Nhìn lại chặng đường 8 năm Thời báo Làng nghề Việt
Không biết từ bao giờ cái duyên cầm bút, cầm máy nó gắn bó với tôi trong suốt quá trình học tập ở nhà trường phổ thông, ở trong quân ngũ rồi về cơ quan báo Thời báo Làng nghề Việt. Cho đến bây giờ, dẫu biết rằng “nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà nghèo” song cái thú vị của nghề báo chúng tôi không phải là trực tiếp làm ra đồng tiền bát gạo, hạt thóc, củ khoai một cách đơn thuần, cũng không giống như người công nhân làm ra sản phẩm một cách cụ thể, mà nó góp phần động viên các ngành nghề lao động sản xuất, công tác, chiến đấu, nó làm động lực thúc đẩy xã hội phát triển và đổi mới, hay tác động một cách ngược chiều theo cách riêng của nó....
Phóng viên Trường Sơn (bên phải) cùng phóng viên Quý Hoài, Đài Tiếng nói Việt Nam.
Bác Hồ kính yêu đã từng dạy chúng ta rằng: “Trong xã hội ta không có nghề nào thấp kém, chỉ có những kẻ lười biếng ỷ lại mới đáng xấu hổ!”, nghề báo là một nghề lao động đặc biệt, người làm báo cũng phải chăm chỉ, gắn bó với cơ sở, bám sát thực tế cuộc sống, phải mắt tinh, tai thính, nhạy bén với tình hình và quan trọng nhất là phải có tâm có đức, bởi vậy khi tác phẩm báo chí viết ra, in ra, người đọc sẽ hiểu được người cầm bút là người như thế nào.
Trong các cuộc họp giao ban cơ quan báo, triển khai các chương trình, kế hoạch công tác hàng tháng, hàng năm, tổng biên tập báo luôn luôn nhắc nhở các nhà báo, phóng viên, cộng tác viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn đạo đức của người làm báo, không được lợi dụng danh nghĩa nhà báo, phóng viên báo chí để mưu cầu lợi ích cá nhân, hoặc tuyên truyền trái với đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, ai không thực hiện được quy định này chắc chắn sẽ bị đào thải.
Để tác phẩm báo chí, bài báo viết ra hấp dẫn bạn đọc, đi vào lòng người, người cầm bút phải “lao tâm khổ tứ”, không được dễ dãi khi dùng câu chữ, phải đào sâu suy nghĩ, làm sao viết ngắn mà vẫn không thiếu, viết dài mà vẫn không thừa, và phải hiểu rằng “Văn vẻ ngắn gọn là tinh hoa của trí tuệ”, đó mới là kỹ năng, kỹ thuật, tối kị báo cáo hóa báo chí, tức là lấy báo cáo của người ta cắt xén, lắp ghép làm bài viết của mình, làm như vậy khác gì đạo văn và chắc chắn bài viết sẽ khô cứng, kém thuyết phục.
Báo chí là sản phẩm văn hóa nên đòi hỏi người viết báo phải có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chữ Việt và hiểu rõ phong tục, tập quán của miền vùng, của đồng bào các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, ảnh chụp minh họa cho bài viết cũng phải mang tính chân thật, có văn hóa, chú thích rõ ràng.
Hơn 40 năm cầm bút, bản thân tôi đã có hàng trăm bài viết và ảnh chụp được đăng trên các báo Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Pháp luật, Giáo dục thời đại... vui nhất là có những bài báo hàng chục năm nay màu giấy báo đã ố vàng mà bạn đọc vẫn còn lưu giữ, vậy mà khi về làm phóng viên Thời báo làng nghề Việt tôi vẫn phải học hỏi rất nhiều đồng nghiệp trẻ để bắt kịp với thời đại, với công nghệ làm báo hiện đại.
Bác Hồ, người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam đã từng dạy rằng: “Các đồng chí cần nhớ rằng, tình hình luôn luôn thay đổi, ai mà không chịu học tập rèn luyện thì sẽ bị thụt lùi và sẽ không bao giờ giành được thắng lợi!”. Là phóng viên báo Thời báo Làng nghề Việt, mỗi khi xuống địa bàn cơ sở, đi các tỉnh, thành phố lấy thông tin viết bài, tôi luôn tâm niệm rằng mình đang làm nhiệm vụ phục vụ Tổ Quốc, phục vụ nhân dân, trong đó có những người thân yêu nhất của mình.
Mỗi khi báo phát hành, có bài viết của mình chuyển tới tay bạn đọc, không có gì vui sướng hơn là được nhìn thấy mọi người thuộc đủ các ngành nghề trân trọng đón đọc, như một món ăn tinh thần không thể thiếu, đó là niềm tự hào lớn nhất của những người làm báo chúng tôi.
Phóng viên Trần Anh Tuấn: Vững vàng là phóng viên
Tôi đến với nghề báo và gắn bó với báo Thời báo Làng nghề Việt như một “cơ duyên”, một “định mệnh” đầy bất ngờ. Nghề báo đến với tôi tuy là “mối tình thứ hai” nhưng đến nay tôi đã yêu và gắn bó với sự tình cờ này. So với yêu cầu của nghề, của cơ quan, của vị trí công tác, tôi vẫn còn nhiều điểm chưa đạt song bản thân sẽ tiếp tục nỗ lực rèn luyện, phấn đấu, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ để mỗi bài viết thực sự mang lại giá trị cho bạn đọc và xã hội.
Với tôi, một phóng viên giỏi, sắc bén, nhanh nhẹn thì bản thân phải không ngừng cố gắng, nỗ lực, trau dồi kiến thức và tích lũy kinh nghiệm, nhất là trong thời điểm hiện tại khi mà báo chí đang phải chạy đua với mạng xã hội. Việc đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người cũng chính là những trải nghiệm thú vị giúp mình hoàn thiện bản thân từng ngày. Điều quan trọng nhất với người làm báo chính là cái tâm.
Tâm không vững thì lòng khó trong. Để có thể trụ vững và sống được với nghề báo đòi hỏi bản thân không chỉ có tư tưởng chính trị vững vàng mà còn phải tỉnh táo, biết cách bảo vệ mình, bảo vệ nhân vật và không được hiếu thắng.
Sau 3 năm công tác tại báo Thời báo Làng nghề Việt, được đi cùng với Tổng Biên tập Nguyễn Văn Vũ và anh em báo chí trong cơ quan xuống các làng nghề như: Lụa Vạn Phúc, Gốm Bát Tràng, Lụa Nha Xá hay đến các làng nghề thổ cẩm, gặp gỡ các nghệ nhân, thợ giỏi thuộc các vùng sâu, vùng xa của Tổ quốc như: Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên…, tìm hiểu và ghi chép về lịch sử của mỗi làng nghề; về tinh thần bám trụ, bảo tồn và duy trì phát triển làng nghề của bà con dân tộc, với mong muốn khát khao giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc mình… những người làm báo như chúng tôi mới thấm thía những nỗi vất vả, trăn trở của những người dân làng nghề đang ngày đêm… giữ nghề. Mới thấy yêu và tự hào về tờ báo “làng nghề” mà mình gắn bó…
8 năm, một chặng đường không phải quá dài đối với một tờ báo, nhưng cũng đủ nói lên lòng quyết tâm, tinh thần “dám nghĩ, dám làm” của những phóng viên báo Thời báo Làng nghề Việt, đang ngày đêm “lăn lộn” trên khắp các làng nghề trên cả nước để kịp thời cung cấp cho bạn đọc những bức ảnh, bài viết sâu sắc về những đổi thay, những khởi sắc mạnh mẽ của các làng nghề, nghệ nhân trên cả nước. Và cả những nỗi niềm trăn trở giữ nghề của người dân làng nghề trên cả nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ và tác động đến mọi vấn đề của cuộc sống.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Kinh nghiệm viết một bài báo: Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông, dễ hiểu, ngắn gọn, dễ đọc”. Sự nghiệp làm báo của Bác Hồ bền bỉ, liên tục trong suốt 50 năm, luôn gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng vĩ đại của Người. Do đó, có thể nói quan điểm “viết cho ai” chính là quan điểm của người làm cách mạng, hướng tới quần chúng nhân dân, và “viết để làm gì”, chính cũng là sử dụng báo chí để đạt mục tiêu làm cách mạng. Kinh nghiệm “viết cho dễ hiểu” của Bác đã góp phần thôi thúc và giúp cho chúng tôi, những phóng viên báo Thời báo Làng nghề Việt có cách diễn đạt tốt nhất, sâu sắc nhất khi viết về những làng nghề, nghệ nhân, thợ giỏi trên đất nước mình.
Còn biết bao nhiêu câu chuyện vui buồn của anh em phóng viên báo Thời báo Làng nghề Việt mà không cách nào kể hết được. Chỉ biết rằng phía sau những bài viết, những trang phóng sự ảnh là rất nhiều công phu, vất vả và cả sự hy sinh, sáng tạo của người cầm bút. Chúng tôi, những người đã, đang và sẽ sống với báo chí vẫn coi đó là một niềm vinh dự lớn lao, lớn đến nỗi đủ sức để giúp chúng tôi vượt qua tất cả để sáng tạo nên những tác phẩm báo chí thật sự có ý nghĩa để phục vụ người dân làng nghề nói riêng và bạn đọc cả nước nói chung, góp phần nhỏ để dựng xây và thúc đẩy các làng nghề tốt đẹp hơn.
Phóng viên Ánh Tuyết: Dấu ấn một chặng đường
Thuở ban đầu khi bước chân vào nghề báo, tôi đã gặp không ít khó khăn, từ quá trình tập làm quen với công việc cho đến sáng tạo cho ra những “đứa con tinh thần”, đó đều là những trải nghiệm mới mẻ và vô cùng quý giá.
Hơn 2 năm công tác và đồng hành cùng báo Thời báo Làng nghề Việt, tôi may mắn được các anh chị, những người đi trước chỉ dạy rất nhiều, từ điều đơn giản đến phức tạp nhất. Qua đó, tôi hiểu rằng phóng viên cần phải có tác phong chuyên nghiệp từ khâu trang bị, sử dụng nhuần nhuyễn các phương tiện làm việc rồi quá trình thực hiện đề tài, cách nhìn nhận vấn đề, và cuối cùng là tổng hợp để hoàn thành một tác phẩm. Bên cạnh đó, làm báo đòi hỏi một tư duy nhạy bén và cách xử lý vấn đề khéo léo, phải luôn cẩn trọng, cầu toàn trong từng câu chữ và tỉnh táo để soi xét thông tin đa chiều, tránh cái nhìn chủ quan, phiến diện.
Thú thực, với một phóng viên trẻ như tôi lắm lúc cảm thấy khó khăn khi đối mặt với áp lực thời gian hay bị “ý kiến” vì những bài viết “có vấn đề”… Nhưng nghề nào chẳng có cái khó cái nhọc nhằn riêng, những người đi trước hay nói rằng có chịu khó trau dồi từ những bước đi đầu tiên, chúng ta mới có thể vững vàng hơn qua thời gian.
Với tôi, tuổi trẻ cũng chính là ưu thế, do đó, tôi luôn mang trong người một ngọn lửa nhiệt huyết, sự hăng hái. Tuổi trẻ nghĩ là làm, tích lũy trải nghiệm mới và từ đó nghề sẽ dạy nghề. Mỗi khi đi lấy tin, phỏng vấn viết bài hay được bạn bè giới thiệu rằng mình là phóng viên của Thời báo Làng nghề Việt, lúc này, tôi như cảm thấy tự hào và hứng thú, say mê hơn với nghề mà mình đã chọn.
Chặng đường 8 năm không dài cũng chẳng ngắn nhưng lại chứa đựng nhiều ký ức tốt đẹp, có người gắn bó ngay từ thời gian đầu tiên cũng có những gương mặt mới, tất cả đều chung lòng, chung sức xây dựng báo Thời báo Làng nghề Việt đến ngày hôm nay. Nhân dịp kỷ niệm 8 năm ra số báo đầu tiên, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe đến Ban Biên tập và anh chị em phóng viên, nhân viên báo Thời báo Làng nghề Việt. Tôi cùng tập thể phóng viên Văn phòng Đại diện miền Nam vẫn sẽ giữ trong mình ngọn lửa đam mê và cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa để có thể tạo ra những tác phẩm báo chí xuất sắc gửi đến độc giả, cũng như xây dựng báo Thời báo Làng nghề Việt phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Viết Thạnh, Chủ tịch Hội Làng nghề Sơn Đồng (Hà Nội): Báo Thời báo Làng nghề Việt - Người bạn đồng hành thân thuộc của người làng nghề
Chúng tôi là những người làng nghề xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội tham gia vào công tác hoạt động nghề tại địa phương. Thông qua các hoạt động tuyên truyền trên báo Thời báo Làng nghề Việt, chúng tôi đã có những thành tựu nhất định do báo Thời báo Làng nghề Việt mang lại lợi ích cho cộng đồng người làng nghề. Thứ nhất là vấn đề kết nối những người làng nghề với nhau; tôn vinh, ngợi ca những nghệ nhân, bàn tay vàng làng nghề một cách rất rõ ràng trung thực; Những nghệ nhân, thợ trẻ làng nghề họ hăng say hơn, hoạt động tích cực và trân trọng hơn. Đặc biệt, Thời báo Làng nghề Việt đã có những tiếng nói đem lại những lợi ích, phản ánh những bộ mặt của xã hội hiện tại, truyền tải những thông tin của các nghệ nhân đến với Đảng, Nhà nước một cách trung thực và thẳng thắn. Thông qua tiếng nói của cơ quan báo, các chính sách của Đảng và Nhà nước đã đem lại những lợi ích cho cộng đồng làng nghề hoạt động có hiệu quả hơn. Nhân dịp 8 năm thành lập báo Thời báo Làng nghề Việt ra số báo đầu tiên (22/12/2011 - 22/12/2019), tôi xin thay mặt cộng đồng làng nghề Sơn Đồng xin gửi chúc đến toàn thể các anh chị em phóng viên, biên tập viên cơ quan báo Thời báo Làng nghề Việt có một sức khỏe dồi dào, gia đình hạnh phúc; ngòi bút sắc bén để viết lên, tô đẹp làng nghề Việt Nam nhiều hơn và cũng chúc cho toàn thể các đồng chí Ban biên tập báo ngày càng đi sâu đi sát vào làng nghề hơn nữa. Giữa báo và những người làng nghề, là những con người thân thiện với nhau hơn như trong một gia đình làng nghề.
Nhà tạo mẫu tóc Nguyễn Văn Bình - Phó Chủ tịch Hội làng nghề cắt tóc Kim Liên (Hà Nội): Chúc báo Thời báo Làng nghề Việt luôn đồng hành và phát triển cùng các làng nghề
Nhà tạo mẫu tóc Nguyễn Văn Bình - Giám đốc Trung tâm đào tạo nghề tóc và làm đẹp “Sáng tạo mới”, Phó Chủ tịch Hội làng nghề cắt tóc truyền thống Kim Liên (phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội): Biết đến báo Thời báo Làng nghề Việt từ năm 2012, hôm nay cảm xúc lại ùa về khi cầm trên tay tờ báo Thời báo Làng nghề Việt. Thông qua các bài viết được đăng tải trên báo, tôi thấy báo Thời báo Làng nghề Việt có nhiều bài viết về các làng nghề, nghệ nhân; có nhiều chuyên mục phong phú, hấp dẫn, ấn tượng với bạn đọc. Bản thân tôi đang làm nghề cắt tóc tại làng nghề cắt tóc Kim Liên, tôi rất vui khi thấy nhiều làng nghề trong cả nước được gìn giữ và ngày càng phát triển. Thông qua các bài bài báo viết về làng nghề đăng tải trên báo Thời báo Làng nghề Việt, tôi mong các làng nghề hoạt động ngày càng hiệu quả và phát triển hơn nữa. Chúc báo Thời báo Làng nghề Việt luôn đồng hành và phát triển cùng các làng nghề. Chúc cơ quan báo luôn có chỗ đứng trong lòng độc giả.
Phóng viên Đinh Văn Bình: Nhìn lại chặng đường 8 năm báo Thời báo Làng nghề Việt
Báo Thời báo Làng nghề Việt là cơ quan trực thuộc Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, là tiếng nói của các làng nghề, nghệ nhân cả nước. Trải qua 8 năm xây dựng và trưởng thành, báo Thời báo Làng nghề Việt đã không ngừng lớn mạnh; là cầu nối liên kết giữa Hiệp hội Làng nghề Việt Nam với các làng nghề, nghệ nhân. Có nhiều chương trình thiện nguyện được thực hiện, góp phần sẻ chia với những địa phương còn gặp nhiều khó khăn.
