Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam qua lăng kính nghệ thuật thực cảnh "Việt Nam - Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn"
Chương trình nghệ thuật thực cảnh Việt Nam - Huyền sử diễn ca Thăng Long - Tứ trấn là sự kết hợp đặc biệt giữa công nghệ trình diễn hiện đại kết hợp với nghệ thuật đại chúng trên một sân khấu đại cảnh.
Chương trình gồm 2 phần chính: Hoạt động trải nghiệm các Làng nghề dân gian, truyền thống của Hà Nội: Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, Làng nghề đúc đồng Ngũ Xã, Làng nghề góm Bát Tràng, Làng nghề Cốm Vòng, Làng nghề giấy Dó Làng Cót và Chương trình biểu diễn nghệ thuật. Trong đó, Chương trình biểu diễn nghệ thuật Việt Nam - Huyền sử diễn ca với sự tham gia của 5 nhà hát trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sự kiện được kỳ vọng sẽ trở thành cầu nối quảng bá sâu rộng văn hóa lịch sử dân tộc, đặc biệt tại một địa điểm công cộng mang đậm dấu ấn lịch sử như Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Các nghệ sĩ diễn xuất ấn tượng trên sân khấu được thiết kế hiện đại và tinh xảo
"Việt Nam - Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn" là chương trình nghệ thuật dân gian đương đại tổng hợp: thực cảnh, hoạt cảnh, trình diễn kỹ năng, sáng tác mới, tương tác, sắp đặt không gian và mỹ thuật kết hợp với các loại hình trình diễn sân khấu truyền thống như rối nước, chèo, tạp kỹ, múa dân gian và trình diễn kỹ năng nghệ nhân với sự hỗ trợ của công nghệ âm thanh, ánh sáng hiện đại và đặc biệt là những công nghệ tương tác sân khấu hiện đại nhất hiện nay của nghệ thuật trình diễn như 3D Mapping, đồ họa thực tế trong không gian ảo.
Màn kết do NSND Thanh Lam thể hiện cùng toàn thể các nghệ sĩ, diễn viên tham gia chương trình để lại nhiều cảm xúc lắng đọng cho khán giả
Điều đặc biệt thú vị là mỗi nhà hát tham gia chương trình phát huy thế mạnh của từng loại hình nghệ thuật và cả những nhân vật như tuồng, cải lương trong các hình tượng các ông thần, chèo với các nhân vật dân làng, kịch nói trong vai vua quan… Hoặc như các màn luyện võ với tuồng, xiếc, người dân trồng dâu, nuôi tằm với sự tham gia của nghệ thuật chèo và múa…
Nghệ nhân Nguyễn Thị Thu Huyền - Làng nghề cônm đang hướng dẫn khách khách tham quan làm cốm
Thăng Long - Tứ Trấn gắn với sự ra đời của kinh đô Thăng Long thời nhà Lý những năm 1010, là truyền thuyết và di tích hiện hữu về bốn vị thần hộ pháp linh thiêng trấn giữ kinh thành Thăng Long: Bạch Mã, Voi Phục, Kim Liên, Quán Thánh. Đền Bạch Mã trấn ở phía Đông, thờ thần Long Đỗ; đền Voi Phục trấn ở phía Tây, thờ thần Linh Lang Đại Vương; đền Kim Liên trấn ở phía Nam, thờ thần Cao Sơn Đại Vương; và đền Quán Thánh trấn ở phía Bắc, thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ. Đây còn được coi là bốn ngôi đền linh thiêng bậc nhất chốn kinh kỳ chính bởi lịch sử hình thành và vẻ đẹp văn hóa của nó trong tín ngưỡng của người Việt Nam, đó là nét độc đáo về tâm linh Thăng Long, là biểu tượng vẻ đẹp văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt, là nơi ta có quyền tự hào về lịch sử cha ông ta thời xưa. Tương truyền, 4 ngôi đền này đã bảo vệ, che chở cho kinh thành Thăng Long được bình an, thịnh vượng. Mỗi ngôi đền đều lưu giữ trong mình một câu chuyện lịch sử, nét văn hóa truyền thống dân gian độc đáo.
