Ninh Bình: Chàng trai trẻ đam mê nghệ thuật điêu khắc gỗ
Anh Đỗ Văn Cần đang trạm khắc bức tranh tứ quý.
Sinh năm 1990, trong một gia đình có truyền thống làm nghề mộc dân dụng nên từ nhỏ anh Cần đã say mê học cách cầm cưa, cầm đục chế tác các sản phẩm gỗ đơn giản. Lớn lên qua tìm hiểu anh biết về nghề điêu khắc gỗ nghệ thuật, một nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần cù, đặc biệt là sự sáng tạo của người thợ.
Với quyết tâm theo đuổi nghề và niềm đam mê với những bức tranh, bức tượng gỗ, chàng trai trẻ Đỗ Văn Cần quyết định khăn gói rời quê hương vào Tây Nguyên và ra Đồng Kỵ (Bắc Ninh) học nghề. Sau bao năm lăn lộn, tích lũy kinh nghiệm, năm 2012 anh quyết định trở về quê hương lập nghiệp. "Thời gian đầu lập nghiệp tương đối gian nan, vất vả bởi khách hàng chưa biết đến sản phẩm của mình và giá trị thực của các tác phẩm điêu khắc gỗ.
Nhưng không nản chí, tôi tự sáng tạo ra các tác phẩm từ nhỏ nhất có thể cầm tay đến các sản phẩm lớn như tranh gỗ với các nét đục đẽo tinh xảo, sắc nét. Dần dần khách yêu nghệ thuật thích, truyền tai nhau và đến xưởng mua hàng càng nhiều. Hiện nay xưởng của tôi không thiếu việc, chủ yếu làm các đơn đặt hàng của khách trong và ngoài huyện"- Anh Cần nói.
Cũng theo anh Cần, điêu khắc là nghề thủ công mỹ nghệ cao cấp, ngoài khéo tay, có óc sáng tạo, nghề điêu khắc cũng đòi hỏi người thợ phải có tính kiên trì và thực sự đam mê với nghề. Khi học nghề ngoài các kỹ thuật cơ bản, người thợ phải học vẽ để biết cách tạo dáng, biết phác thảo những đường nét lớn cũng như từng họa tiết nhỏ trên mỗi tác phẩm.
Cũng là tạo tác trên gỗ, nhưng nghề điêu khắc gỗ khác với nghề mộc dân dụng ở chỗ nghề điêu khắc gỗ đòi hỏi sự kiên trì, sự khéo léo, óc sáng tạo và có tính nghệ thuật nhiều hơn. Trong khi nghề mộc dân dụng có thể sử dụng máy móc sản xuất ra sản phầm hàng loạt giống nhau thì mỗi tác phẩm điêu khắc nghệ thuật ra đời là duy nhất.
Từ các gốc cây, thân cây, gỗ lũa... người thợ sáng tạo ra những sản phẩm dựa theo hình dạng, màu sắc, vân gỗ, khối u, lỗ thủng... trên từng khối gỗ. Từ đó tạo ra những chi tiết sống động, đậm nét văn hóa của người Việt Nam. Do vậy dù cùng kích thước, hình dáng hay chất liệu gỗ nhưng nét đẹp, cái "hồn" của mỗi tác phẩm đều có sự khác biệt, không có tác phẩm nào giống tác phẩm nào.
Quy trình để sáng tạo ra một tác phẩm gỗ điêu khắc trải qua rất nhiều công đoạn, nhưng theo anh Cần quan trọng nhất là công đoạn chọn phôi gỗ, hình thành ý tưởng, phá thô, làm tinh sảo sắc nét, hoàn thiện sản phẩm. Hầu hết các công đoạn đều làm bằng thủ công, vì vậy khi chọn gỗ cũng phải thật tỉ mỉ, gỗ loại tốt, ít cong vênh, có độ dẻo, dai, không nứt và không bị mối, mọt. Hiện xưởng chế tác gỗ của anh Cần có các khối gỗ là rễ cây, gốc cây lớn thuộc nhóm 1, được nhập từ Tây Nguyên.
Các sản phẩm điêu khắc gỗ nghệ thuật của anh có nội dung, hình ảnh thân thuộc với người Việt, như: tượng Phật, tượng Phúc - Lộc - Thọ, tượng các linh thú, tượng 12 con giáp, tranh đồng quê, tranh vinh quy bái tổ, tranh tứ quý....
Mỗi tác phẩm có giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng, tùy vào từng loại gỗ, kích thước, sự cầu kỳ, công phu và cái hồn trong từng sản phẩm. Hiện nay, trung bình mỗi tháng, xưởng điêu khắc gỗ của anh Cần có khoảng 5-7 đơn hàng.
Không chỉ góp phần phát triển kinh tế gia đình, với niềm đam mê nghề điêu khắc gỗ, anh Cần đã đào tạo, truyền đạt kinh nghiệm cho nhiều thanh niên trên địa bàn xã học nghề, đồng thời tạo việc làm ổn định cho 3 - 4 thợ lành nghề với mức lương từ 7- 10 triệu đồng/tháng. "Trong thời gian tới tôi ấp ủ dự định mở rộng địa bàn hoạt động lên Thành phố Ninh Bình vì người dân có mức sống cao hơn và nhu cầu khách hàng mua sản phẩm điêu khắc gỗ nghệ thuật ở đó sẽ nhiều hơn.
Ngoài mở thêm xưởng sản xuất, khu trưng bày sản phẩm, tôi tiếp tục đào tạo và tạo việc làm cho các thanh niên trên địa bàn tỉnh cũng có niềm đam mê với nghề"- Anh Cần cho biết thêm.
PV
Tin liên quan
Tin mới hơn

Thanh Hoá: Nhân rộng mô hình thanh niên phát triển kinh tế
15:19 | 10/06/2025 Khởi nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nông dân Châu Đức khởi nghiệp làm giàu
10:09 | 03/06/2025 Khởi nghiệp

Thanh niên bỏ phố về quê, làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp
09:26 | 15/05/2025 Khởi nghiệp

Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025
13:35 | 16/04/2025 Khởi nghiệp

Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả
20:36 | 28/03/2025 Tin tức

Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
11:27 | 27/03/2025 Khởi nghiệp
Tin khác

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
10:40 | 19/03/2025 Khởi nghiệp

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông
19:32 | 25/02/2025 Khởi nghiệp

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 | 26/12/2024 Khởi nghiệp

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ
09:09 | 25/12/2024 Khởi nghiệp

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 | 12/12/2024 Khởi nghiệp

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân