Những người giữ lửa văn hóa truyền thống dân tộc Tày
Ông Lương Thiêm Phú đang chọn bầu để làm bầu đàn Tính. Ảnh: Hoàng Lành
Nghệ nhân Lương Thiêm Phú, ở khu Chang Nà, thị trấn Bình Liêu là một trong số ít người con của dân tộc Tày đã dành cả cuộc đời mình để bảo tồn văn hóa của cha ông. Với năng khiếu trời cho, ông Phú không chỉ giỏi hát Then, sáng tác nhiều bài Then cách tân mà còn có khả năng chế tác ra những cây đàn Tính truyền thống của dân tộc Tày. Các công đoạn chế tác đều do ông tự mày mò thực hiện. Từ hàng chục năm nay, ông đã làm ra hàng ngàn cây đàn.
Ông Phú chia sẻ: “Tôi biết làm đàn Tính từ hồi nhỏ, chủ yếu là để người trong gia đình dùng. Từ khi thành lập câu lạc bộ hát Then Tình Húc (năm 2007), tôi mới làm đàn để cho tất cả các thành viên câu lạc bộ đều có mỗi người một cái”.
Theo ông Phú, điều quan trọng nhất của cây đàn Tính chính là cần đàn. Tuy rất đơn giản, thô sơ, nhưng loại gỗ được chọn phải là gỗ boóc láp, bởi theo ông Phú, chỉ có loại gỗ này mới nhẹ và không làm cho cần đàn cong, vênh. Với đàn Tính, một bộ phận khác không kém phần quan trọng chính là bầu đàn. Bầu đàn là những quả bầu già, hình dáng bên ngoài tròn đẹp, quả bầu không quá to, cũng không quá nhỏ, miệng phải tròn, vỏ dày, gõ vào phải kêu đanh, như thế đàn mới có âm sắc chuẩn.
Ngoài chọn bầu đàn sao cho vừa, ông còn cắt gọt sao cho thân đàn vừa với bầu đàn, tỉ mỉ khắc gọt từng họa tiết cho bầu đàn. Để bảo vệ cho cây đàn Tính không bị hỏng và bền đẹp, ông sơn phủ lên các bộ phận của cây đàn. Năm nay, ông Phú đã bước sang tuổi 82, nhưng đôi bàn tay của ông vẫn nhanh nhẹn, chắc khỏe. Trung bình mỗi năm ông làm được trên 100 cây đàn Tính để bán cho người dùng.
Ông Phú cho biết thêm: “Nhiều người rất lo bản sắc văn hóa của người Tày không được gìn giữ, nhưng bây giờ thì không lo nữa rồi, vì nhiều người thích hát Then, kể cả lớp trẻ. Bản thân tôi đã truyền dạy nghệ thuật hát Then cho 16 lớp, khá nhiều người trẻ bây giờ đã biết đánh, biết hát rồi. Tôi tin chắc điệu hát Then sẽ không mai một mà trường tồn với người Tày ở Bình Liêu mãi mãi. Năm 2019, tổ chức UNESCO đã công nhận hát Then, đàn Tính là di sản văn hóa của nhân loại. Đó là niềm động viên chúng tôi tiếp tục công việc gìn giữ, truyền dạy nghệ thuật hát Then, đàn Tính cho lớp trẻ. Riêng bản thân tôi sẽ cố gắng sản xuất nhiều đàn Tính hơn nữa”.
Chung một niềm đam mê với văn hóa truyền thống của người Tày còn có nghệ nhân dân gian Hoàng Thị Viên, Chủ nhiệm câu lạc bộ hát Then Nà Làng, thị trấn Bình Liêu. Bà Viên tự nhận mình không phải là người hát hay, nhưng rất yêu những câu hát Then của dân tộc mình. Luôn trăn trở trước sự mai một của văn hóa truyền thống, bà Viên đã mở lớp dạy hát Then, đàn Tính để truyền lại các giá trị văn hóa quý báu cho các em nhỏ trong khu. Bà Viên cho biết: “Từ năm 2017, tôi vận động các cháu hát Then và mở lớp dạy học cho các cháu. Các lớp học của tôi duy trì từ năm 2017 đến nay. Các cháu rất đam mê học hát, trưa nào cũng đến nhà tôi miệt mài học”.
Cháu Hoàng Tuyết Ngọc, khu Nà Làng, thị trấn Bình Liêu cho biết: “Năm nay là năm thứ 3 cháu theo học hát Then. Bà Viên dạy rất tỉ mỉ và dễ hiểu. Cháu rất thích hát Then, đàn Tính. Đến bây giờ cháu đã biết hát một số bài. Cháu sẽ cố gắng hát thật nhiều bài và đánh đàn Tính để không làm phai đi bản sắc dân tộc Tày”.
Không chỉ làm nhiệm vụ truyền dạy lại cho lớp trẻ nét đẹp văn hóa truyền thống của người Tày, bà Hoàng Thị Viên còn sáng tác những làn điệu, những bài hát mới, từ đó, góp phần làm phong phú thêm kho tàng nghệ thuật hát Then của dân tộc Tày huyện Bình Liêu.
Những ngày cuối tuần, bà Viên tranh thủ giờ nghỉ trưa để truyền dạy đàn tính cho các cháu. Ảnh: Hoàng Lành
Toàn huyện Bình Liêu hiện có 5 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú. Họ chính là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại với tương lai. Họ có vai trò quan trọng trong việc tiếp lửa, truyền dạy các giá trị văn hóa phi vật thể của các dân tộc lan tỏa trong cộng đồng, đặc biệt là cho thế hệ trẻ - đội ngũ sẽ kế thừa và bảo tồn những giá trị đó trong tương lai. Nhờ vậy mà các di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày ở Bình Liêu tiếp tục được cộng đồng trân trọng, giữ gìn. Tuy vậy, để duy trì “ngọn lửa” đam mê văn hóa phi vật thể cũng cần phải quan tâm tới những người “giữ lửa”.
Ông Vi Ngọc Nhất, Phó phòng Văn hóa - Thể thao huyện Bình Liêu cho biết: “Thời gian qua, huyện Bình Liêu đã có nhiều giải pháp để bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Tày trên địa bàn. Trong đó, chúng tôi đã bảo tồn và phát triển dân ca của người Tày qua việc thành lập các câu lạc bộ hát Then, đàn Tính. Đóng vai trò nòng cốt ở trong các câu lạc bộ đó là các nghệ nhân dân gian trên địa bàn huyện. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục kiến nghị để có những giải pháp và chính sách phát triển về văn hóa dân tộc Tày, trong đó đề xuất giải pháp hỗ trợ kinh phí cho các nghệ nhân cũng như bảo tồn dân ca người Tày trên địa bàn huyện”.
Với những người đang miệt mài giữ hồn dân tộc như nghệ nhân ưu tú Lương Thiêm Phú, nghệ nhân dân gian Hoàng Thị Viên và còn rất nhiều cái tên đáng trân trọng khác nữa, dù có hay không được phong tặng danh hiệu nghệ nhân, nhưng họ vẫn sẽ vẹn nguyên đam mê, miệt mài với công tác bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Tày. Bởi với họ, giữ hồn dân tộc không phải chỉ vì tình yêu, tâm huyết mà còn là trách nhiệm với cộng đồng dân tộc mình, với xã hội và thế hệ nối tiếp, để mạch chảy văn hóa truyền thống của người Tày mãi được giữ gìn đến muôn đời sau.
Theo Biên Phòng
Tin liên quan
Tin mới hơn
Người cán bộ hội tâm huyết với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
18:15 | 28/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Lễ hội Hoa tam giác mạch Hà Giang
18:15 | 28/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Vai trò người có uy tín đóng trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc
09:00 | 28/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Sức sống mới trên quê hương Phú Thọ
09:25 | 25/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Nguyễn Đình Thi và khúc tráng ca "Người Hà Nội"
23:47 | 17/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Triển lãm thư pháp “ Nghiên bút còn thơm ”
23:46 | 17/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Hội đồng nữ doanh nhân Việt Nam - ASEAN “Báo công dâng Bác” 2024 với khát vọng vươn xa
16:13 | 16/10/2024 Văn hiến Hà Thành
Bình Định: Chuyện về Đào Duy Từ cùng gia phả họ Đào
15:00 | 14/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức về nguồn và Tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 21 năm thành lập
15:00 | 14/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Bác Hồ với Hà Nội những ngày mới giải phóng
13:48 | 11/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghệ sĩ Lưu Hồng Quang với độc tấu Piano “Hành Trình Hồi Sinh”
11:03 | 10/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 | 09/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”
14:32 | 07/10/2024 Văn hiến Hà Thành
Lễ hội Thành Tuyên 2024
09:16 | 07/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp đại diện trí thức kiều bào thuộc cộng đồng Pháp ngữ
09:14 | 07/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Mông Cổ ở Đại sứ quán
15:23 | 02/10/2024 Văn hiến Hà Thành
70 Năm Giải Phóng Ứng Hòa và Chiến Thắng Khu Cháy
13:28 | 02/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghề nhuộm vải truyền thống của dân tộc Dong ở Qúy Châu
10:08 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghị lực của một thầy giáo khiếm thị
09:55 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Hà Tĩnh: Công nhận Miếu Nhàng Nhàng là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh
09:53 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Nỗ lực lưu giữ và lan tỏa giá trị văn hóa của gốm Mường
09:28 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu kết hợp nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
10:17 Nông thôn mới
Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển hoạt động khuyến công
10:05 Khuyến công
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11
10:04 Tin tức
Xuất khẩu rau, quả lập kỷ lục mới
10:01 Kinh tế
Trà vỏ chuối hỗ trợ giấc ngủ ngon ít người biết
09:49 Sức khỏe - Đời sống