Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Người say mê làm việc suốt đời vì tình yêu Hà Nội

LNV - Một người, không sinh ra ở Hà Nội, mà suốt đời tận tình cống hiến cho Hà Nội, vì tình yêu Hà Nội, đó là Nhà giáo ưu tú, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc. Ông sinh năm 1926, quê ở vùng chợ Lưu, huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên. Thời nhỏ, ông theo gia đình là công chức đến ở các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Thanh Hóa, Khánh Hòa…rồi lại về Hà Nội tiếp tục tham gian kháng chiến. Đến năm 1948, ông chuyển sang giảng dạy ở nhiều trường cấp 2, cấp 3 thuộc Thành phố Hà Nội. Ông vừa dạy học, vừa nghiên cứu. Từ khi nghỉ hưu, việc nghiên cứu của ông chuyên tâm hơn, chuyên sâu hơn và công bố nhiều tác phẩm hơn.
Say mê việc nghiên cứu Hà Nội, bởi lòng yêu quý mảnh đấy, con người Hà Nội của nhà giáo Nguyễn Vinh Phúc. Không chỉ yêu đất và người Hà Nội bằng lời, bằng làm việc quên mình, mà còn bằng sự trân trọng, khơi sáng các giá trị truyền thống của văn hóa, lịch sử Thăng Long – Hà Nội. Tình yêu Hà Nội nồng nàn, sâu nặng đã hun đúc ông có được phẩm chất làm việc hết mình đến quên mình, với sự tự giác và kỉ luật rất nghiêm với bản thân khi nghiên cứu, viết về những vấn đề, những đề tài về Thăng Long - Hà Nội trong một thời gian nhất định do ông định ra. Nhiều người kể về ông rằng: Năm ông ở tuổi 86, sức yếu, nhiều bệnh đang hành; đi lại, nằm ngồi khó khăn, mệt mỏi; lời rời rạc lúc nói chuyện với khách, tay run run khi uống. Nhưng, đặt cốc xuống là tay ông cầm ngay tập bản thảo dày, được ông sửa chữa chi chút nét mực đỏ, mà ông vẫn tiếp tục sửa chữa. Khách thấy thế, ai cũng đều có lời can ông- cần nghỉ ngơi, khi lại sức, sẽ làm tiếp. Ông vui cười, cảm ơn, nhưng nói cương quyết: “Không được! Đây là tập bản thảo còn nợ Tủ sách 1000 năm, Thăng Long – Hà Nội, phải dứt khoát hoàn thành, không có lí do gì chậm được, còn để làm việc khác nữa chứ!” Như vậy, thầy giáo Nguyễn Vinh Phúc là người yêu Hà Nội hết lòng, hết sức, là tấm gương tận tâm, tận sức, và tận hiến, một kiểu mẫu hi sinh tất cả, dành tất cả thời gian, công sức, trí tuệ, tài năng cho Thăng Long – Hà Nội, qua nghiên cứu tỉ mỉ, sâu rộng, chính xác, chắc chắn…rồi viết và công bố rộng rãi trong và ngoài nước.


Nhà Hà Nội học lỗi lạc Nguyễn Vinh Phúc.


Trong 86 tuổi đời, ông có gần 60 năm liên tục đạp xe đi nghiên cứu và viết về lịch sử, văn hóa, con người; Các đường, phố, ngõ, ngách, đình, chùa, miếu, mạo, lăng tẩm, nhà thờ; Các hồ, ao, sông ngòi, núi non, vườn trại, công viên; Các tượng đài, bia kí, sắc phong, thần tích, huyền thoại, hương ước; Các áng văn, thơ, hò, vè, các làn điệu dân ca, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, các phong tục, tập quán, lễ nghi, hội hè, đình đám; các danh lam thắng cảnh…của Hà Nội. Ông làm việc quên hết mệt mỏi, khoa học, rất phi thường từ lúc trẻ đến khi nhắm mắt ( ngày 28-1-2012), ông đã cho đăng tải trên hàng chục tờ báo với hàng trăm bài viết có giá trị, và xuất bản 15 tập sách đồ sộ cả về số trang và kiến thức. Đó là các Tập: “Hà Nội – Thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, “Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hà Nội”, “Hà Nội qua những năm tháng”, “Hà Nội - con đường và dòng sông lịch sử”. “Hà Nội – Thành phố nghìn năm”, “Hà Nội và vùng phụ cận”, “Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn”, “Mặt gương Tây Hồ”, “Phố và đường Hà Nội”, “Hà Nội – cõi đất, con người”, “Danh nhân Hà Nội”, “Đường phố Hà Nội”, “Ca dao – ngạn ngữ Hà Nội”. Những tác phẩm, ông viết bằng tiếng Pháp, đã xuất bản, có các tập: “Hanoi passé et présent”, “Hanoi past and present”, “Sites histoire et le’gendes d’Hanoi”.