Là người gắn bó với báo Thời báo Làng nghề Việt từ những số báo đầu tiên, có chùm bài viết đăng trên số báo xuân 2012 (chào đón tết cổ truyền của dân tộc). Rồi cứ đều đặn như thế, từ đó đến nay những bài viết của tôi được đăng tải thường xuyên trên báo Thời báo Làng nghề Việt. Tôi cũng đã thực hiện xây dựng các bài viết về làng nghề, nghệ nhân; nông thôn mới; Du lịch làng nghề, sản phẩm làng nghề… trên nhiều số báo. Nhìn lại một trạng đường đã qua, tôi cũng vô cùng xúc động và tự hào.
Đội ngũ những người làm báo say xưa trong công việc, người viết bài, người biên tập, người thiết kế - dàn trang, người duyệt bài, xuất bản, người phát hành… tất cả đã tạo nên một ekip sản xuất tác phẩm báo chí, một đội ngũ làm báo chuyên nghiệp. Tên tuổi của báo Thời báo Làng nghề Việt không ngừng vươn xa, có chỗ đứng riêng trong hệ thống báo chí toàn quốc và được đông đảo bạn đọc gần xa trong cả nước biết đến.
Nhân dịp kỷ niệm 8 năm thành lập báo (22/12/2011 - 22/12/2019), tôi xin được gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập, Ban biên tập, Ban thư ký tòa soạn, Các phòng ban chuyên môn, Các Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của báo Thời báo Làng nghề Việt. Chúc báo Thời báo làng nghề Việt ngày một phát triển; là tiếng nói tin cậy của các làng nghề, nghệ nhân; luôn đồng hành với những độc giả của báo trên phạm vi toàn quốc.
PV
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc
09:44 | 05/02/2025 Tin tức
Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025
09:42 | 05/02/2025 Tin tức
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị của Ban Bí thư đánh giá công tác tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025
15:36 | 04/02/2025 Tin tức
Khai mạc Lễ hội chùa Hương năm 2025: Điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt
15:33 | 04/02/2025 Tin tức
Họp mặt Truyền thống tại Đền Gia Định nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025
16:22 | 03/02/2025 Tin tức
Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 -3/2/2025): Đảng gần gũi trong lòng Nhân dân
12:04 | 03/02/2025 Tin tức
Tin khác
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập và rèn luyện Đảng ta
11:55 | 03/02/2025 Tin tức
Ăn gì để thanh lọc cơ thể trong dịp tết?
08:34 | 26/01/2025 Tin tức
Thư chúc mừng năm mới!
08:30 | 26/01/2025 Tin tức
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII
18:32 | 25/01/2025 Tin tức
VPĐD tại TP. HCM – Tạp chí Làng nghề Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
11:55 | 24/01/2025 Tin tức
Lễ hội Chùa Hương năm 2025: Điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt
21:01 | 23/01/2025 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam tham gia Hội báo Xuân Ất Tỵ năm 2025 tỉnh Bình Định
21:01 | 23/01/2025 Tin tức
TP. HCM: Thủ phủ mai vàng Bình Lợi tất bật đón Tết
20:51 | 23/01/2025 Tin tức
Xã Thái Hòa (TP. Hà Nội): Ra mắt bộ máy chính quyền mới sau hợp nhất ba xã
15:27 | 21/01/2025 Tin tức
Tết Việt - Tết Phố 2025: Nét đẹp truyền thống giữa đô thị phồn hoa
09:56 | 21/01/2025 Tin tức
Chủ tịch nước Lương Cường gặp gỡ kiều bào và thực hiện nghi thức thả cá chép tại Ao cá Bác Hồ
09:56 | 21/01/2025 Tin tức
Đồng chí Quản Minh Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng
13:00 | 20/01/2025 Tin tức
Tổng Bí thư Tô Lâm trả lời phỏng vấn nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025: Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:05 | 20/01/2025 Tin tức
Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 Vinh danh giá trị nghề trồng hoa
09:46 | 17/01/2025 Tin tức
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tham dự chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng" tại Phú Yên
09:45 | 17/01/2025 Tin tức
Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc
09:44 Tin tức
Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025
09:42 Tin tức
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên
09:40 Văn hóa - Xã hội
Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao
09:36 Nông thôn mới
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ
09:35 Làng nghề, nghệ nhân