Người khôi phục nét đẹp của lịch sử
Vào năm 2008, sau khi phục hồi thành công chiếc mũ bằng vàng của dân tộc Chăm (niên đại thế kỷ VII), ông Vũ Kim Lộc hân hạnh gặp TS Phạm Quốc Quân - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TP.HCM lúc bấy giờ. Sau cuộc trò chuyện, ông Lộc nhận lời hợp tác phục chế lại các mũ của vua triều Nguyễn. Nhằm phục vụ cho quá trình phục chế, ông được cử ra Hà Nội, tiến hành khảo sát hiện vật là bốn chiếc mũ vua triều Nguyễn đang trong tình trạng hư hỏng nặng. Để hoàn thành tốt công việc vinh dự ấy, ông đã mời nghệ nhân kim hoàn Trần Ngọc Trí - người từng cộng tác nhiều năm ở cửa hàng kinh doanh vàng bạc và đồng nghiệp là ông Lê Văn Tuấn đến hỗ trợ.
Ông Vũ Kim Lộc và chiếc mũ Xuân Thu thời Chúa Nguyễn
Theo chia sẻ, lúc bắt đầu tiếp cận bốn chiếc mũ vua ông Lộc đã vô cùng ngỡ ngàng và xúc động. Bốn mũ được niêm phong trong hai túi lớn đựng đầy vàng vụn, tất cả các loại hình trang trí bằng vàng, đá quý trên mũ đều bị tháo rời và vo cuộn lại, có chi tiết còn bị gãy nát và chứa nhiều chất thải của loài mối, đặc biệt là không có cốt mũ (phần khung làm chỗ dựa bên trong cho những phần khác, tạo nên sự vững chắc toàn khối cho mũ). Kết quả sau khi khảo sát, túi thứ nhất là mũ “Thiết Đại triều” (mũ Cửu Long Thông Thiên), giả định thuộc về các vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định, Bảo Đại với hơn 700 chi tiết; Túi thứ hai có ba mũ, gồm hai mũ “Thiết Đại triều”, và một mũ “Tế Giao” được cho là của vua Minh Mạng, tất cả khoảng 1.400 chi tiết.
Có thể thấy, sự kiện phục chế bốn mũ vua này có giá trị đặc biệt đối với lịch sử văn hóa Việt Nam, vì vậy chú Lộc đã phải bỏ ra nhiều công sức sưu tầm, nghiên cứu tài liệu và đặc biệt trực tiếp đi điền dã ở các di tích. Đồng thời, khảo sát thêm các loại mũ miện một số thời kỳ: Mũ thờ của thời Lê, Nguyễn; các loại mũ ở tượng thờ vua Lê, chúa Trịnh…để nguồn tư liệu thêm phong phú và chính xác hơn.
Sau một năm làm việc vất vả trong sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng khoa học cấp bộ do GS Lưu Trần Tiêu và TS Phạm Quốc Quân đứng đầu, việc phục chế bốn mũ vua của triều Nguyễn đã hoàn thành mỹ mãn và được Hội đồng khoa học Bộ Văn hóa - Truyền thông – Du lịch và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam nghiệm thu đánh giá rất cao.
Tiếp nối thành công, ông Vũ Kim Lộc tiến hành phục hồi thêm mũ của các quan văn, quan võ xưa như: mũ Hổ đầu của Thống chế Thoại Ngọc Hầu, mũ phốc vuông của Đô Thống chế Lê Văn Phong, mũ Xuân Thu thời Chúa Nguyễn,…góp phần làm phong phú hơn trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.
Đến nay, ở cái tuổi ngoài sáu mươi, ông Lộc hàng ngày vẫn miệt mài nghiên cứu về mũ mão xưa, nhằm nâng cao kiến thức cho việc phục dựng thêm nhiều cổ vật khác. Với ông, không chỉ đơn thuần xuất phát từ đam mê, mà công việc này còn mang nhiều ý nghĩa. Vì khi mũ mão xưa được phục dựng hoàn chỉnh, những nét đẹp của mỹ thuật và nghệ thuật cung đình cũng khôi phục, thì văn hóa dân tộc Việt như một lần nữa được tô vẽ thêm đậm nét. Từ đó, thế hệ trẻ sẽ tiếp cận gần và chân thật với các cổ vật, có thêm nhiều hiểu biết về đời sống văn hóa trong cung đình xưa, đưa họ đến gần hơn với lịch sử cha ông. Đồng thời, cổ vật sau phục chế còn là nguồn tư liệu dồi dào, có tính chính xác cao, giúp các nhà làm phim lịch sử tái hiện lại những giai đoạn “vàng son” của lịch sử một cách chân thực nhất đến với khán giả.
