Nỗ lực lưu giữ và lan tỏa giá trị văn hóa của gốm Mường
Một tác phẩm gốm Mường độc đáo được trưng bày tại bảo tàng nghệ thuật của họa sĩ Vũ Đức Hiếu. |
Trong cuộc sống hiện đại, có nhiều làng gốm cổ đã gần như mai một như làng gốm Thổ Hà, gốm Hương Canh… Có nhiều ký do dẫn đến sự mai một đó nhưng có lẽ để “hồi sinh” làng gốm thì cần có thêm nhiều giải pháp mới, sáng tạo mới phù hợp với đời sống và thẩm mỹ hiện đại. Nhận thấy được điều đó, từ năm 2007, trên mảnh đất xứ Mường, anh Vũ Đức Hiếu (47 tuổi) đã thành lập Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường tại 202 đường Tây Tiến, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Đây là nơi không chỉ lưu giữ những di sản mà còn là một không gian nghệ thuật sống động, nơi truyền thống và hiện đại giao thoa, tạo nên sức hút đặc biệt với người yêu nghệ thuật trong và ngoài nước. Đối với họa sĩ Hiếu Mường, đó là một hành trình đầy cảm hứng, kết nối giữa quá khứ với hiện tại, để đưa văn hóa Mường đến gần hơn với công chúng. Khi xây dựng bảo tàng, anh chú trọng đến việc sưu tầm hiện vật Mường như chiêng, gốm, phục trang, đồ dùng thường nhật, nhà cửa.
Hình ảnh anh Vũ Đức Hiếu chế tác gốm Mường tại xưởng gốm. |
Qua nhiều năm nghiên cứu, học hỏi từ các nghệ nhân lão luyện và trải nghiệm thực tế tại các làng gốm danh tiếng khắp cả nước như Bát Tràng, Phù Lãng, Chu Đậu, Đông Triều, Mường Chanh, Phước Tích, Châu Ổ, Tây Giang, Bàu Trúc, Biên Hòa..., anh Hiếu cùng các cộng sự đã chắt lọc những tinh hoa của đất, của lửa, của bàn tay tài hoa người nghệ nhân, để từ đó kiến tạo nên một dòng gốm độc đáo, một tinh thần gốm rất riêng mà mọi người yêu mến định danh với tên gọi: Gốm Mường.
Vừa qua, vào tháng 8/2024, Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường thông báo sự kiện Mở Xưởng Gốm Mường tại Hà Nội, đánh dấu một bước tiến mới trong hành trình gìn giữ và phát triển di sản văn hóa Mường. Việc này là một cách lan tỏa những giá trị đương đại của gốm Mường nói riêng và văn hóa Mường nói chung. Sự nỗ lực đó, chắc chắn sẽ được cộng đồng đón nhận và kết nối, để những di sản truyền thống sẽ tồn tại và phát triển và không ngừng, tạo ra những giá trị mới cho gốm.
Theo anh Vũ Đức Hiếu dòng gốm Mường của anh tại Hòa Bình tuy hướng tới cách thức sáng tác độc bản, nhưng lại rất mong muốn thu hút quy tụ được nhiều nghệ sĩ với những phong cách khác nhau tham gia sáng tạo. Đó là cách nối dài đời sống cho nghệ thuật truyền thống, để gốm Mường đến gần hơn với công chúng yêu nghệ thuật. Gốm Mường là sự kết tinh của tâm hồn và cảm xúc, mỗi tác phẩm đều mang một câu chuyện về văn hóa và con người độc đáo xứ Mường. Từ những nguyên liệu thô sơ của đất mẹ, qua bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ, gốm Mường đã vượt qua giới hạn của vật chất, trở thành một hình thức nghệ thuật độc đáo, thể hiện sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, giữa bản địa và quốc tế.
Gốm Mường hướng tới cách thức sáng tác độc bản, mang đến vẻ đẹp thu hút công chúng yêu nghệ thuật. |
Gốm Mường hấp dẫn, độc đáo vì nó không chỉ là một sản phẩm thủ công, mỹ nghệ. Những tác phẩm gốm chứa đựng cả một hành trình sáng tạo và khám phá không ngừng nghỉ của các thế hệ nghệ sĩ. Ở đó là sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa con người và thiên nhiên, giữa truyền thống và đổi mới. Điều ấn tượng với gốm Mường là cách tạo hình độc đáo, gợi cảm, nhưng không khuôn vào một hình hay mẫu nào.
Với những nỗ lực tôn vinh văn hóa Mường truyền thống đồng thời gắn liền với những hoạt động, sáng tạo nghệ thuật đương đại, năm 2013, Bảo tàng Không gian văn hóa Mường vinh dự được trao giải: Giải thưởng Phan Châu Trinh về Văn hóa – Giáo dục (2013). Đến năm 2020 tiếp tục được ghi nhận với giải thưởng quốc tế Jeonju International Awards 2020 (Hàn Quốc)…
Trong không gian gốm Mường của Vũ Đức Hiếu, người ta dễ dàng nhận diện từ xưởng gốm, đất tổ mối, đất sét, các nguyên liệu pha chế men tro, phụ liệu... hầu hết khai thác tại chỗ, sau nhiều lần thử nghiệm Vũ Đức Hiếu đã tạo được một sắc thái gốm riêng, mang dấu ấn cá nhân rõ nét. Có thể nói, gốm Mường đã khai thác tốt cảm hứng, tình yêu trong hành trình ngót hai thập kỷ nỗ lực bảo tồn, quảng bá văn hóa Mường của cá nhân ông, một nghệ sĩ từng tốt nghiệp chuyên ngành Lý luận, Lịch sử và Phê bình Mỹ thuật cũng như tạo dáng công nghiệp, một trình độ chuyên môn cần thiết để nghiên cứu và sáng tạo nghệ thuật./.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Rau dớn " gọi" mùa Xuân xứ Quảng
15:28 | 21/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Lời giải cho bài toán bảo tồn văn hóa đồng bào M’Nâm
15:00 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Trường THCS Nga Liên Giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia
10:06 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Gốm Chu Đậu - Món Quà Truyền Thống Văn Hóa Và Niềm Tự Hào Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam
10:01 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Phù Mỹ tận tâm với công tác an sinh xã hội
09:59 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Người thi sỹ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết
09:46 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Ngân hàng thực phẩm Bình Định trao tặng thực phẩm cho người yếu thế
09:44 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bác Hồ và những mùa Xuân kháng chiến
10:18 | 16/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Phiên chợ vùng cao cuối năm
10:16 | 16/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Đọc sách: Con Út gia đình ông Lân Trai
10:15 | 16/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Đêm nhạc Acoustic “Đóa Xuân ngời”
21:42 | 15/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 | 15/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bắc Ninh: Có món đặc sản Bánh đúc riêu cua
14:56 | 14/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Triển lãm 300 hình ảnh, hiện vật về “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”
09:59 | 10/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Festival hoa Mê Linh lần thứ 2: Vinh danh giá trị nghề trồng hoa
10:39 | 08/01/2025 Văn hóa - Xã hội
“Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025
10:37 | 08/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Võ cổ truyền Bình Định hành trình ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
08:54 | 07/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
08:54 | 07/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của người Hrê
10:11 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Năm Ất Tỵ 2025 kể chuyện bài võ Xà quyền
10:10 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Mang hương mùi già vào miền Nam bán Tết
15:30 OCOP
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 Nghiên cứu trao đổi
Rau dớn " gọi" mùa Xuân xứ Quảng
15:28 Văn hóa - Xã hội
Xã Thái Hòa (TP. Hà Nội): Ra mắt bộ máy chính quyền mới sau hợp nhất ba xã
15:27 Tin tức
Ông giáo làng đưa nước mắm truyền thống thành sản phẩm OCOP
10:05 OCOP