Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Người khôi phục lại dòng gốm cổ Chu Đậu

LNV - Gốm Chu Đậu được biết đến rộng rãi như một thương hiệu cao cấp của gốm sứ Việt Nam. Tuy nhiên, đằng sau thành công đó là hành trình gian truân của những người mang sứ mệnh hồi sinh một thương hiệu ngủ vùi suốt 500 năm.
Khác với gốm Bát Tràng (Hà Nội), Hương Canh (Vĩnh Phúc) hay Phù Lãng (Bắc Ninh), gốm Chu Đậu có số phận đầy thăng trầm. Chu Đậu từng là tinh hoa gốm sứ cao cấp Việt Nam trong suốt bốn thế kỷ, khởi nguồn cho con đường gốm sứ trên biển, trước khi trở nên lụi tàn rồi biến mất trong cuộc nội chiến Trịnh- Mạc cuối thế kỷ 17.

Quá khứ của dòng gốm cao cấp

Từ phát hiện bút tích trên bình gốm Chu Đậu cổ của ông Makoto Anabuki năm 1980 đến cuộc khai quật hàng ngàn mảnh vỡ từ các con tàu đắm ở Cù Lao Chàm (Quảng Nam) năm 1993, những mảnh ghép lịch sử dần hé mở, cho thấy vị thế quốc tế của gốm Chu Đậu. Đây từng là mặt hàng gốm sứ Việt Nam được xuất cảng đi 32 quốc gia và vùng lãnh thổ, được lưu giữ ở 46 bảo tàng danh tiếng trên thế giới. Theo nhiều tài liệu, gốm Chu Đậu xưa kia đã đạt tới năm tiêu chí đỉnh cao: “ Trong như ngọc, trắng như ngà, mỏng như giấy, kêu như chuông và sáng như gương”.

Trở lại sau 500 năm bị thất truyền, gốm Chu Đậu là một cái tên hoàn toàn xa lạ với thị trường gốm sứ đương thời, bị cạnh tranh khốc liệt bởi các dòng gốm nội địa và Trung Quốc và bị lãng quên ngay trên chính quê hương của mình. Ở xã Thái Tân, không còn ai giữ được nghề làm gốm, những gì còn lại chỉ là các lò phế tích và những giá trị khảo cổ.


Một số sản phẩm gốm Chu Đậu


Như vậy, vấn đề định vị thương hiệu gốm Chu Đậu thời điểm đó không nằm ở việc sáng tạo hay xây dựng thương hiệu mới, mà là phục hưng thương hiệu, đưa gốm Chu Đậu trở về đúng tầm vóc, danh tiếng mà nó từng có. Đây là lợi thế, cũng là thách thức đối với những người mang sứ mệnh phục hưng.

Ý tưởng được thai nghén

Ý tưởng khôi phục nghề gốm Chu Đậu được khởi phát bởi ông Nguyễn Hữu Thắng, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) và người được ông tin tưởng giao trọng trách này là ông Nguyễn Văn Lưu cựu chiến binh, một người con của huyện Nam Sách. Ban đầu, ý tưởng trên chỉ xuất phát từ mục đích khôi phục một nghề truyền thống, đem lại giá trị kinh tế cho người dân địa phương, đồng thời truyền bá văn hóa Việt Nam đến thế giới, tuyệt nhiên chưa ai dám nghĩ đến câu chuyện xa vời như định vị thương hiệu.


Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Gốm sứ Chu Đậu


Nhờ chủ trương của Đảng và Nhà nước về phục hưng làng nghề, giữ gìn bản sắc dân tộc cùng sự khuyến khích, tạo điều kiện của lãnh đạo tỉnh Hải Dương. Năm 2001, Xí nghiệp Gốm Chu Đậu (nay là Công ty Cổ phần gốm Chu Đậu) được ra đời. Ông Nguyễn Văn Lưu đã chiêu mộ các nghệ nhân gốm từ khắp nơi về dạy nghề truyền thống, đồng thời tìm kiếm các họa sĩ, kỹ sư silicat và công nhân địa phương cùng xây dựng xí nghiệp từ hai bàn tay trắng.