Mặc dù luôn nhiệt huyết với công việc, ông Vũ Kim Lộc vẫn còn nhiều trăn trở, suy tư. Khi hiện nay, thế hệ trẻ đang rộ lên phong trào phục dựng “Cổ phục”, và sử dụng rộng rãi áo dài ngũ thân, áo Nhật Bình,… nhưng mũ mão ngày xưa lại chưa thể thực hiện, vì những khó khăn trong công tác phục chế. Theo đó, mũ ngày xưa (mũ mã vĩ) là mũ có nguyên liệu chính từ lông đuôi ngựa, được người thợ thủ công kết hợp với các chất liệu khác để thêu tạo thành mũ, phục vụ cho vua, quan. Đến nay, nghề làm mũ mã vĩ dường như đã thất truyền, chỉ còn mỗi ông Vũ Kim Lộc là người duy nhất biết cách thực hiện quy trình này. Đây vừa là động lực và cũng là áp lực để chú luôn tỉ mỉ với công việc phục chế các mũ mão cổ của mình, trả về vẹn nguyên dáng hình khi xưa của cổ vật.
Hiện tại, ông Lộc đang hoàn thành cuốn sách “Mũ miện của triều Nguyễn” với ba chương: Chương I “Khảo về mũ miện của triều Nguyễn”; Chương II “Mũ mã vĩ và nghề làm mũ mã vĩ ở Việt Nam”; Chương III “Phục dựng lại một số mũ của quan lại triều Nguyễn”. Theo đó, sách có đầy đủ nội dung về nghiên cứu, phục chế mũ miện, và những trải nghiệm thực tế của chú trong quá trình làm việc. Đặc biệt, sách còn hướng dẫn tỉ mỉ kỹ thuật đan kết thân mũ bằng lông đuôi ngựa cho những ai có đam mê và yêu thích với việc phục dựng này.
Phục chế mũ mão cổ là một công việc mang nhiều ý nghĩa nhân văn, mong rằng với nhiệt huyết của mình, chú Vũ Kim Lộc luôn khỏe mạnh để tiếp tục lan tỏa niềm đam mê đến nhiều người chung chí hướng, cùng nhau đồng hành trên con đường phục hồi, bảo tồn những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Bài, ảnh: Cẩm Nhung
Tin liên quan
Tin mới hơn
Khai mạc Lễ hội Văn hóa – Du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng
20:29 | 26/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Đình Thi, tận tụy với phong trào địa phương
11:01 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Văn nghệ tri ân hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng
09:24 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Giới thiệu sản phẩm lưu niệm độc đáo từ bộ tứ bảo vật của cố đô Huế
08:50 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Vẻ đẹp hình tượng rắn Naga trên tháp Dương Long
10:57 | 23/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 - Lễ hội hoa lớn nhất Miền Bắc
09:55 | 23/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Ngày hội tôn vinh hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”
10:24 | 18/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Gặp các nhân vật thuộc Cụm tình báo H63 tại buổi họp mặt truyền thống Phòng tình báo Miền
09:31 | 17/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Xuân Quê hương 2025 - Việt Nam vươn lên trong kỷ nguyên mới
09:16 | 16/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Giá trị nhân văn từ Lễ hội Thần làng
09:26 | 12/12/2024 Văn hóa - Xã hội
TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân
14:52 | 11/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh: Xứng tầm bệnh viện chuyên khoa tuyến đầu của tỉnh
09:24 | 09/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Quận Hoàn Kiếm tổ chức Kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia
08:58 | 03/12/2024 Văn hiến Hà Thành
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản
11:45 | 27/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Thạp gốm hoa nâu Hiệp An - Bảo vật quốc gia thời Trần
10:59 | 26/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS tiên phong coi trọng giáo dục pháp luật cho học sinh
10:55 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Hội An - Thương cảng cổ xưa
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Phở ngô - “Sứ giả văn hóa” của vùng núi đá Hà Giang
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 | 22/11/2024 Văn hiến Hà Thành
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức