Nhân Ngày Môi trường thế giới 5/6: Hành động để bảo vệ hệ sinh thái
Điểm thu gom rác tái chế đổi quà tại báo Kinh tế & Đô thị. Ảnh: Lại Tấn (ảnh chụp vào thời điểm tháng 3/2021, khi dịch bệnh Covid-19 chưa bùng phát trở lại)
Nhiều hiện tượng cực đoan hơn
Không phải vô cớ mà Ngày Môi trường thế giới năm nay được Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc (UNEP) lấy chủ đề “Phục hồi hệ sinh thái”, đưa ra thông điệp về sự tập hợp, đoàn kết nhằm bảo vệ, hồi sinh các hệ sinh thái trên thế giới, vì lợi ích của con người và thiên nhiên. Bởi lẽ, đây là thời điểm đánh dấu sự khởi động của Liên Hợp quốc về Thập kỷ phục hồi Hệ sinh thái (2021 - 2030), cũng là thời hạn cuối cùng của các Mục tiêu Phát triển bền vững - một mốc thời gian mà các nhà khoa học đã xác định là cơ hội cuối để ngăn chặn thảm họa do BĐKH.
Báo cáo mới đây của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), đến 90% khả năng sẽ có một năm nóng kỷ lục lịch sử nhân loại trong giai đoạn 2021 - 2025. Kỷ lục này vốn được thiết lập vào năm 2016 - thời điểm có hiện tượng El Nino và đến nay vẫn chưa bị phá vỡ. Ngoài ra cũng theo báo cáo, sẽ có 40% khả năng nhiệt độ trên thế giới vượt quá mức giới hạn mà Hiệp định Paris về Phòng chống BĐKH đề ra trong 5 năm tới đây.
Theo Tổng Thư ký WMO Petteri Taalas, nhiệt độ gia tăng nghĩa là băng tan nhiều hơn, nước biển dâng lên, nhiều đợt sốc nhiệt hơn, nhiều hiện tượng cực đoan hơn và gây ảnh hưởng lớn đến nguồn thực phẩm, sức khỏe, môi trường và sự phát triển bền vững của nhân loại. Do đó, Tổng Thư ký WMO cho rằng các cuộc đàm phán về khí hậu cần phải nhanh chóng hoàn tất, nhằm ngăn chặn BĐKH trước khi mọi thứ vượt quá tầm kiểm soát.
Hiện, Việt Nam nằm trong số 10 nước bị tác động nặng nề nhất trong vòng 20 năm qua và là một trong 6 nước chịu tác động lớn nhất trong 4 năm gần đây của BĐKH. Tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu, được tổ chức theo hình thức trực tuyến mới đây, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đã khẳng định, là một nước chịu tác động lớn bởi BĐKH, Việt Nam cam kết hành động quyết liệt để ứng phó toàn diện với BĐKH. Cụ thể, giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính bằng nguồn lực trong nước, giảm tới 27% khi có hỗ trợ quốc tế song phương và đa phương. Đồng thời tiếp tục giảm rất mạnh điện than, tăng nhanh tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 30% trong tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp đến năm 2045, nội luật hoá các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính để tổ chức thực hiện và đang triển khai chương trình trồng một tỷ cây xanh đến năm 2025.
Nỗ lực của Hà Nội
Thời gian qua, TP Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH, đặc biệt là nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính. Trong đó, TP đã xây dựng, thực hiện nhiều giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tăng trưởng xanh phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA) đối với lĩnh vực công thương như Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn TP Hà Nội; tổ chức lồng ghép phát động phong trào hộ gia đình sử dụng tiết kiệm điện - tiết kiệm năng lượng trong chiến dịch “Giờ trái đất”.
Cùng với những nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính, thời gian qua, TP Hà Nội đã sớm tiến hành các biện pháp nhằm hạn chế việc đốt rơm rạ trên địa bàn. Đồng thời, tích cực triển khai các hoạt động nhằm hạn chế, loại bỏ việc sử dụng than, bếp than tổ ong góp phần cải thiện chất lượng không khí. TP đã tiến hành duy tu, duy trì 104 hồ điều hòa, xử lý ô nhiễm tại 122 hồ ở nội thành; duy trì và đầu tư xây dựng thêm các nhà máy xử lý nước thải, lắp đặt thêm các trạm quan trắc, tiến hành nạo vét và xử lý rác thải tại các sông trong nội đô. Bên cạnh đó, triển khai chương trình trồng một triệu cây xanh; phát triển vùng cây xanh, công viên; cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới một số công trình bảo đảm ứng phó với BĐKH.
Mặc dù vậy, công tác ứng phó với BĐKH trên địa bàn Thủ đô còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khi ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng còn hạn chế. Tuy đã có chính sách, kế hoạch hành động cụ thể nhưng đến nay, một số DN trên địa bàn còn chưa nhận thức đầy đủ về BĐKH. Nhiều nơi chưa quan tâm tới công tác bảo vệ môi trường nên rất ít mô hình sản xuất, tiêu dùng chú trọng đến phát thải khí nhà kính, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, con người cần chung tay để hạn chế, tiến tới ngăn chặn sự suy thoái của các hệ sinh thái. Chỉ với các hệ sinh thái lành mạnh, chúng ta mới có thể nâng cao sinh kế của người dân, chống lại BĐKH và ngăn chặn sự sụp đổ của đa dạng sinh học.
Theo KTĐT
Vào đúng Ngày Môi trường thế giới (5/6/2021), Liên Hợp quốc sẽ chính thức khởi động Thập kỷ phục hồi Hệ sinh thái (2021 - 2030). Việt Nam - một thành viên tích cực của quốc tế trong hành trình bảo vệ thiên nhiên sẽ huy động sự chung tay của các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân để hạn chế sự suy giảm của đa dạng sinh học, sự mất mát của hệ sinh thái, vì sự bền vững của tương lai.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Thời tiết ngày 14/7: Mưa dông diện rộng nhiều nơi trên cả nước
10:13 | 14/07/2025 Môi trường

Hà Nội nắng nóng diện rộng, nhiệt độ cao nhất 35-36 độ C
08:48 | 08/07/2025 Môi trường

Cải thiện môi trường tại các làng nghề, cụm công nghiệp
09:18 | 07/07/2025 Môi trường

Thời tiết ngày 3/7: Mưa rào và dông vẫn bao trùm nhiều nơi trên cả nước
09:22 | 03/07/2025 Môi trường

Bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững: Tìm hướng đi mới của các làng nghề
15:11 | 25/06/2025 Môi trường

Hà Nội nỗ lực 'xanh hóa' các làng nghề
09:46 | 24/06/2025 Môi trường
Tin khác

Giá vàng trong nước đứng yên, cao hơn thế giới khoảng 12,5 triệu đồng/lượng
10:57 | 18/06/2025 Môi trường

Bình Định: Mô hình “Tàu cá mang rác nhựa về bờ” thu hút sự tham gia của 200 tàu cá
15:45 | 13/06/2025 Môi trường

Doanh nghiệp cần biết trước Quy định chống phá rừng có hiệu lực
09:48 | 30/05/2025 Môi trường

Bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững
10:24 | 28/05/2025 Môi trường

Sáng, xanh, sạch, đẹp nhờ giải pháp đồng bộ
09:33 | 27/05/2025 Môi trường

Bắc Ninh đồng thuận xử lý dứt điểm ô nhiễm làng nghề
14:01 | 26/05/2025 Môi trường

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề
09:07 | 07/05/2025 Môi trường

Nam Định: Ô nhiễm bủa vây làng nghề thu 100 tỷ mỗi năm
08:51 | 22/04/2025 Môi trường

Phú Yên triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
13:41 | 07/03/2025 Môi trường

Bắc Ninh: Các cơ sở sản xuất giấy ở làng nghề Phong Khê dừng hoạt động
11:39 | 01/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Không khí ở ngưỡng tốt vào buổi sáng, chiều lại kém
10:16 | 18/02/2025 Môi trường

Cuộc sống mới ở làng nghề ô nhiễm nhất Bắc Ninh
08:41 | 14/02/2025 Môi trường

Để Hà Nội thực sự sáng - xanh - sạch - đẹp
11:14 | 07/02/2025 Môi trường

Hoài Đức phấn đấu trồng 15.000 cây các loại trong năm 2025
12:08 | 03/02/2025 Văn hóa - Xã hội

Bắc Ninh: Mạnh tay xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề
10:13 | 30/12/2024 Môi trường

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia
15:04 OCOP

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh
15:04 Nông thôn mới

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn
15:03 Tin tức

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao
15:03 Nông thôn mới