pháp quyền; thị trường; xã hội).
CGCC Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn-Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Tin mới hơn
Bình Định: Mai khoe sắc vàng đón Tết
10:03 | 21/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
15:00 | 20/01/2025 OCOP
Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới
15:00 | 20/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết
14:59 | 20/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 | 17/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
21:18 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống
13:59 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Mang hương mùi già vào miền Nam bán Tết
15:30 OCOP
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 Nghiên cứu trao đổi
Rau dớn " gọi" mùa Xuân xứ Quảng
15:28 Văn hóa - Xã hội
Xã Thái Hòa (TP. Hà Nội): Ra mắt bộ máy chính quyền mới sau hợp nhất ba xã
15:27 Tin tức
Ông giáo làng đưa nước mắm truyền thống thành sản phẩm OCOP
10:05 OCOP