Niềm vui của một nghệ nhân sinh vật cảnh
Sau gần 30 năm phục vụ trong ngành, năm 2009 ông Luận nghỉ hưu trở về địa phương, với quân hàm thiếu tá, 4 năm sau đó, vợ ông cũng mang quân hàm thiếu tá về hưu. Cả hai vợ chồng ông đều đã gần 40 năm tuổi Đảng và cùng sinh hoạt trong một Chi bộ.
Vợ chồng ông bà Nguyễn Đăng Luận- Phạm Thị Thủy
Ông Luận quê gốc ở huyện Đan Phượng, Hà Tây, nay thuộc về Hà Nội, khi vào ngành công an, công tác tại địa bàn miền núi, ông rất thích môi trường núi, rừng, cây cối và thú vui chơi cây cảnh, ngoài giờ làm việc ở cơ quan về cứ rảnh rỗi là ông lại đi sưu tầm các loại cây cảnh rồi tìm hiểu tạo thế bon sai. Vào lúc phong trào chơi cây cảnh, bon sai phát triển mạnh, gia đình ông còn thu về nguồn lợi đáng kể nhờ xuất bán sinh vật cảnh. Theo gương ông nhiều người dân địa phương cũng trồng, kinh doanh cây cảnh. Điều vinh dự là tại các hội thi, triển lãm sinh vật cảnh nhiều tác phẩm của ông và bạn hữu được trưng bày đều được đánh giá cao.
Năm 2016, ông Nguyễn Đăng Luận được đón nhận danh hiệu Nghệ nhân sinh vật cảnh, do Trung ương Hội Sinh vật cảnh Việt Nam trao tặng, ông là một trong hai nghệ nhân sinh vật cảnh duy nhất của tỉnh Yên Bái và được đảm nhận vai trò là Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh của tỉnh Yên Bái với hơn 600 hội viên.
Khách tham quan sinh vật cảnh tại vườn nhà ông Luận
Ông xuất thân từ gia đình lao động, trải qua những năm tháng thăng trầm của thời kỳ quan liêu, bao cấp nên ông rất trân trọng những vật dụng từ thuở xưa như cối xay thóc giã gạo, con trâu, cái cày… Nay xã hội phát triển, những vật dụng ấy ngày càng lùi vào dĩ vãng, ông thấy nếu không lưu giữ lại thì thế hệ trẻ sau này sẽ không biết được sự gian lao vất vả của thế hệ ông cha đi trước, cũng như lịch sử phát triển từng thời kỳ của dân tộc. Vậy là ông gom góp tiền lương hưu, vay mượn thêm tiền, tìm mua một căn nhà sàn 3 gian, 2 trái của đồng bào dân tộc Tày về sửa chữa làm nơi trưng bày những đồ vật cũ của người dân thời trước. Thế là bỗng dưng căn nhà trở thành một bảo tàng đồ vật cũ mà ông cất công sưu tầm, xin lại hay tìm mua từ các nơi hang cùng, ngõ hẻm từ vùng núi Tây Bắc, Việt Bắc, đến vùng xuôi xa xôi, rồi thuê nhân lực đưa về trưng bày. Đến nay, gia đình ông đã có hàng trăm hiện vật như vật dụng sản xuất nông nghiệp của người miền xuôi, miền núi, từ những cối giã gạo, quạt hòm, cối xay thóc, mõ trâu, yên ngựa, sáo, khèn cho đến những vật bỏ đi như chổi cọ cùn, rế rách đựng các loại xoong, nồi, đèn dầu, đèn bão... Cứ như thế thú vui sưu tập đồ vật cũ, đã trở thành đam mê của ông, mỗi đồ vật có một đời sống riêng và bản thân nó đã nói lên lịch sử phát triển của đời sống xã hội qua từng thời kỳ.
Hiện vật cũ thời bao cấp...
Điều đáng mừng là vợ ông cũng ủng hộ ông về việc sưu tầm những đồ vật cũ này. Giờ đây gia đình ông đã trở thành địa chỉ tham quan kỳ thú của nhiều khách du lịch, nơi học tập trực quan của các cháu học sinh, sinh viên và mọi người khi muốn "Trở về với cuộc sống xa xưa".
Người dân Yên Bái thấy việc ông làm đã trân trọng gọi ông là "Người lưu giữ hồn quê". Ông Luận cười nói, "cả đời vợ chồng mình là công an góp phần bảo vệ an ninh Tổ quốc, giờ về hưu lại bảo vệ những "di sản" đang có nguy cơ thất truyền, thú chơi sinh vật cảnh cũng là để góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, vừa là thú vui, vừa phát triển kinh tế, góp phần làm đẹp cho quê hương đất nước, thực hiện tuổi già " Sống vui, sống khỏe, sống có ích cho xã hội".
Bài, ảnh: Phạm Sơn
Tin liên quan
Tin mới hơn

9 Di sản Thế giới ở Việt Nam được UNESCO vinh danh
15:01 | 15/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
08:44 | 08/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Vào hạ
09:17 | 07/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ
14:07 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn
11:01 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 | 01/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”
09:54 | 28/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT
10:19 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân
09:14 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới
09:15 | 25/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới
10:03 | 23/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 | 21/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia
15:04 OCOP

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh
15:04 Nông thôn mới

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn
15:03 Tin tức

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao
15:03 Nông thôn mới