Nhớ người đi xa
Tôi quen anh qua mối dây họ hàng của nhà anh rể - chồng chị tôi. Anh và tôi học cùng trường nhưng trên tôi 4 lớp. Sau khi đỗ Tú Tài toàn phần, anh vào Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) học Đại Học. Thỉnh thoảng, anh về thăm nhà vào những dịp Tết Nguyên Đán hay ngày lễ. Vì thế, tôi cũng rất ít khi gặp anh.
Lần thứ nhất tôi gặp anh tại nhà cô bạn. Rất tình cờ! sau lần gặp ấy tôi mới biết đôi điều về anh qua lời cô bạn. Còn anh, anh lại biết rõ về gia đình tôi cũng như tôi đang học lớp mấy, trường nào.
Lần thứ 2 tôi gặp anh trên đường đi học về, cả hai cùng dừng lại hỏi thăm nhau.
- Hoa khỏe chứ ?
- Vâng, vẫn thường ạ. Anh về thăm nhà à ?
Một thoáng lúng túng, anh trả lời :
- À , thì … cũng có chút chuyện.
Tôi đưa tay cầm vành nón lá cho khỏi bật ra sau, giọng chân thành:
- Vậy khi nào rảnh mời anh ghé thăm nhà.
- Cho anh gửi lời thăm sức khỏe hai bác và anh chị của em. Thôi, em về nhanh kẻo nắng. Anh đi đây.
Thế là anh cúi đầu rảo bước không đáp lại lời mời của tôi. Tôi cũng vội về trên con đường đầy nắng. Mặt trời lúc này đã lên cao, chiếu những tia nắng gắt xuống khắp nơi.
Năm sau, tôi gặp anh trong buổi tiệc tất niên. Hôm ấy là 25 Tết năm 1968. Nhận lời mời của anh, tôi cùng hai cô bạn cùng đi. Đến nơi, một ngôi nhà ba gian hiện ra, rất rộng nằm giữa khu vườn đầy cây trái. Sau khi chào những người lớn tuổi trong nhà, chúng tôi kéo nhau ra thăm vườn. Những quả na, quả ổi treo lủng lẳng trên cành trông thật đẹp ! Anh hái một quả đưa cho tôi.
- Em ăn xem có ngon không.
Tôi đón lấy ăn ngon lành. Thấy thế anh bảo:
- Tí nữa về anh sẽ tặng em một túi trái cây.
Tôi vui mừng cảm ơn anh rồi đi vào bếp. Chúng tôi phụ má anh dọn thức ăn lên. Nhìn những lát thịt luộc thơm lừng nằm xếp gọn gàng quanh đĩa, tôi buột miệng:
- Những lát thịt đẹp quá !
Mẹ anh nhìn tôi cười hiền.
- Bác mong có cô con dâu như con.
Lúc ấy, nào tôi có nghĩ gì về chuyện rể dâu nên chỉ cười đáp lại.
Các bàn đã sắp đầy thức ăn. Theo lời mời của gia chủ, mọi người lần lượt ngồi vào. Chúng tôi ngồi chung một bàn để dễ chuyện trò. Những câu chuyện vui được mọi người kể cho nhau nghe. Tiếng cười vang lên làm cho không khí buổi tiệc cởi mở thân tình hẳn ra. Thỉnh thoảng, tôi bắt gặp ánh mắt anh nhìn tôi rất nhanh rồi cúi xuống. Im lặng!
Tiệc tan, anh đưa chúng tôi ra ngõ. Câu nói sau cùng như còn văng vẳng bên tai: “Mong em sức khỏe và học tốt.”
Tôi “dạ” rồi chào anh ra về không quên mang theo túi trái cây cùng tấm thiệp chúc Tết anh trao.
Tấm thiệp giản đơn như con người bình dị của anh. Bên ngoài, vẽ hình cô gái đi dù. Bên trong là lời chúc mừng năm mới cùng tên anh nhưng không ghi họ, không chữ ký, không ngày tháng năm. Cất tấm thiệp vào hộp mà lòng tôi băn khoăn một điều: Sao năm nay anh lại tặng thiêp chúc mừng năm mới cho tôi?
