Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 31°C Thừa Thiên Huế

Ông Trưởng thôn người dân tộc Mông

LNV - Đến thôn Suối Đồng huyện Vị Xuyên (Hà Giang), dường như người dân nào cũng nhận thức được rằng: Muốn nâng cao đời sống hơn nữa, thì phải phát triển kinh tế toàn diện. Không chỉ sản xuất trồng cây lúa, cây ngô, khoai sắn, mà còn phải trồng rừng, phát triển cây ăn quả, chăn nuôi gia súc gia cầm, đào đắp ao hồ thả cá. Ông Giàng Mí Páo, người dân tộc Mông, khi làm trưởng thôn Suối Đồng, ông không chỉ là người tiên phong làm giàu mà còn giúp những người dân trong thôn vươn lên thoát nghèo, đưa kinh tế địa phương ngày càng phát triển.
Ông Giàng Mí Páo cho hay: Để những loại cây lâu năm này sẽ là nguồn lợi lớn, chúng tôi đã thực hiện "Lấy ngắn nuôi dài", bằng cách, mọi đất đai đều được quy hoạch và tận dụng một cách triệt để trồng lúa, ngô, đậu tương, rau màu, mọi diện tích mặt nước được đưa vào sử dụng. Mô hình kinh tế hộ gia đình nhanh chóng được hình thành, đủ vẻ, đủ loại, làm cho kinh tế cộng đồng thêm đa dạng, phong phú.


Ông Giàng Mí Páo người to khỏe, nhanh nhẹn, việc nhà, việc thôn ông luôn xông xáo. Ông đã có thời gian 6 năm trong quân đội, nên khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, ông Páo là hội viên Cựu chiến binh và được nhân dân tín nhiệm cử làm cán bộ thôn bản. Ông Páo là một trong những người được đứng vào đội ngũ của Đảng khá sớm, từ năm 18 tuổi.

Ông Páo kể: Năm 1979, khi xảy ra chiến tranh biên giới phía Bắc, gia đình ông cùng 21 hộ gia đình, với 153 nhân khẩu, tất cả là đồng bào dân tộc Mông ở 4 xã Phố Là, Phố Cáo, Lũng Táo, Sủng Là của huyện Đồng Văn được bố trí sơ tán về thôn Suối Đồng thuộc huyện Vị Xuyên. Khi đến thôn Suối Đồng, cuộc sống của bà con vô cùng khó khăn, đất đai toàn đồi núi trọc, lau sậy, diện tích đất canh tác không có nhiều, lại rất bạc màu, duy nhất chỉ có 2 héc ta đất ruộng nước, cấy lúa một vụ. Đã thế, phương tiện sản xuất thiếu thốn, thiếu giống, thiếu vốn, tập quán canh tác của bà con lạc hậu. Mấy năm đầu, tư tưởng của bà con không ổn định, một số người không chịu được đã trở về quê cũ. Hàng năm, tình hình thiếu đói trong dân từ 4 đến 6 tháng. Ngay bản thân ông Páo cũng phải đi làm thuê để nuôi sống gia đình, nhưng cũng không đủ ăn.

Là một đảng viên duy nhất trong thôn, vừa là một Cựu chiến binh đã trải qua chiến đấu, ông Giàng Mí Páo thực sự trăn trở trước những khó khăn, vất vả của gia đình và của bà con trong thôn. Sau khi Đảng và Nhà nước có chính sách định canh định cư cho đồng bào các dân tộc, ông Páo đã cùng với cấp ủy, chính quyền thị trấn Việt Lâm vận động nhân dân yên tâm ổn định xây dựng cuộc sống mới. Tuy nhiên, khó khăn đặt ra là phải làm cách nào để phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo cho nhân dân? Sau nhiều đêm suy nghĩ, đồng thời tìm hiểu, học tập cách thức làm ăn trên các phương tiện thông tin đại chúng và học tập của các hộ gia đình, các xã lân cận, ông Páo đã bàn và cùng 10 anh em trong gia đình quyết tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai phá thêm đất ruộng, trồng thêm một số loại cây hoa màu, sắn, khoai, trồng lúa và trồng được một số loại cây ăn quả như cam, quýt, chanh. Từ đó, cuộc sống của gia đình ông Páo và một số hộ gia đình khác đã đủ ăn, không còn bị thiếu đói.


