Những câu thơ trữ tĩnh tươi tắn
Từ khi còn là sinh viên, anh đã có hàng chục ca khúc, rồi đến 2020, NXB Thanh Niên đã chọn 105 ca khúc, xuất bản thành tuyển tập ca khúc “Thao thúc bên sông” của anh. Trong cặp, anh có sẵn một tập bản thảo với hàng trăm bài thơ. Thì ra, cảm xúc ban đầu của anh được chép thành lời thơ, bài thơ, rồi theo bản năng mà cải biên, nhuộm màu giai điệu và chép nhạc. Điều đó cũng dễ hiểu bởi tâm hồn thơ và nhạc, lời thơ và lời bài hát nhiều khi cũng là một thôi. Ở Đinh Văn Bình là như thế, thơ là nhạc, thơ trẻ thì nhạc cũng trẻ. Đấy là thế mạnh của anh.
Tập thơ Một mình và tập Chồi xuân ngày mới chỉ là sự kế tiếp của mạch thơ có hậu, từ số ít sang số nhiều, từ suy nghĩ một chiều đến đa chiều; đó là thành quả tất yếu của con người anh luôn luôn lạc quan bước tiếp trên chặng đường mới, luôn có niềm tin từ gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Anh có quê hương làm nội lực để mà đi xa hơn. Vậy nên, dòng suy nghĩ viết về quê, Bình buột miệng, thật thà, trong trẻo, không phải cân nhắc gì cả:
Xóm làng nhỏ bé thế thôi
Xuân bừng sáng cả khoảng trời góc quê.
Hay là:
Đón thêm mùa no ấm
Chen đầy ngày xuân vui.
…
Mơ màng trong mưa trôi
Sắc cầu vồng tím đỏ
Cây bên đường reo vui
Rối bời lên cùng gió.
Những câu thơ tươi tắn, vừa quen vừa lạ như thế này chiếm dung lượng lớn trong tập, tạo thành mạch, thành dòng làm chúng ta dễ nhận ra anh, nhận ra mối tương tác giữa lời nói, hình ảnh, nhạc điệu. Bình viết thật trẻ nhưng không cầu kỳ, không cố biến báo, gắn cho nó nhiều thứ lủng củng như đôi khi chúng ta đã đọc ít bài ở đâu đó. Đấy là chất liệu thơ của Đinh Văn Bình, qua hai tập rồi và sẽ không thay đổi.
Tuy nhiên, để thơ được chắp cánh, được tự nhiên nở với chồi xuân và ngày mới thì có lẽ cái gốc của nó là ở những khi tác giả một mình trong tâm trạng vui buồn. Có điều Bình không bị rơi vào trạng thái kể lể, là hoàn cảnh gì, ngày ấy, hôm ấy ở đâu và như thế nào… mà chỉ cần một vài hình ảnh để diễn tả trạng thái có tính ước lệ của “tàn thu một mùa khép lại” và “ngồi với bóng” mà dệt
thành tâm trạng:
Thoáng nhìn nghĩ về ngày ấy
Một mình nhấm nháp cà phê
Tàn thu một mùa khép lại
Bao nhiêu kỷ niệm ùa về.
…
Một mình lặng ngồi với bóng
Cà phê góc phố thân quen
Tìm em dáng hình thân thuộc
Xạc xào mùa lá nhớ quên.
Ngay những khi tâm trạng bị dồn nén rồi bộc lộ bằng cao điểm mà ở đây bạn đọc cũng không biết tác giả tìm gì, khó nhọc gì và hiểu gì? Mà chỉ biết rằng, chắc chắn sẽ tìm được và hiểu được cái tình của người con trai đến lúc nó lặng lẽ, ngóng trông, chờ đợi.
Năm tháng lặng lẽ tìm
Trải qua nhiều khó nhọc
Anh đã hiểu tình em
Đã bao lần ngóng đợi.
Ở phần trên chúng tôi đã dẫn ra một vài địa danh. Chưa đủ? Bình còn là nhà báo nên đi nhiều, từ khắp các vùng miền đất nước, song cần nói thêm rằng, đó là địa danh trong lời hát của nhạc sĩ. Bài hát thường ngợi ca về một địa danh hay một chủ đề rõ ràng, còn ở phần thơ, hầu như ta không thấy Đinh Văn Bình câu nệ về sức nặng nội dung bài thơ. Thơ và nhạc của anh rất giống nhau về phong cách, về cảm quan nhưng khác nhau về mục đích phản ánh. Điều đó thể hiện bút pháp thơ của Bình nặng về nghệ thuật để làm giàu hàm súc. Tuy anh lại không hề phải bận bịu quá về bố cục và chau chuốt về câu chữ. Đôi khi chỉ là mấy câu chập chờn một nỗi nhớ đầy vơi, một trạng thái dịu nhẹ. Anh biết tách ra cái đích cần có của nhạc và thơ. Cứ tự nhiên để hồn thơ buột ra mà chẳng ngại ngần gì. Chính điều đó thơ anh tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Làm cho người đọc thấy thêm yêu
mến một tác giả.
Tôi lắng nghe những âm thanh rung trái tim mình
Cứ dào dạt, mộng mơ và thổn thức
Bao say đắm, kiếm tìm để rồi thành xa lạ…
Trong tiềm thức những vô định và bình yên cuộc sống
Thấy vội vàng những suy tư trong trắng, hồn nhiên.
BVM.11/2022
Bài, ảnh: Bùi Việt Mỹ
Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nhà hàng Minh Công - Niềm tin của người tiêu dùng
20:27 | 25/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Tháng 7 chi ân
20:26 | 25/09/2023 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Nét đặc sắc của ẩm thực Huế
08:44 | 25/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Trung thu nét đẹp truyền thống của người Việt
08:44 | 25/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Triển lãm tranh mỹ thuật mang tên “Chơi”
08:59 | 22/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Thành Tuyên chính thức diễn ra từ ngày hôm ngay 20/9/2023 đến hết ngày 27/9/2023
08:56 | 21/09/2023 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Bộ Y tế đề xuất nới phạm vi chi trả bảo hiểm y tế với thuốc hiếm
20:56 | 19/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Quê hương đổi mới
11:22 | 13/09/2023 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại lễ hội Trung thu 2023
10:33 | 12/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Nhớ mùa trung thu năm ấy
09:16 | 11/09/2023 Văn hóa - Xã hội

“Gió thổi mùa thu hương cốm mới”
09:15 | 11/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Khai mạc Ngày hội văn hoá các dân tộc miền trung
14:21 | 08/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Bánh cuốn ngọt miền Tây
09:34 | 07/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Người trẻ nặng lòng với truyền thống lịch sử dân tộc
09:33 | 07/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Xôi cốm - món quà thanh tao của người Hà Nội
15:18 | 06/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc xã Hoà Lâm
15:17 | 06/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Huyện Lý Nhân (Hà Nam) : Thôn Cát Vinh, xã Công Lý khánh thành Nhà Văn hóa chào mừng kỷ niệm 78 năm ngày Quốc khánh 2/9.
16:32 | 04/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Cần Thơ: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Quốc khánh, thu hút du khách
08:00 | 30/08/2023 Văn hóa - Xã hội

“Tiến quân ca”- Tài sản vô giá sống mãi với thời gian
15:16 | 29/08/2023 Văn hóa - Xã hội

Món quà mùa thu
11:09 | 28/08/2023 Văn hóa - Xã hội



Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới
20:30 OCOP

Phục dựng các mẫu đèn Trung thu cổ đã bị thất truyền
20:29 Tin tức

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
20:29 Môi trường

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống
20:29 Làng nghề, nghệ nhân

Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản
20:28 Khuyến công