Ngoài ra, ông còn là Chủ biên các tập: “Hỏi, đáp về Thăng Long – Hà Nội”, “Đường phố Hà Nội”, “ Du lịch Hà Nội”, “Thần tích Hà Nội và tín ngưỡng thị dân”, “Lịch sử Thăng Long – Hà Nội”…Cuốn “Địa chí vùng Hồ Tây”, dày 800 trang, ông vừa kịp hoàn thành, trước lúc đi vào cõi vĩnh hằng. Từ nhân cách sống và thành quả ông làm ra, để lại cho đời khiến mọi người tiếc nhớ một con người như ông; Nhưng tiếc nữa là ông đã ra đi mãi mãi một hành trang giàu có, phong phú và uyên bác, mà không ai có được và không thay thế được.


Một số nghiên cứu của nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc.


Quả thật là vậy. Đã có nhiều người nghiên cứu và viết về Thăng Long - Hà Nội, như các học giả nổi tiếng: Doãn Kế Thiện, Thừa Hỷ, Hoàng Đạo Thúy, Trần Quốc Vượng…Song, các tác giả này, chỉ đi vào một mảng đề tài, một khía cạnh, chứ không để cả đời nghiên cứu tỉ mỉ, sâu sắc và toàn diện, phong phú như tác giả Nguyễn Vinh Phúc. Như vậy, nêu ra và có dấu ấn lâu bền về Thăng Long – Hà Nội, thì chỉ có Nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc làm được. Điều đặc biệt là: Các công trình nghiên cứu của học giả Nguyễn Vinh Phúc, đã được nhiều người biết và thích thú, đều công nhận có giá trị to lớn, tầm cỡ về văn hóa, lịch sử. Bởi vậy, Giáo sư sử học Phan Huy Lê sinh thời đã đánh giá về tác giả Nguyễn Vinh Phúc: “Ông là nhà Hà Nội học đầy tâm huyết và có rất nhiều cống hiến đối với việc tìm hiểu, khám phá, đặc biệt là khu trung tâm Hà Nội”.

Giáo sư sử học Lê Văn Lan cũng đánh giá về ông: “Nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc, là nhà Hà Nội học vĩ đại”. Ông Phạm Quang Long, nguyên Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cũng ca ngợi ông hết lòng: “Cái quí nhất, là không ai buộc ông phải đi như thế, lao tâm khổ tứ như thế, mà tự ông, để có được một tri thức nhiều mặt và khám phá với cả một vùng đất được phát hiện, khơi dậy. Bây giờ tuổi cao, sức yếu, con cái yên bề gia thất cả rồi, mà ông vẫn làm việc, vẫn hăng say với công việc. Như thế thì không mấy người được như ông”.

Nhà giáo Nguyễn Vinh Phúc miệt mài nghiên cứu và viết về Thăng Long – Hà Nội là bởi đời ông, tâm hồn ông luôn gắn bó với Hà Nội, như ông đã nói: “Tôi thấy dải đất này đáng yêu thật, bởi vì ngoài sự mỹ lệ của núi, sông, cái thanh lịch của con người ra thì nó còn chất chứa, hàm dưỡng bao nhiêu cái gọi là tiềm năng, tiềm lực của đất nước, nhất là từ khi ta tiếp quản Thủ đô. Cõi đất và con người luôn dính dáng đến nhau. Cõi đất tồn tại, sở dĩ có tiếng tăm là vì nó gắn với con người. Vậy thì, từ Hà Nội xinh đẹp này, từ Hà Nội mỹ lệ này, nó hình thành khái niệm con người Hà Nội đẹp, thanh lịch và ngược lại. Tuy các địa phương khác cũng có đẹp đẽ, có con người thanh lịch. Nhưng, Hà Nội hấp dẫn, trước hết, không chỉ bởi sự mỹ lệ của cảnh trí, mà là vẻ thanh lịch của con người đất Kinh kỳ. Đất Kinh kỳ có con người thanh lịch, là do Kinh đô đã hấp dẫn những người tài cao, nghệ tinh, nghề giỏi về Hà Nội sinh sống, công tác, hành nghề, rồi được Hà Nội đào luyện nâng cao con người và nghề nghiệp lên đến mực hoàn hảo, hoàn mỹ. Đó chính là tập hợp, hun đúc, kết tụ, luyện thành tinh hoa, tỏa ra… của con người Hà nội trên đất Hà Nội- Kinh Kỳ”.

