Những thay đổi tích cực trong sản xuất nông nghiệp ở Tràng An
Sản xuất lúa tập trung tạo ra năng suất cao và giúp nông dân liên kết được với các doanh nghiệp
Những mô hình sản xuất nông nghiệp tiêu biểu
Với cây lúa, loại cây trồng truyền thống, 5 năm về trước, cánh đồng Sa thuộc thôn Dân Khang Linh, xã Tràng An là vùng trũng, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, năng suất lúa kém. Một nông dân là anh Vũ Thế Tuấn (thôn Ô Mễ) đã mạnh dạn thuê đất của người dân không còn sản xuất, triển khai cấy lúa tập trung với diện tích lớn. Anh Tuấn tổ chức sản xuất các giống lúa thảo dược trên 20 ha ruộng trên địa bàn và liên kết với Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương, gồm: Giống lúa huyết rồng và Phúc Thọ. Trong vụ mùa năm 2022, anh Tuấn cấy giống lúa DB108 và đem lại hiệu quả và thu nhập tốt. Lúa được liên kết tiêu thụ sản phẩm theo hình thức thóc tươi với Công ty TNHH Lương thực Long Vũ (thị trấn Bình Mỹ, Bình Lục).
Nói về hiệu quả của mô hình này, anh Vũ Thế Tuấn cho biết, giá trị sản xuất trên diện tích canh tác tăng 10 - 15% so với cấy lúa truyền thống. Mỗi sào ruộng cho lãi ròng thấp nhất 500 nghìn đồng/sào/vụ, 1 ha đạt 14 triệu đồng/vụ. Với diện tích sản xuất 16 ha, lợi nhuận mỗi vụ dự kiến đạt trên 200 - 300 triệu đồng. Sản xuất trên diện tích rộng giúp anh thuận lợi đưa máy móc vào đồng ruộng, giảm chi phí đầu tư. Sản phẩm thu được số lượng lớn nên có thể liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị sản xuất...
Với những vùng đất lúa sản xuất khó khăn, Tràng An chủ trương chuyển sang trồng cây hoặc nuôi thủy sản. Tại thôn Hòa Thái Thịnh, anh Nguyễn Đức Đoàn cũng đạt nhiều kết quả tích cực với mô hình trồng chanh không hạt trên diện tích 7,1ha. Diện tích này được anh thuê lại của người dân với mức 60 kg thóc/sào/năm, tăng thêm 10kg thóc/sào sau mỗi 5 năm, thời gian thuê sử dụng 20 năm. Ban đầu anh đầu tư 3 tỷ đồng tiền vốn để cải tạo đất, đắp bờ vùng, bờ thửa, lên luống, mua vật tư và giống chanh. Cây chanh thuộc loại dễ trồng, dễ chăm sóc, hoa ra theo lứa gần như quanh năm, cây chịu nước tốt.
Theo anh Nguyễn Đức Đoàn, hiện sản lượng thu hoạch mỗi năm đạt từ 70 – 100 kg/cây, mỗi sào thu hoạch trên 3,5 tấn quả, mỗi năm là hàng trăm tấn chanh không hạt. Toàn bộ chanh đang được anh Đoàn bán cho các đại lý đưa về thị trường tại Hà Nội với giá 20.000 đồng/kg. Như vậy, giá trị mà chanh không hạt mang lại cao hơn nhiều so với cấy lúa truyền thống.
“Trồng chanh không hạt chủ yếu là vốn đầu tư ban đầu, đến những năm sau chi phí chăm sóc sẽ đơn giản hơn. Chanh bắt đầu cho thu quả từ năm thứ 4 và có tuổi đời 10 năm. Sản phẩm chanh không hạt hiện nay nguồn cung không đủ cầu lại còn có thể nguyên liệu chế biến xuất khẩu nên đầu ra khá ổn định và cho hiệu quả kinh tế cao”, anh Nguyễn Đức Đoàn chia sẻ thêm.
Chanh không hạt trở thành một trong những cây trồng mới tại Tràng An
Xã Tràng An cũng hình thành thêm các mô hình sản xuất theo hướng tập trung ruộng đất tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn như: Nuôi cá trên vùng ruộng trũng theo mô hình lúa - cá, chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản chất lượng cao… Nổi bật là HTX Liên An (Tràng An), với vùng có diện tích 30ha sản xuất lúa chất lượng cùng giống, cùng trà, cùng quy trình chăm sóc đã tạo ra sản phẩm chất lượng tập trung. Địa phương đã lựa chọn gạo chất lượng tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Từ đó, xây dựng uy tín, thương hiệu cho sản phẩm, giúp mở rộng thị trường tiêu thụ và thúc đẩy sản xuất phát triển.
Ứng dụng một số kỹ thuật vào phát triển chăn nuôi và thủy sản để nâng cao
thu nhập cho người dân
Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
Tại xã Tràng An, sau khi quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lục Bình lần thứ XXVIII đã đặt ra mục tiêu: Từng bước mở rộng tích tụ ruộng đất, thực hiện liên kết sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Để thực hiện mục tiêu này, Tràng An tích cực chú trọng việc mở rộng diện tích trồng cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao như trồng hoa, cây cảnh, rau, củ, quả sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, chuẩn VietGAP. Đồng thời, tập trung xây dựng mô hình trồng trọt ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, giống mới, biện pháp canh tác mới, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo ông Vũ Văn Hậu - Chủ tịch UBND xã Tràng An cho biết, Tràng An xác định nhiệm vụ trọng tâm là tập trung thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, trọng tâm là thực hiện hiệu quả chủ trương tích tụ ruộng đất, liên kết sản xuất nông sản sạch; Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đàn vật nuôi.
Đến nay, trên địa bàn xã đã có 6 mô hình tập trung ruộng đất với tổng diện tích 45ha. Đó là những mô hình trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản cho giá trị và hiệu quả kinh tế cao, trở thành hướng đi mới thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp trên đồng ruộng của xã. Từ các mô hình tập trung ruộng đất để sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, đa dạng sản phẩm, nâng cao giá trị sản xuất trên diện tích canh tác, xã Tràng An đang tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chất lượng, quy mô lớn giúp nâng cao đời sống người dân. Đây là cũng một trong những giải pháp góp phần xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao giai đoạn tiếp theo.
Bài và ảnh Tường Vi
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới
13:57 | 09/07/2025 Nông thôn mới