Thấy có kết quả, cả thôn Suối Đồng đã cùng với ông trưởng thôn Giàng Mí Páo quyết tâm bám đất, bám làng để xây dựng quê hương mới của mình, bảo nhau cần kiệm trong chi tiêu để có tiền mua sắm thêm phương tiện sản xuất như trâu cày, các loại giống mới, kết hợp với chịu khó làm ăn. Từ đó đã tạo ra một phong trào xoá đói giảm nghèo sôi nổi trong cả thôn. Bà con, ban ngày thì đi làm, buổi tối cùng nhau ngồi lại bàn cách làm ăn... Riêng gia đình ông Páo đã nhanh chóng hình thành được mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng, khai phá thêm đất hoang, trồng rừng, trồng cây ăn quả, chăn nuôi.

Ngay những năm đầu bắt tay làm kinh tế nông nghiệp, gia đình ông đã có diện tích 0,5 ha lúa nước cấy 2 vụ, trồng 3 nghìn cây quế, 4 nghìn cây mỡ, hơn một héc ta trồng các loại cây rau màu, đỗ đậu; nhận trồng và khoanh nuôi, tái sinh hơn 2 ha rừng; đào 500 mét vuông làm ao thả cá và tạo được vườn cam, quýt gần 400 cây, đem lại thu nhập của gia đình mỗi năm hơn 40 triệu đồng. Ông Páo tự hào vì đã trở thành một trong những gia đình khá giả trong thôn.

Ông Páo nghĩ, một mình gia đình mình giàu có thì chưa đủ, mà phải cùng với địa phương giúp đỡ, tạo cho bà con trong thôn cùng làm giàu. Có như vậy mới đạt được mục đích định canh định cư lâu dài, vững chắc. Ông đã mạnh dạn đứng ra vay cả trăm triệu đồng của Ngân hàng cho gia đình và những bà con cần vay vốn để phát triển sản xuất, đồng thời xây dựng quỹ tín dụng tiết kiệm thôn bản, vận động nhân dân gửi tiền tiết kiệm để cho những hộ cần vốn đầu tư cho sản xuất. Do biết đầu tư đúng mục đích, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, tăng vụ, nên năng suất của cây lúa ở thôn Suối Đồng thời kỳ đầu chỉ đạt 18 - 20 tạ/ha, đã tăng lên 40 - 50 tạ/ha, năng suất của cây ngô từ 18 ta/ha, lên 40 tạ/ha...

Không dừng lại ở đó, của cái vật chất do nhân dân sản xuất ra rất khó tiêu thụ do đường sá đi lại gặp nhiều khó khăn, ông trưởng thôn Giàng Mí Páo đã vận động nhân dân tự làm được 1,5 km đường ô tô và đề nghị huyện hỗ trợ thêm làm được một cầu treo qua con suối lớn vào thôn Suối Đồng. Thôn Suối Đồng còn là một trong những điểm phổ cập dự án phát triển nông thôn miền núi, nên đã được trang bị thêm cơ sở xay sát thóc, ngô, một máy sát vỏ cà phê và xây dựng được một hệ thống thủy lợi, bảo đảm cung cấp đủ nước tưới cho hai vụ lúa và hoa màu...

Kể từ ngày đó cho đến nay đã trải qua hơn bốn mươi năm hạ sơn, thôn Suối Đồng đã ổn định về mọi mặt, không còn hộ đói nghèo, số hộ có mức sống khá và giàu tăng nhanh. Trước đây, toàn thôn lúc đầu chỉ có một đảng viên, nay đã phát triển thành một Chi bộ, do ông Giàng Mí Páo làm Bí thư; Thôn có 55 hộ, với tổng số 267 nhân khẩu, tất cả đều là người dân tộc Mông từ huyện vùng cao Đồng Văn chuyển xuống. Cơ sở vật chất của thôn như hội trường, hệ thống điện, đường, trường, trạm không ngừng được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của bà con trong thôn. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.

Trong Hội nghị tổng kết công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Hà Giang vừa qua, ông Giàng Mí Páo vinh dự được đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nêu gương "Trưởng thôn giàu thì cả làng hết đói". Thôn Suối Đồng là một trong những đơn vị tiêu biểu, điển hình về nhiều mặt của huyện Vị Xuyên cũng như toàn tỉnh Hà Giang.