Những điều đó, làm nhà giáo Nguyễn Vinh Phúc yêu quí Hà Nội nồng nàn, không lúc nào nguôi. Do vậy, ông trăn trở và tâm huyết một điều là: “Làm sao cho Hà Nội tốt lên, đẹp lên, có chất văn hóa hơn, văn minh hơn, thanh lịch hơn, kể cả con người, cảnh vật…”. Nhiều lần ông lên tiếng: “Đời sống vật chất của người Hà Nội đang khá lên rõ rệt, nhưng giàu sang lên mà nhân cách kém đi thì nguy hiểm hơn là sự nghèo nàn. Tôi rất mong chúng ta xây dựng được một nhân cách Hà Nội. Người Hà Nội phải khoan dung hơn, tử tế hơn…Muốn vậy, mặt bằng dân trí phải được nâng cao hơn”.

Mong muốn mảnh đất, con người Hà Nội tốt đẹp, nên ông tâm đắc với việc nghiên cứu văn hóa, lịch sử Hà Nội, để giữ lấy tinh hoa truyền thống. “Có thể chống sự thoái hóa nhân cách bằng cách khơi dậy những nét đẹp truyền thống, những trang lịch sử”, như Nhà nghiên cứu Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc đã nói. Chính vì lẽ đó, mà cả đời ông đã sống và làm việc vì Hà Nội, ngay từ khi bắt đầu làm nghề dạy học đến hơi thở cuối cùng.

Sau tham gia kháng chiến chống Pháp, vì sức yếu, hòa bình lập lại, ông trở về Hà Nội làm thầy giáo dạy các môn Văn học, Sử học, Địa lí, Pháp văn. Ông nghiên cứu, làm rõ thêm và bổ sung cho sách giáo khoa, nên bài giảng của ông phong phú, chính xác, hấp dẫn, truyền đạt cho học sinh nhiều kiến thức bổ ích. Ông là nhà giáo mẫu mực, thương yêu học sinh, hết lòng, hết sức với học sinh, bằng tận tình giáo dục, bằng các bài giảng phong phú, chính xác…đã thu hút học sinh từ giàu sức nghĩ, sức gợi, sức cảm nên ông được phụ huynh và học sinh kính mến, biết ơn, nhớ thầy cho đến khi họ tuổi cao. Thầy giáo Phúc thường kể: Để bài giảng cung cấp cho học sinh kiến thức sâu, rộng, chính xác, thầy đã dày công nghiên cứu tìm ra nhiều kiến thức minh họa, bổ sung cho sách giáo khoa. Từ công việc có lương tâm nghề nghiệp này, cộng với tình yêu và lòng say mêm mà thầy Phúc trở thành nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử Việt Nam và Hà Nội có tầm cỡ. Khi nghỉ hưu, có thời gian dành cho nghiên cứu nhiều, ông đã có thêm nhiều công trình có giá trị cao về Hà Nội, lôi cuốn nhiều người đọc và hâm mộ…Bởi các công trình nghiên cứu đã làm rõ ràng, sáng lên lai lịch, nguồn gốc văn hóa, lịch sử của từng địa danh, di tích, mà tưởng chừng như bị lãng quên trên đất Kinh kì văn hiến. Điều khẳng định là: Tác phẩm báo chí đã được đăng tải hàng năm, 15 tập sách nghiên cứu của ông đều mang đậm địa chí, cõi đất, con người Hà Nội hồi sinh, sáng lên, đẹp đẽ hơn. Qua đó, nhiều người trong nước, ngoài nước biết và quí mến ông, đặt và gọi ông là “Nhà Hà Nội học”. Được nhân dân đặt Danh xưng, ông rất phấn khởi, tự hào, càng lao vào công việc nghiên cứu và viết, đồng thời suy nghĩ tìm ra những đề án, dự án, những công trình về Hà Nội, trong đó có “Chương trình Hà Nội học” để đưa vào giảng dạy cho các cấp học ở Hà Nội.

Do có nhiều công lao đóng góp cho xây dựng văn hóa lịch sử Hà Nội, nên năm 2009, Nhà nghiên cứu nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc được trao tặng “Giải thưởng Bùi Xuân Phái”; Năm 2010, ông được vinh danh là Công dân Thủ đô ưu tú”. Ông còn được các tổ chức mời cộng tác nghiên cứu các công trình văn hóa, lịch sử; Và được giao nhiều công tác: Phó Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội, Phó Tổng Thư kí Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Pháp Thành phố Hà Nội, Ủy viên Hội đồng Khoa học- Kĩ thuật Hà Nội, Ủy viên ban chỉ đạo Bảo tồn, Cải tạo các Di sản kiến trúc Hà Nội, Ủy viên Hội đồng Tư vấn Lịch sử Hà Nội, và Ban Giám khảo nhiều cuộc thi, nhiều cuộc xét giải thưởng của quốc gia và Hà Nội.

Là người sống tự trọng, có trách nhiệm cao với công việc, có nhiều công trình mang tính khoa học, sáng giá, nên nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc được các nhà lãnh đạo Đảng nhà nước chính quyền Hà Nội, học giả, nhà văn, nhà báo, và đông đảo nhân dân xa gần yêu mến và đánh giá cao. Ông đã được bù đắp xứng đáng như vậy chính vì tấm lòng gắn bó sâu xa và cao cả với tất cả những gì là giá trị đích thực của Thăng Long – Hà Nội mà ông biết cách truyền lửa lại cho thế hệ sau. Đó cũng chính là bài học lớn mà ông đã gợi mở và để lại cho chúng ta hôm nay”.

Nguyễn Tiến Bình
Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nguyễn Đình Thi và khúc tráng ca "Người Hà Nội"

Nguyễn Đình Thi và khúc tráng ca "Người Hà Nội"

LNV - Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) là một trong những nhạc sĩ, nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. ông đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng với nhiều tác phẩm văn học và âm nhạc xuất sắc. Trong đó, ca khúc “Người Hà Nội” là một bản hùng ca về lòng yêu nước, sự kiên cường và tinh thần bất khuất của người dân Thủ đô trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
Triển lãm thư pháp “ Nghiên bút còn thơm ”

Triển lãm thư pháp “ Nghiên bút còn thơm ”

LNV - Triển lãm “ Nghiên bút còn thơm” với 70 tác phẩm chính của 15 tác giả đến từ ba miền Bắc - Trung - Nam là một hoạt động văn hóa ý nghĩa hướng đến dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Triển lãm đã khai mạc chiều 31/8 tại Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám và kết thúc ngày 25/09/2024.
Bình Định: Chuyện về Đào Duy Từ cùng gia phả họ Đào

Bình Định: Chuyện về Đào Duy Từ cùng gia phả họ Đào

LNV - Đào Duy Từ (1572-1634) là danh nhân văn hóa, nhà quân sự lỗi lạc, sau khi bệnh nặng, ông đột ngột qua đời ở tuổi 63, Chúa Sãi thương tiếc ông khôn nguôi, truy tặng ông là “Hiệp niên đồng đức công thần, đặc tôn Kim tứ Vinh lộc Đại phu”, đưa về an táng tại thôn Tùng Châu, phủ Hoài Nhơn.
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức về nguồn và Tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 21 năm thành lập

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức về nguồn và Tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 21 năm thành lập

LNV - Ngày 11/10/2024, tại Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức chức kỷ niệm 21 năm Ngày thành lập (13/10/2003 - 13/10/2024) và Tọa đàm với chủ đề “Phát huy vai trò của hội viên Chi hội Nhà báo trong phát triển nội dung Tạp chí TN&MT”.
Bác Hồ với Hà Nội những ngày mới giải phóng

Bác Hồ với Hà Nội những ngày mới giải phóng

LNV - Những ngày đầu Thủ đô giải phóng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy bận trăm công nghìn việc, nhưng bác vẫn dành cho Hà Nội sự quan tâm đặc biệt. Mối quan tâm hàng đầu của Bác là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất để tiếp quản và xây dựng Thủ đô. Tại lớp tập huấn cán bộ, bộ đội, công an trước khi vào tiếp quản, Bác đến nói chuyện, giải đáp thắc mắc và bổ sung một điều đáng quan tâm mà không ai nêu ra, đó là đạo đức và nhân cách cán bộ. Bác nói "Mấy năm kháng chiến, các cô, các chú đã học được nhiều đức tính tốt, về xuôi, nhất là thành thị, sẽ có nhiều phức tạp, nhiều thứ quyến rũ mình vào thói xấu.. Có thể những người khi kháng chiến thì rất anh dũng, trước bom đạn không chịu khuất phục, nhưng đến khi về thành thị lại bị tiền bạc, gái đẹp quyến rũ, mất lập trường, sa vào tội lỗi". Bác khuyên mọi người phải cảnh giác với "viên đạn bọc đường".
Nghệ sĩ Lưu Hồng Quang với độc tấu Piano “Hành Trình Hồi Sinh”

Nghệ sĩ Lưu Hồng Quang với độc tấu Piano “Hành Trình Hồi Sinh”

LNV - Tối ngày 08/10/2024, tại Phòng Hòa nhạc lớn Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Nghệ sĩ Piano Lưu Hồng Quang đã có một chương trình độc tấu Piano với chủ đề: “Hành trình hồi sinh: cùng Liszt, Schumann & Brahms” được đông đảo khán giả lắng nghe và tán thưởng. Những tiếng vỗ tay vang rền khắp khán phòng.

Tin khác

Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch

Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch

LNV - Dệt thổ cẩm Xí Thoại là một nghề truyền thống lâu đời của người dân tộc thiểu số Ba Na thuộc xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân được UBND tỉnh Phú Yên công nhận Làng nghề truyền thống năm 2023. Hiện thổ cẩm của Làng nghề trở thành một trong những sản phẩm du lịch văn hóa cộng đồng thôn Xí Thoại.
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”

Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”

LNV - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố vì hòa bình”, sáng 4/10, tại không gian bích họa phố Phùng Hưng, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm” nhằm tái hiện không gian Hà Nội giai đoạn 1947 - 1954.
Lễ hội Thành Tuyên 2024

Lễ hội Thành Tuyên 2024

LNV - Tuyên Quang được ví là hình ảnh thu nhỏ của vùng văn hóa Việt Bắc với 658 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, 425 di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc. Nơi đây có 22 dân tộc cư trú và sinh sống, mỗi dân tộc đều mang trong mình những giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán và sắc thái riêng biệt.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp đại diện trí thức kiều bào thuộc cộng đồng Pháp ngữ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp đại diện trí thức kiều bào thuộc cộng đồng Pháp ngữ

LNV - Nhân chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Pháp, sáng ngày 5/10, theo giờ địa phương, tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc trò chuyện thân mật với gần 30 chuyên gia, trí thức kiều bào tiêu biểu từ các nước Pháp, Anh, Bỉ, Canada, Luxembourg và Thụy Sỹ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Mông Cổ ở Đại sứ quán

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Mông Cổ ở Đại sứ quán

LNV - Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 1/10 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam, gặp gỡ, nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt tại Mông Cổ.
70 Năm Giải Phóng Ứng Hòa và Chiến Thắng Khu Cháy

70 Năm Giải Phóng Ứng Hòa và Chiến Thắng Khu Cháy

LNV - Khu Cháy với 12 xã nằm ở phía Nam huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội), đã trở thành biểu tượng của ý chí kiên cường và tinh thần kháng chiến, là căn cứ cách mạng, nơi du kích hoạt động giữa lòng địch trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nghề nhuộm vải truyền thống của dân tộc Dong ở Qúy Châu

Nghề nhuộm vải truyền thống của dân tộc Dong ở Qúy Châu

LNV - Từ những nguyên liệu của thiên nhiên, dân tộc Dong ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc đã làm ra loại vải nhuộm tạo cảm hứng cho các nhà thiết kế tạo nên phong cách thời trang đặc sắc.
Nghị lực của một thầy giáo khiếm thị

Nghị lực của một thầy giáo khiếm thị

LNV - Mặc dầu bản thân không nhìn thấy rõ cảnh vật xung quanh và chỉ nghe để phân biệt mọi người qua giọng nói, nhưng bằng trí tuệ, sự đam mê cùng một nghị lực phi thường Nguyễn Cảnh Dương đã sớm trở thành một giáo viên ngoại ngữ giỏi, có sức lan tỏa lớn trong giới học đường. Không ít những học sinh khi học qua thầy Dương đã tìm được việc làm và thu nhập ổn định. Họ đang đồng hành với nhau cùng chinh phục tri thức trên con đường lập nghiệp.
Hà Tĩnh: Công nhận Miếu Nhàng Nhàng là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh

Hà Tĩnh: Công nhận Miếu Nhàng Nhàng là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh

LNV - Sáng 25/9, UBND thị trấn Cẩm Xuyên tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh miếu Nhàng Nhàng.
Nỗ lực lưu giữ và lan tỏa giá trị văn hóa của gốm Mường

Nỗ lực lưu giữ và lan tỏa giá trị văn hóa của gốm Mường

LNV – Lan tỏa những giá trị đương đại của gốm Mường nói riêng và văn hóa Mường nói chung là công việc trong gần 20 năm qua của họa sĩ Vũ Đức Hiếu ở Hòa Bình, hoạt động của anh đã mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị và ý nghĩa.
Đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia”

Đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia”

LNV - Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định phối hợp với UBND huyện Phù Cát vừa tổ chức Lễ đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” tại Trường Tiểu học số 1 Cát Tường.
Khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam lần thứ IV - năm 2024.

Khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam lần thứ IV - năm 2024.

LNV - Ngày 24/9, tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Nam lần thứ IV - năm 2024.
Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo

LNV - Ngày 22/9 (nhằm ngày 20/8 ÂL), tại di tích lịch sử - văn hóa Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo (di tích cấp tỉnh Bình Định) đã diễn Lễ tưởng niệm 724 năm (1300 – 2024) nhân ngày huý kỵ anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo.
Ấn tượng Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”

Ấn tượng Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”

LNV - Chiều 20-9, tại Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức Triển lãm 3D trực tuyến với chủ đề “Hỡi đồng bào Thủ đô”. Đây là hoạt động thiết thực hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024).
Khôi phục và phát triển lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn: Ông Trâu số 04 - Phường Hải Sơn vô địch mùa thứ 35

Khôi phục và phát triển lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn: Ông Trâu số 04 - Phường Hải Sơn vô địch mùa thứ 35

LNV - Sáng ngày 21/9 (19/8 âm lịch), vòng chung kết Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024 đã diễn ra thành công, an toàn. Sau nhiều năm mong chờ, phường Hải Sơn đã chính thức lên ngôi vô địch với chiến thắng thuộc về ông trâu số 04 - chủ trâu Ông Lưu Đình Khang.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Dương: Chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bình Dương: Chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

LNV - Năm 2024, đánh dấu lần thứ 7 chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB) tỉnh Bình Dương được tổ chức, số lượng và chất lượng các sản phẩm tham gia ngày càng được nâng lên cho thấy hiệu quả tích cực từ chương trình.
Hà Nội triển khai hiệu quả chương trình khuyến công

Hà Nội triển khai hiệu quả chương trình khuyến công

LNV - Trong chuỗi hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội (IDC Hanoi) đã tổ chức thành công Hội chợ Hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024) .
Mỹ Đức hướng về ngày Giải phóng Thủ đô

Mỹ Đức hướng về ngày Giải phóng Thủ đô

LNV - Huyện Mỹ Đức (thành phố Hà Nội) là một vùng quê giàu truyền thống lịch sử văn hóa, nơi có Lễ hội Chùa Hương được tổ chức hàng năm, thu hút đông đảo lượt khách thập phương hành hương lễ phật. Huyện Mỹ Đức cũng là địa phương có nhiều đóng góp trong công cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước.
Huyện Thanh Trì (TP Hà Nội): Đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Huyện Thanh Trì (TP Hà Nội): Đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1057/QĐ-TTg ngày 30-9-2024 công nhận huyện Thanh Trì, TP Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Xuân Lộc huyện đầu tiên của Đồng Nai đạt chuẩn về xây dựng nông thôn mới nâng cao

Xuân Lộc huyện đầu tiên của Đồng Nai đạt chuẩn về xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Vừa qua, 100% thành viên Hội đồng Thẩm định Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM) trung ương nhất trí đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, công nhận Xuân Lộc (Đồng Nai) đạt chuẩn Huyện NTM nâng cao năm 2023. Đây là huyện NTM nâng cao đầu tiên của tỉnh, là huyện thứ 3 của cả nước được đề xuất công nhận.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động