Nghệ nhân đúc đồng Đào Xuân Trường hướng dẫn khách trải nghiệm đúc đồng
“Việt Nam - Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn” là phiên bản đầu tiên trong chuỗi chương trình nghệ thuật dài hạn, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Sự kiện được kỳ vọng sẽ trở thành cầu nối quảng bá sâu rộng văn hóa lịch sử dân tộc, kích cầu du lịch, đặc biệt tại Di sản Văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long.
Nghệ nhân Lê Thị Kim Thư và Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm - Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc hướng dẫn trải nghiệm công đoạn xe tơ.
Trước thời gian diễn ra chương trình biểu diễn nghệ thuật, khán giả có cơ hội trải nghiệm các workshop văn hóa và nghệ thuật truyền thống đặc sắc. Các workshop này tập trung vào việc giới thiệu và hướng dẫn các nghề thủ công lâu đời của Việt Nam như nghề gốm, nghề dệt lụa, nghề đúc đồng, nghề làm giấy do, nghề làm cốm,…với trải nghiệm văn hoá ẩm thực đặc trưng và nghệ thuật truyền thống dưới dạng trình diễn cộng đồng phảng phất văn hoá Thăng Long - Hà Nội. Khách sẽ được tự tay thực hiện các công đoạn thủ công dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân lành nghề, giúp họ hiểu sâu hơn về giá trị văn hóa và nghệ thuật của từng nghề. Đây không chỉ là hoạt động trải nghiệm thú vị, mà còn mang lại những món quà lưu niệm độc đáo do chính du khách tạo ra, gắn kết với lịch sử và các giá trị truyền thống.
Không gian giấy dó, nón, thư pháp và tranh dân gian Đông Hồ.
Việc xây dựng chương trình nghệ thuật quảng bá cho văn hóa, lịch sử, truyền thống và bản sắc dân tộc giống như "Việt Nam - Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn" là việc vô cùng thiết thực, ý nghĩa, kích hoạt và hỗ trợ sự phát triển cho ngành du lịch Việt Nam trong thời đại hội nhập quốc tế.
Nghệ nhân Làng nghề gốm Bát Tràng hướng dẫn trải nghiệm nghề cho khách tham quan.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Người thi sỹ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết
09:46 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Ngân hàng thực phẩm Bình Định trao tặng thực phẩm cho người yếu thế
09:44 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bác Hồ và những mùa Xuân kháng chiến
10:18 | 16/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Phiên chợ vùng cao cuối năm
10:16 | 16/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Đọc sách: Con Út gia đình ông Lân Trai
10:15 | 16/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Đêm nhạc Acoustic “Đóa Xuân ngời”
21:42 | 15/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 | 15/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bắc Ninh: Có món đặc sản Bánh đúc riêu cua
14:56 | 14/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Triển lãm 300 hình ảnh, hiện vật về “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”
09:59 | 10/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Festival hoa Mê Linh lần thứ 2: Vinh danh giá trị nghề trồng hoa
10:39 | 08/01/2025 Văn hóa - Xã hội
“Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025
10:37 | 08/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Võ cổ truyền Bình Định hành trình ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
08:54 | 07/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
08:54 | 07/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của người Hrê
10:11 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Năm Ất Tỵ 2025 kể chuyện bài võ Xà quyền
10:10 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Người thi sĩ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết
09:53 | 02/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Festival hoa Mê Linh - Tôn vinh nghề trồng hoa
14:34 | 31/12/2024 Văn hóa - Xã hội
'Xuân về trên bản làng' - Hoạt động văn hóa đặc sắc chào mừng xuân 2025
13:44 | 31/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Ngành văn hóa Bình Định bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
23:33 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Nguyễn Phương Trà đoạt vương miện Queen Kid international 2024
15:37 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030
10:08 Nông thôn mới
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa
10:01 OCOP
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 Văn hóa - Xã hội
Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn
09:57 Khuyến công
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 Làng nghề, nghệ nhân