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX
09:51 | 09/07/2025 Nông thôn mới

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái
14:35 | 08/07/2025 Nông thôn mới

Nam Đàn đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024
09:17 | 07/07/2025 Nông thôn mới

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp
10:59 | 04/07/2025 Nông thôn mới

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 | 03/07/2025 Nông thôn mới
Tin khác

Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới
14:08 | 02/07/2025 Nông thôn mới

Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02
14:07 | 02/07/2025 Nông thôn mới

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 | 01/07/2025 Nông thôn mới

Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững
10:30 | 30/06/2025 Nông thôn mới

Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”
09:41 | 30/06/2025 Nông thôn mới

Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước
22:09 | 29/06/2025 Nông thôn mới

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao
22:06 | 29/06/2025 Tin tức

Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) : Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.
17:16 | 28/06/2025 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
09:11 | 26/06/2025 Nông thôn mới

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch
15:29 | 25/06/2025 Nông thôn mới

Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc
15:28 | 25/06/2025 Nông thôn mới

Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó
15:28 | 25/06/2025 Nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
10:36 | 23/06/2025 Nông thôn mới

Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh
10:06 | 23/06/2025 Nông thôn mới

Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm
21:00 | 22/06/2025 Nông thôn mới

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 Làng nghề, nghệ nhân

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 Văn hóa - Xã hội

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới
13:57 Nông thôn mới

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào
13:57 Tin tức