Những ngày đầu, khó khăn liên tiếp bủa vây trong suốt quá trình phục chế gốm cổ. Các sản phẩm làm ra đều bị méo mó, nhòe mờ do công nghệ sản xuất còn yếu kém. Đồng thời, tính chất công việc đòi hỏi sự đam mê và tỉ mỉ cao độ đã khiến không ít nhân sự rời đi.“Chúng tôi gọi những năm tháng đó là xây thành cổ Loa, càng xây lại càng hỏng.” Ông Nguyễn Văn Lưu hồi tưởng lại.


Nghệ nhân Nguyễn Thị Nhung vẽ hoa văn trên bình gốm Chu Đậu


Khó khăn càng chồng chất khi sản phẩm chưa giải được bài toán đầu ra. Suốt thời gian đầu, xí nghiệp tạm thời phải đi theo hướng sản xuất phục vụ xuất khẩu, sản phẩm thực hiện gia công theo đặt hàng, mang tính đại trà với giá thành rẻ. Do vây, lửa lò gốm tuy đã hồng trở lại, nhưng thương hiệu gốm Chu Đậu vẫn chưa định vị được chính mình trên bản đồ gốm sứ Việt Nam và thế giới.

Tìm lại hào quang

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần gốm sứ Chu Đậu nhận định: “Hành trình phôi phục gốm Chu Đậu giống như việc lật lên một trang sử tưởng đã chìm xuống mãi mãi. Nhưng đến thời điểm này, chúng tôi có thể tự hào nói rằng đã khôi phục được danh tiếng của gốm Chu Đậu như một thương hiệu riêng biệt, độc nhất”.

Qua tư vấn từ các nhà nghiên cứu, Ban lãnh đạo công ty đã tập trung khôi phục nét vẽ của gốm cổ và định vị thương hiệu gốm Chu Đậu bằng ba đặc trưng: men trắng ngà, họa tiết Việt Nam và kiểu dáng độc đáo. Một mặt phục chế gốm cổ, mặt khác cách điệu, sáng tạo các họa tiết mỹ thuật đương đại như Văn Miếu Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, chợ Bến Thành,…

Để nâng tầm thương hiệu, họ tập trung những người thợ giỏi nhất nhằm tạo ra dòng gốm có họa tiết vàng kim khác biệt dựa trên tinh hoa của gốm Chu Đậu, đáp ứng phân khúc khách hàng cao cấp. Đây là dòng sản phẩm cho giá trị kinh tế rất cao, lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi sản phẩm.


Một số thành tích của thương hiệu gốm Chu Đậu


Đặc biệt, gốm Chu Đậu thành công trong việc định vị thương hiệu thông qua cảm xúc. Ông Nguyễn Văn Lưu là người có biệt tài “thổi hồn” cho gốm bằng những câu chuyện lịch sử, tâm linh. Ông từng nghiên cứu và sáng tạo nhiều sản phẩm gốm giàu ý nghĩa, trong đó có cặp gốm âm dương mang ý nghĩa biểu trưng cho tín ngưỡng phồn thực âm dương- trời đất-vợ chồng. Không ít khách hàng mua sản phẩm gốm vì bị hấp dẫn bởi những tích chuyện ẩn chứa trong đó.

Khi bắt đầu lấy lại được vị thế, gốm Chu Đậu ngày càng thu hút sự chú ý của truyền thông. Các báo đài, kênh thông tin tích cực khai thác, tuyên truyền về sự hồi sinh trở lại của dòng gốm quý giá, đã giúp cái tên Chu Đậu đến gần hơn với khách hàng và lan tỏa.

Sau tất cả, ông Nguyễn Văn Lưu vẫn tâm niệm yếu tố quan trọng nhất giúp thương hiệu gốm Chu Đậu khôi phục thành công như hiện nay chính là tâm huyết, đam mê của đội ngũ họa sĩ, kỹ sư trẻ tại Chu Đậu. Nghệ nhân Nguyễn Thị Nhung (40 tuổi, Hải Dương) đã làm việc tại Công ty Cổ phần gốm sứ Chu Đậu 20 năm, nhưng vẫn say sưa học cách phỏng lại nét vẽ của nghệ nhân cổ. “Học được nét vẽ của các cụ rất khó, thậm chí ban ngày đi làm, tối về tôi vẫn học, như trẻ con lớp một. Với những mẫu phức tạp, tôi phải vẽ đến cả tuần”, Chị Nhung chia sẻ.

Những nỗ lực bền bỉ suốt 20 năm đã mang về trái ngọt. Năm 2010, gốm Chu Đậu vinh dự đạt giải thưởng “Thương hiệu mạnh tỉnh Hải Dương.” Hiện nay, thương hiệu gốm Chu Đậu đã có mặt trên khắp Việt Nam và quốc tế. Sản phẩm gốm Chu Đậu không chỉ là đồ dùng trong mỗi gia đình mà còn là quà tặng của các lãnh đạo cấp cao. Hằng năm, Chu Đậu đón hàng ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến thăm quan và mua sắm, trở thành một địa danh du lịch nổi bật tỉnh Hải Dương.

Để lửa gốm cháy mãi

Theo anh Nguyễn Xuân Tùng, Giám đốc Công ty Cổ phần gốm sứ Chu Đậu, gốm Chu Đậu định hướng sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh về chủng loại, đa dạng hóa các sản phẩm, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu nội địa.

Điều khiến những người đã dày công khôi phục thương hiệu gốm Chu Đậu lo lắng, là nguy cơ dòng gốm quý giá sẽ thất truyền lần thứ hai, nếu không được lan tỏa kịp thời. Họ chẳng những không giấu nghề, mà còn tha thiết khuyến khích các cá nhân, tổ chức đầu tư xây dựng các lò gốm tư nhân để tăng số lượng, tạo tính bền vững của làng nghề gốm Chu Đậu.

Những ngày này, ông Nguyễn Văn Lưu đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ để chuẩn bị thành lập Văn phòng đai diện Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tại Hải Dương, một “mái nhà chung” của 65 làng nghề đã được công nhận trong tỉnh, dưới sự cho phép của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam. Đảm nhiệm vai trò Trưởng ban cố vấn của Văn phòng, ông Lưu phấn khởi vì tương lai rộng mở cho làng nghề nói chung, cũng như những nỗ lực trong phát triển làng nghề gốm Chu Đậu của ông nói riêng đã được ghi nhận. Trong thời gian tới, ông kỳ vọng thúc đẩy thành công mô hình du lịch làng nghề, vùng nghề tại Thái Tân, để lò gốm Chu Đậu được cháy mãi.

Bài và ảnh: Quỳnh Thư

Tin liên quan

Tin mới hơn

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre

LNV - Các làng nghề truyền thống Bến Tre không chỉ đem lại lợi nhuận kinh tế cho địa phương mà còn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc
Hội tụ tinh hoa làng nghề tại “Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 – 2024”

Hội tụ tinh hoa làng nghề tại “Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 – 2024”

LNV - Không gian trưng bày tôn vinh sản phẩm của các làng nghề truyền thống; tôn vinh sản phẩm đạt giải tại Hội thi Thủ công mỹ nghệ của TP.Hà Nội sẽ được diễn ra tại Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024 từ ngày 3 đến 6-10 tại Hà Nội. Thông tin này được nêu ra tại cuộc họp báo do Bộ NN-PTNT và Sở NN-PTNT TP Hà Nội tổ chức vào sáng 20-9 tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp
Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn

Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn

LNV - Các làng nghề ở Hải Dương không chỉ tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân khu vực nông thôn mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá đặc sắc ở mỗi địa phương.
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch khôi phục, phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp và du nhập phát triển một số nghề mới gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

LNV - Ông Hồ Trọng Lập (60 tuổi), ở thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định là một trong 63 gương mặt nông dân tiêu biểu của cả nước vinh dự được bình chọn là “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024”.
Bình Định triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Bình Định triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

LNV - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn yêu cầu mỗi địa phương phải có tối thiểu một sản phẩm chủ lực thực hiện mô hình liên kết chuỗi; các địa phương triển khai thực hiện mô hình thương mại điện tử gắn với làng nghề, sản phẩm làng nghề.

Tin khác

Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống

Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống

LNV - Phát triển làng nghề gắn với du lịch là hướng đi nhiều triển vọng, mang lại lợi ích kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; đồng thời, gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Vì vậy, các địa phương trong tỉnh đã hình thành nhiều tour du lịch trải nghiệm tại các làng nghề.
Nông dân Phú Thọ "kiếm bộn tiền" nhờ một thứ quả đặc biệt không thể thiếu trên mâm ngũ quả Tết Trung thu

Nông dân Phú Thọ "kiếm bộn tiền" nhờ một thứ quả đặc biệt không thể thiếu trên mâm ngũ quả Tết Trung thu

LNV - Những giải pháp thiết thực trong phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp đã và đang giúp nhiều nông dân tỉnh Phú Thọ phát triển thành công nhiều sản phẩm thế mạnh, cho giá trị vượt trội, một trong số đó là hồng không hạt.
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)

Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)

LNV - Những ngày qua, do ảnh hưởng của Cơn bão lịch sử (Bão Yagi), mưa lớn xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh miền Bắc, nước lũ sông Hồng dâng cao khiến hàng chục ha trồng đào, quất tại làng Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội bị hư hỏng do úng nước
Người "Thổi hồn" cho nghề làm bánh oản cổ truyền

Người "Thổi hồn" cho nghề làm bánh oản cổ truyền

LNV - Sinh ra và lớn lên trong gia đình có nghề làm bánh oản truyền thống qua nhiều thế hệ, anh Nguyễn Hữu Huy (42 tuổi), tại Đình Cao (Phù Cừ, hưng Yên) đã kế tục “bí kíp” làm oản gia truyền của thế hệ ông cha và “thổi hồn” vào món bánh đặc biệt này. Sự sáng tạo của anh đã mang đến một “làn gió mới” với những chiếc oản không chỉ mang giá trị ẩm thực mà còn mang giá trị nghệ thuật và “hồn cốt” văn hóa dân tộc Việt Nam.
Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống

Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống

LNV - Hiện cả nước có hơn 2.000 làng nghề, tăng gần 100 làng nghề so với năm 2020. Trong đó, có hơn 1.400 làng nghề và hơn 650 làng nghề truyền thống; 57 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình nghề thủ công truyền thống được ghi nhận. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều biến động, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống không chỉ giúp duy trì các giá trị văn hóa lâu đời mà còn góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế địa phương, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống

Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống

LNV - Tọa lạc tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, làng nghề tơ lụa Tân Châu từ lâu đã vang danh khắp cả nước bởi những sản phẩm lụa tinh tế, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống. Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, làng nghề đã trở thành biểu tượng cho sự sáng tạo, khéo léo và kiên trì của người dân nơi đây.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng

LNV - Cao Bằng là tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, có nhiều các dân tộc thiểu số sinh sống, điều này tạo nên sự đa dạng, phong phú trong đời sống văn hóa tinh thần người dân nơi đây. Từ xa xưa, đồng bào đã phát triển các nghề thủ công truyền thống. Ngày nay, những làng nghề rèn, làm hương, thêu thổ cẩm… vẫn được giữ gìn, phát triển và góp phần thu hút khách du lịch đến tìm hiểu và khám phá.
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền

Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền

LNV - Người Dao ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng còn giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó có nghề thêu thổ cẩm. Theo phong tục từ xưa, các cô gái dân tộc Dao trước khi lấy chồng phải biết thêu thùa may vá để tự tay dệt váy cưới cho mình.
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội

Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội

LNV - Hà Nội - Giữa lòng phố Thuốc Bắc sầm uất, nơi những cửa hàng hiện đại mọc lên san sát, vẫn còn đó một góc nhỏ mang tên Kim Dung – cửa hiệu bút lông lặng lẽ giữ gìn một nghề truyền thống đã tồn tại suốt nhiều thế hệ. Cửa hiệu này không chỉ là nơi sản xuất bút lông mà còn là một chứng nhân lịch sử, lưu giữ nét đẹp thủ công của Hà Nội xưa.
Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng

Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng

LNV - Tới làng Bến Hến xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, (Hà Tĩnh), nơi có dòng sông La hiền hòa chảy qua, có làng làm hến lâu đời và gần với làng mộc Thái Yên trăm năm tuổi, không khó để thấy xưởng gỗ Minh Mít nổi bật đang nhộn nhịp chế tác từng sản phẩm gỗ nhà thờ, bàn thờ, sơn son thiếp vàng mang nét độc đáo riêng biệt.
Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề

Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề

LNV - Nằm trên một mảnh đất yên bình tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, xã Triệu Đề nổi tiếng là một làng nghề trồng hoa, cây cảnh có truyền thống lâu đời. Làng nghề hoa, cây cảnh Triệu Đề không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm cây, hoa chất lượng cao mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa đặc sắc, góp phần làm phong phú thêm bức tranh văn hóa của vùng đất Vĩnh Phúc.
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát -  Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng

Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng

LNV - Công ty CPSX & TM Tự Lập có truyền thống nghề đá trên 20 năm tại Cụm công nghiệp làng nghề Phường An Hưng, Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa - nơi có nguồn tài nguyên về đá phong phú và đa dạng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát (Blue stone, Marble stone) phục vụ trong nước cũng như xuất khẩu.
Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống

Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống

LNV - Mùa Trung thu cận kề, căn nhà của ông Trương Viết Dũng (75 tuổi, TP. Hà Tĩnh) trở nên nhộn nhịp hơn hẳn với hàng trăm chiếc đèn ông sao, đèn linh vật đa dạng kích cỡ và màu sắc. Niềm vui của một người thợ thủ công hiện rõ trên từng nét mặt, ông rạng rỡ đón khách đến tìm hiểu và mua sắm đèn Trung thu.
Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu

Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu

LNV - Là kinh đô cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, mảnh đất Phú Xuân - Huế là nơi vẫn còn lưu giữ được gần như nguyên bản các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong đó, có những “di sản” đã góp phần làm nên diện mạo văn hóa Huế, in đậm trên các công trình kiến trúc, vật thể và trong đời sống tâm linh của con người cố đô như các làng nghề truyền thống Huế. Nghề làm đầu lân cũng như hàng chục nghề truyền thống khác đã tồn tại ở đất này mấy trăm năm qua, dẫu thăng trầm của thời gian có đôi lúc làm phai nhạt, nhưng vẫn được gìn giữ nhiều đời và bây giờ sống lại trong nhịp sống hối hả mới.
Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ

Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ

LNV – Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ (xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là một trong những làng nghề nổi tiếng về khảm trai, cẩn ốc. Nơi đây vẫn còn nhiều người nghệ nhân, thợ giỏi đam mê với nghề truyền thống để tạo ra những sản phẩm có giá trị nghệ thuật và kinh tế.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Phân bổ 1.035 tỷ đồng cho  các tỉnh, thành khắc phục hậu quả bão lũ

Phân bổ 1.035 tỷ đồng cho các tỉnh, thành khắc phục hậu quả bão lũ

LNV - Tính đến 17h ngày 16/9, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận từ các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước với tổng số tiền ủng hộ từ là 1.236 tỷ đồng. Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã hỗ trợ đến các địa phương 2 đợt với tổng số tiền 1.035 tỷ đồng
Lạng Sơn: Rượu men lá được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao

Lạng Sơn: Rượu men lá được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Thời gian qua, Công ty TNHH Long Trang VN, thôn Bản Dù, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng đã đầu tư trang thiết bị hiện đại để sản xuất rượu men lá. Hiện nay, rượu men lá của công ty đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao (chương trình mỗi xã một sản ph
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre

LNV - Các làng nghề truyền thống Bến Tre không chỉ đem lại lợi nhuận kinh tế cho địa phương mà còn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc
Khuyến công Vĩnh Phúc: Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn

Khuyến công Vĩnh Phúc: Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn

LNV - Từ nguồn vốn khuyến công quốc gia, của tỉnh đã kịp thời hỗ trợ tích cực vào quá trình đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất công nghiệp bền vững cũng như quảng bá, nâng cao năng lực hoạt động của nhiều doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn (CNNT). Từ đó, giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động việc làm và tăng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc.
Khuyến công Quảng Bình: Góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm các cơ sở CNNT

Khuyến công Quảng Bình: Góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm các cơ sở CNNT

LNV - Từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và địa phương, thời gian qua, nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã được hỗ trợ đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh trên thị trường.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động