Vũ Đăng Bút

Tin liên quan

Tin mới hơn

Tây Ninh: Xây dựng nông thôn mới theo hướng thông minh

Tây Ninh: Xây dựng nông thôn mới theo hướng thông minh

LNV - Sau hơn 12 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới , diện mạo Tây Ninh đang ngày càng đổi mới, đi vào chiều sâu. Tỉnh xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới phải gắn liền với thay đổi bộ mặt nông thôn, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Hải Phòng: Rực rỡ nông thôn đất Cảng

Hải Phòng: Rực rỡ nông thôn đất Cảng

LNV - Ở ngoại thành Hải Phòng hôm nay, không chỉ cơ sở hạ tầng, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân đổi thay hằng ngày theo hướng đi lên, mà mỗi người còn hăng say phấn đấu làm kinh tế giỏi trên đồng đất quê hương để xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp.
Mặt trận Tổ quốc xã Thọ Văn tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới

Mặt trận Tổ quốc xã Thọ Văn tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới

LNV - Thọ Văn là xã miền núi của huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ), có tổng diện tích 1.417,5 ha, dân số 4.115 nhân khẩu với 08 khu dân cư. Đảng bộ xã có 12 chi bộ cơ sở gồm 192 Đảng viên.Những năm qua Đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị xã cùng cán bộ nhân dân xã Thọ Văn đã đoàn kết phấn đấu, vượt mọi khó khăn, xây dựng địa phương không ngừng phát triển và đổi mới.
Xây dựng nông thôn mới tiếp tục mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội từng bước xây dựng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”

Xây dựng nông thôn mới tiếp tục mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội từng bước xây dựng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”

LNV - Ngày 25/4, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị toàn quốc hệ thống Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp năm 2024.
Bắc Kạn: Phấn đấu 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Bắc Kạn: Phấn đấu 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Tính đến hết năm 2023, Bắc Kạn có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Năm 2024, tỉnh phấn đấu xây dựng 24 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Đà Nẵng: Hoà Vang tạo nên những làng quê tươi đẹp

Đà Nẵng: Hoà Vang tạo nên những làng quê tươi đẹp

LNV - Về các xã của huyện Hòa Vang của TP. Đà Nẵng hôm nay, qua các xã Hòa Châu, Hòa Phước, Hòa Tiến, Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Nhơn, Hòa Phú, Hòa Bắc, Hòa Liên…thấy cảnh quan của một vùng quê tươi đẹp. Hai bên đường thôn, ngõ xóm, những căn nhà tôn rỉ sét, lụp xụp ngày nào nay được thay vào những ngôi nhà tầng khang trang, sạch đẹp…Hoà Vang đã và đang hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Tin khác

Bình Phước: Phát động Tháng công nhân, hành động về an toàn, vệ sinh lao động

Bình Phước: Phát động Tháng công nhân, hành động về an toàn, vệ sinh lao động

LNV - Sáng ngày 21/4/2024, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Phước tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024.
Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

LNV - Trong khí thế thi đua sôi nổi của đồng bào và chiến sỹ cả nước lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày chiến thắng 30/4, Quốc tế lao động 01/5 và kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại xã Công Lý, huyện Lý Nhân (Hà Nam), một xã nằm phía bắc cách trung tâm huyện Lý Nhân 03 km vừa hoàn thành xây dựng NTM nâng cao.
Thanh Hoá: Xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hoá đón bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao

Thanh Hoá: Xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hoá đón bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao

LNV - Sáng 13/4, xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa) tổ chức lễ công bố và đón bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Bắc Giang: Huyện Tân Yên phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao

Bắc Giang: Huyện Tân Yên phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao

LNV - Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Giang, huyện Tân Yên tập trung rà soát các tiêu chí xây dựng lộ trình, giải pháp triển khai sớm hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao trong năm 2024.
Gia Lâm (Hà Nội): Xã Yên Thường đón Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Gia Lâm (Hà Nội): Xã Yên Thường đón Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Sáng ngày 9- 4, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Yên Thường (huyện Gia Lâm) tổ chức lễ công bố và đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Hải Dương: Cẩm Giàng phấn đấu đạt huyện nông thôn mới nâng cao

Hải Dương: Cẩm Giàng phấn đấu đạt huyện nông thôn mới nâng cao

LNV - Huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) phấn đấu đạt huyện nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Nghệ An thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

Nghệ An thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

LNV - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Văn Đệ vừa ký quyết định công nhận thêm 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Thanh Hoá: Làng quê khang trang, sạch đẹp nhờ phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Làng quê khang trang, sạch đẹp nhờ phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới

LNV - Trong xây dựng nông thôn mới, hàng chục nghìn hộ dân đã sẵn sàng hiến “tấc đất, tấc vàng” xây dựng đường giao thông, nhà văn hóa... khang trang, hiện đại, tạo nên cuộc “cách mạng” thay đổi diện mạo các làng quê.
Hà Nội: Đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025

Hà Nội: Đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa có Đề án về xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.
Vĩnh Phúc: Xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu - Dấu ấn tuổi trẻ

Vĩnh Phúc: Xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu - Dấu ấn tuổi trẻ

LNV - Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của tuổi trẻ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) toàn tỉnh đã chủ động, tích cực đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM); góp phần cùng Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Mỹ Đức: Không để người dân "khát" nước sạch

Mỹ Đức: Không để người dân "khát" nước sạch

LNV - Nhiều năm nay, người dân 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mỹ Đức vẫn chưa được sử dụng nước sạch sinh hoạt từ công trình cấp nước tập trung.
TP. Hồ Chí Minh: Khích lệ tuổi trẻ xây dựng nông thôn mới trong Tháng thanh niên 2024

TP. Hồ Chí Minh: Khích lệ tuổi trẻ xây dựng nông thôn mới trong Tháng thanh niên 2024

LNV - Ngày 17-3 là ngày cao điểm tình nguyện xây dựng nông thôn mới trong Tháng thanh niên 2024, nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa của các bạn trẻ TP.HCM đã đồng loạt diễn ra tại các huyện ngoại thành của TP.HCM.
Tuổi trẻ Lữ đoàn 162 chung sức xây dựng nông thôn mới

Tuổi trẻ Lữ đoàn 162 chung sức xây dựng nông thôn mới

LNV - Sáng 23/3, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, tuổi trẻ Lữ đoàn 162 (Vùng 4 Hải quân) phối hợp cùng Đoàn thanh niên xã Cam Thành Nam tổ chức hoạt động “Ngày thứ 7 tình nguyện” với chủ đề “Tuổi trẻ Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Đà Nẵng: Hội nông dân xã Hoà Phú chung tay xây dựng nông thôn mới

Đà Nẵng: Hội nông dân xã Hoà Phú chung tay xây dựng nông thôn mới

LNV - Hòa Phú, một trong bốn xã thuộc vùng núi của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 30km về hướng Tây Nam. Xã có tổng cộng tám thôn, trong đó thôn Phú Túc có hơn 90% dân tộc Cơ Tu sinh sống, tạo nên một cộng đồng đa dạng văn hóa. Với hơn 1.300 hộ và trên 5.000 nhân khẩu, Hòa Phú là một phần quan trọng của địa bàn vùng núi.
Hòa Bình: Huyện Lạc Thủy phấn đấu trong năm 2024 có 04 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Hòa Bình: Huyện Lạc Thủy phấn đấu trong năm 2024 có 04 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

LNV - Tính đến hết năm 2023, huyện Lạc Thủy đã có 08/08 xã đạt từ 15- 18 tiêu chí Nông thôn mới nâng cao; đã có 04 xã đạt từ 10- 14 tiêu chí; 04 xã đạt dưới 10 tiêu chí.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu

Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu

LNV - Với tâm niệm gìn giữ và phát triển nghề nước mắm truyền thống của vùng quê Hải Hậu, anh Nguyễn Đức Duy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp và thủy sản (HTXNN và TS) Hải Hậu đã đầu tư tiền của, công sức xây dựng thương hiệu mắm uy tín trên thị trường. Năm 2021, sản phẩm “Nước mắm Nhà thờ đổ” của HTXNN và TS Hải Hậu được UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt sản phẩm tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
11 công dụng tuyệt vời của lá lốt đối với sức khoẻ

11 công dụng tuyệt vời của lá lốt đối với sức khoẻ

LNV - Lá lốt là một loại cây thân thảo được sử dụng nhiều trong chế biến món ăn để gia tăng mùi vị thơm ngon. Không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn thơm ngon, lá lốt còn là phương thuốc dân gian hỗ trợ điều trị cảm lạnh, đau nhức xương khớp,... Dưới đây là một số công dụng của lá lốt trong chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh không phải ai cũng biết.
Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

LNV - Xứ Huế từ lâu được biết đến với danh xưng "Thiên đường ẩm thực" với hàng ngàn món ăn đa dạng, phong phú. Trong đó, các món về bún được người dân nơi đây rất yêu thích. Tại Huế, bún cũng là một loại đặc sản, nổi danh nhất là bún của làng nghề truyền thống Vân Cù.
Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

LNV - Mỗi ngôi làng, mỗi dân tộc, dù là người Nùng hay người Tày, người Mông hay người Dao… đều lưu giữ những nghề truyền thống được truyền lại từ ngàn xưa như nghề làm bún ngũ sắc, làm hương, làm đường phên, giấy bản, ngói âm dương hay nghề rèn dao, dệt thổ cẩm…
Hành tăm ở vùng đất cát pha bạc màu

Hành tăm ở vùng đất cát pha bạc màu

LNV - Với đặc trưng đất trồng là loại đất cát pha bạc màu, trồng lúa và hoa màu kém phát triển nhưng cây hành tăm ở xã Thiên Lộc, xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) lại phát triển tốt và mang lại nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân nơi đây.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động