Giao thừa đêm 30 năm ấy, năm Mậu Thân 1968, pháo nổ từng tràng dài. Sau đó nghe cả tiếng súng nữa. Rồi tiếng pháo và tiếng súng hòa nhau thi nhau nổ vang trời. Ba tôi lấy làm lạ còn chị em tôi thì vô tư, không suy nghĩ gì, nên một lúc sau đã ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Sáng mùng 1 Tết chưa kịp thay áo mới, tôi đã nghe tiếng người hàng xóm đứng ngoài cửa nói vọng vào: “ Khi hôm có một trận đánh dữ dội ở Ngọc Thành. Hiện có xác VC chết nằm trên Chùa Cầu “ Tôi hoảng kinh, không dám bước ra nhìn.
Đến trưa, tôi nhận được tin anh đã chết trong trận giao chiến đêm giao thừa. Xác anh nằm sau vườn nhà. Tôi băn khoăn tự hỏi: Sao lại giao chiến ? Sao lại chết ? Những câu hỏi đặt ra mà không có lời giải cứ vang lên trong trí tôi. Chỉ mới mấy ngày trước đây tôi còn gặp anh. Anh hái ổi cho tôi, anh đưa tôi ra ngõ cùng lời dặn dò, rồi ánh mắt anh nhìn tôi dịu dàng lặng lẽ. Còn tấm thiệp nữa, vẫn còn đây!
Sau này, lớn lên một tí, quan tâm đến thời sự, thời cuộc một chút, tôi mới hiểu được những điều đã xảy ra. Anh hoạt động cách mạng bí mật lúc còn ngồi trên ghế nhà trường. Tết Mậu Thân, anh từ Sài Gòn về để thực hiện theo kế hoạch được giao.
Anh nằm xuống lúc tuổi đời còn quá trẻ ! Anh có được truy tặng là liệt sĩ ? Nấm mộ anh ở đâu tôi không rõ. Mãi về sau, qua lời người quen, tôi được biết mô anh đươc dời về nghĩa trang liệt sĩ. Căn nhà cũ ấy cũng đã bán, gia đình dọn đến ở nơi khác và mẹ anh cũng đã qua đời do lâm trọng bệnh.
Còn tôi lớn lên đi dạy xa rồi theo chồng lập nghiệp nên ít khi trở về. Vào một ngày xuân đẹp trời năm ấy, tôi về quê đến thăm mộ anh, khẽ khàng đặt những nhánh bông cúc vàng trước mộ. Loài hoa mà anh yêu thích vì hương hoa thoang thoảng, sắc hoa tươi thắm. Thắp nén hương lên mộ với niềm mong mỏi anh được an vui nơi cõi vĩnh hằng.
Tất cả sự việc diễn ra trước mắt tôi như thước phim quý. Đã hơn 50 năm trôi qua, mộ anh đã xanh cỏ từ lâu và tấm thiệp trên tay tôi đang cầm cũng đã ngã màu theo năm tháng. Anh nằm xuống, lặng lẽ hy sinh như bao người đã chiến đấu và nằm xuống cho quê hương mình.
Anh nằm xuống như đã từng đứng dậy
Gió trời xanh ru giấc ngủ thiên thu
Anh nằm xuống giữa hồn thiêng sông núi
Giấc mơ hoa đã chìm khuất xa mù .
Tấm thiệp đầu xuân thay lời từ biệt
Nay vẫn còn nét chữ của vẹn nguyên
Ngôi sao băng cuối vườn xuân lịm tắt
Cho ngày mai - em giấc ngủ bình yên.
Đêm ba mươi anh về nằm với đất
Tiếng súng tạch đùng tiễn bước chân ai
Về với đất vẫn nguyên màu của đất
Áo trắng năm xưa gởi lại cho đời.
Anh nằm xuống cho nắng vàng trải lối
Máu xương anh đổ xuống cánh đồng hoang
Lúa trổ vàng, cốm xanh non màu mới
Biết nơi nao là địa cửu, thiên đàng ?
Bài, ảnh: Huỳnh Túy Hoa
Tin liên quan
Tin mới hơn

Dâng 180 mâm lễ hình bản đồ Việt Nam dâng lên Vua Hùng
10:43 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội: Nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
10:40 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiều hoạt động về "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam" tại Hà Nội
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
12:03 | 05/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực
21:01 | 04/05/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 | 30/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân