Ngọt khúc đồng dao - Tập thơ thiếu nhi hấp dẫn của Thu Sang

LNV - Chị là nữ nhà thơ tài hoa, cần cù và nhiệt huyết, là hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Chị biết vẽ tranh và vẽ khá nhiều tranh đẹp, đặc biệt là tranh vẽ cho các cháu thiếu nhi. Chị đã vẽ nhiều bức tranh tường đẹp để trang hoàng cho ngõ xóm làng quê của mình thêm ấm áp. Nhà thơ, nhà giáo Thu Sang có nhiều tác phẩm in riêng. Tôi theo dõi và đọc thơ của chị nhiều năm qua, phát hiện thấy hình như cứ 3 năm chị lại cho ra mắt bạn bè một tập thơ. Kể từ năm 2013 là “Ru trên ngọn sóng”, tiếp đến “Giai điệu mùa heo may” vào năm 2016, rồi “Nếp gấp thời gian” năm 2019, cho đến “Bức họa đồng quê” (năm 2022). Một sự đam mê thi ca và ý thức lao động nghệ thuật khá dài hơi, đều đặn và bền bỉ.
Ngọt khúc đồng dao - Tập thơ thiếu nhi hấp dẫn của Thu Sang

Chị yêu thơ từ nhỏ. Người con gái của vùng quê Kinh Bắc,mang trong mình tâm hồn văn chương, sống giản dị, bao dung, đúng kiểu một cô giáo làng đáng quý. Chị yêu trẻ và tận tụy, tâm huyết với nghề. Tôi đọc thơ và truyện ngắn của chị Thu Sang thấy thật đẹp đẽ và trong sáng. Đặc biệt mảng thơ thiếu nhi của chị tựa như cánh diều bay cao, thanh âm vi vút ấy được cất lên từ làng quê. Những câu thơ vừa hồn nhiên, trong trẻo, vừa giản dị, gần gũi mà vẫn mang theo những thông điệp sâu sắc. Đến làng hỏi thăm chị thì hầu như ai cũng biết.. Thơ thiếu nhi của chị mang đến niềm vui và sự thích thú cho các bé bởi sự dí dỏm và nét ngây thơ, tươi mới.“ NGỌT KHÚC ĐỒNG DAO” là tập thơ gần đây nhất của chị khi viết về lứa tuổi thiếu nhi vừa ra mắt. Thật đáng quý khi cô giáo làng thân thiết với các bé và cả các bậc phụ huynh, đặc biệt cô từng dạy miễn phí cho trẻ em khuyết tật ở làng quê mình trong hai chục năm nay.

Nữ sĩ Thu Sang biết cách nói chuyện bằng thơ với các bé và truyền cảm hứng sáng tạo cho các em nhỏ. Thông qua những vần thơ lục bát giản dị, trong sáng và dí dỏm, nữ nhà thơ đã mang đến cho các bé sự vui tươi, thích thú và kiến thức đời sống để hiểu biết thêm về loài vật và con người. Trước hết là những điều giản dị, gần gũi xung quanh ta. Bài thơ NHÀ là một bài thơ như thế.

Nhà chim ở tít trên cao

Nhà cá ở tận đáy ao, đáy hồ

Nhà thóc chật ních trong bồ

Nhà lửa ủ kín trong lò, trong cây

Nhà mưa lẩn khuất trong mây

Mặt trời nhà tận phía tây - tối về

Nhà cò ở xứ đồng quê.

(Nhà)

Bằng cách gần gũi ấy, cô giáo Thu Sang đã sáng tác thơ cho cả người lớn và trẻ con. Chị chau chuốt câu chữ của mình, gây được sự hứng thú cho việc học tiếng Việt và giúp trẻ thêm yêu tiếng Viêt. Một điều vô cùng cần thiết hiện nay để nâng cao kiến thức đời sống và bồi dưỡng tâm hồn Việt cho trẻ thơ.

Tiếng Việt của em

Thú vị lắm nhen

Cùng một màu sắc

Mà lại nhiều tên:

Ơ cái quần đen

Mẹ gọi: thâm đất

Màu đen của mắt

Lại gọi mắt huyền

Mái tóc đen tuyền:

Tóc mây đấy nhé

Chú mèo đen thế

Lại gọi: mèo mun

Chó đen gầm giường

Lại kêu: chó mực

Chú ngựa đen nhức

Lại bảo:ngựa ô

Gà đen hiền khô

Lại kêu:gà ác.

Cùng một màu sắc

Lại có nhiều tên

Bạn hãy tìm xem

Còn tên nào nữa?

(Tiếng Việt em yêu)

Còn đây là bài thơ “PHONG PHÚ TỪ NGỮ VIỆT NAM”- một ví dụ tiêu biểu về việc nữ thi sĩ luôn yêu quý trẻ con, rất chú ý quan sát, lắng nghe các bé và hiểu tâm lý trẻ thơ để trò chuyện cùng chúng; Ngôn ngữ Việt phong phú, sinh động và đầy âm sắc thú vị.

Bà ơi cháu hỏi câu này

Cùng tên gọi cả mà rày rà ghê:

Bò con lại gọi là bê

Trâu con là nghé, chó thì cún cưng

Gà con - gà nhép hay không

Lợn con - lợn sữa chổng mông “bú tì”

Khoai bé lại gọi khoai bi

Chuột con - chuột nhắt chạy đi thật đều

Nhà bé lại gọi túp lều

Tôm nhỏ lại gọi tôm riu - hay là.

Giường bé lại gọi giường đơn

Người bé lại gọi tí hon lạ kỳ.

Còn bao tên gọi tí ti

Bạn hãy giúp bé tìm đi xem nào?

Vẻ đẹp làng quê Việt xưa ngày càng có nguy cơ bị mai một. Đó là điều thật đáng tiếc, chúng ta cần chung tay bảo tồn và giữ gìn những nét đẹp của làng quê Việt. Nơi ấy, có cây đa, bến nước, sân đình và có ông bà, cha mẹ cùng bao nhiêu tình yêu thương, gắn bó với xóm làng, bà con họ mạc thân thích. Dạy cho trẻ biết yêu thương những thứ gần gũi, bình dị nhất hàng ngày chính là biết yêu thương gia đình, ông bà, cha mẹ... Những bài học mang tính giáo dục nhẹ nhàng ấy đã được cô giáo Thu Sang khéo léo đưa vào trong những dòng thơ viết cho các bé. Thông qua vẻ đẹp của làng quê, của thiên nhiên, bốn mùa và vẻ đẹp những vườn cây trái sum suê xung quanh:

Ả Mít đáo để, góc gai

Anh Hồng vểnh cả bốn tai lên giời

Thanh Long sừng mọc khắp người

Cô Thị thu đến đem phơi áo vàng

Thím Na mở mắt ngỡ ngàng

Nhìn lão Bưởi trọc còn mang bụng bầu

Góc vườn quấn quýt bà Trầu

Vươn tay bám chặt ông Cau cao kều.

Mỗi cây, mỗi quả đáng yêu

Em mang nước tưới chia đều cho cây.

(Hoa quả trong vườn)

Đó là sự gắn bó, gần gũi và cách dạy trẻ biết yêu thương đến thiên nhiên và yêu từng thứ đồ vật trong nhà.Như những đôi giày, đôi dép kia “Đi đâu thì cũng có đôi/ Có bè có bạn chẳng rời nhau đâu./ Dù cho năm tháng phai màu/ Thủy chung tình bạn bên nhau suốt đời.” như trong bài Giày dép thật ngoan”

Giày dép nằm ở góc nhà

Thấy em đi học nó sà vào chân.

Dép lê là để đi gần

Quai hậu chắc chắn, khi cần đi xa.

Thể thao đã có ba ta

Guốc mộc là để bà nhà em mang...

Dép giày chúng thật là ngoan

Xong việc lại đứng xếp hàng nghỉ ngơi

(Giầy dép thật ngoan)

Những bài học cần thiết cho trẻ đã được cô giáo khéo lồng ghép vào câu chuyện hàng ngày để kể cho các bé. Điều đó mang tới những thông điệp dễ hiểu, thật tích cực mà không hề giáo điều.

Mía cao kều quá

Chê lũ rau má

Lùn tịt lùn tì.

Má không nói gì

Lặng im tiếp đất.

Một hôm gió phất

Trời đổ mưa rào

Lũ mía đổ ào

Kêu lên răng rắc.

Cả lũ mía khóc

Nước mắt toàn thân.

Má mới ân cần:

“Chớ nên khoe mã”...

(Cao kều và lùn tịt)

Bằng cách ấy, cô giáo Thu Sang luôn hết lòng vì trẻ thơ, cô vừa dạy học, vừa truyền đạt kiến thức cho các em, đồng thời cô còn truyền cảm hứng sáng tạo cho các bé bằng những vần thơ sinh động của mình. Tập “Ngọt khúc đồng dao” đầy ắp những câu chuyện vui vẻ, hồn nhiên như thế.

Ấm chén ở trên bàn

Thật chăm ngoan lắm nhé

Tính tình ưa sạch sẽ

Luôn giúp ích cho đời

Để người qua cơn khát.

Đây chén trà ngọt chát

Con nâng lên: “mời ông”

Đây cốc vối thơm nồng:

“Cháu mời bà xơi ạ”.

Ly nước lọc mát quá

Mẹ về, đã cơn say.

Em giúp mẹ hàng ngày

Tắm rửa cho cốc chén.

(Ấm chén chăm ngoan)

Đọc những câu thơ giản dị này, người ta dễ liên tưởng đến những câu đồng dao dễ nhớ, dễ thuộc từ xưa mà lũ trẻ trâu hay hát trên đồng. đó là cách để cùng học, cùng chơi với các bé, “chơi mà học, học mà chơi”. Hiểu được tâm lý trẻ và biết cách kể chuyện, biết làm bạn cùng trẻ. Điều ấy người lớn cũng cần phải học. Nhờ đó, đã giúp nữ sĩ viết nên những câu thơ dí dỏm, ngộ nghính mà không kém phần sâu sắc. Ngay những tên người, tên bài thơ như; Mít thơm của nội, Chuối và Na , Gửi Cu Nem,…đã gợi nên cả một vùng rung rung ký ức làng quê xưa cho bao người lớn giống như tôi. Nữ sĩ trong vai trò bà nội cũng được bé Nầm mô tả rất vui:

Bà em tuy tuổi đã già

Nhưng mà bà vẫn thơ ca thường ngày

Điệu chèo bà luyến rất hay

Việc nhà bà vẫn luôn tay không rời

Giao lưu bà đến nhiều nơi…

(Bé Nấm tả bà nội).

Đọc bài này, tôi bỗng nhớ đến bà nội lưng còng ngày xưa và tuổi thơ của tôi quá. Nữ sĩ Thu Sang còn biết vẽ tranh thiếu nhi và thơ của chị phải chăng vì thế mà giữa thơ và họa đã có sự quấn quện.

Nhởn nhơ bò gặm mùa xanh/ Chim chuyền đủng đỉnh trên nhành tre buông

(Nhịp điệu quê hương)

Chị đã vẽ khá nhiều tranh cho thiếu nhi và vẽ cả những bức tranh tường trang trí nơi ngõ xóm mình.

Trong “Bức họa vườn quê’, ta thấy bức tranh gà mẹ và gà con hiện lên rất thơ mộng:

“Mái mơ bới vẹo chân rơm

Một đàn chiêm chiếp mổ thơm nắng chiều…”

(Bức họa vườn quê)

“Ngọt khúc dồng dao” của Thu Sang là tập thơ thiếu nhi đẹp về hình thức, hấp dẫn về nội dung, lại đậm chất đồng dao, rất dễ nhớ, dễ thuộc. Tuy còn một số bài chưa thật hay, nhưng cô giáo Thu Sang đã dày công viết được tập thơ cho thiếu nhi như thế cũng là thành công, bởi viết thơ cho thiếu nhi thật hay đâu có dễ dàng! Chúc mừng chị cùng tập thơ “Ngọt khúc đồng dao”. Tôi thấy chị cũng là một khúc đồng dao khá ngọt ngào mà văn chương cần khám phá.

Phạm Thị Phương Thảo

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hội thi diễn xướng dân gian văn hoá các dân tộc tại Quảng Ngãi

Hội thi diễn xướng dân gian văn hoá các dân tộc tại Quảng Ngãi

LNV - Hội thi diễn xướng dân gian văn hoá các dân tộc do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ được tổ chức từ ngày 21-24/7 tại thành phố Quảng Ngãi.
Trường THCS Nguyễn Trãi A Tổng kết năm học 2023-2024

Trường THCS Nguyễn Trãi A Tổng kết năm học 2023-2024

LNV - Sáng ngày 27/5/2024 Trường THCS Nguyễn Trãi A long trọng tổ chức Lễ tổng kết, tuyên dương khen thưởng những tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, năm học 2023-2024 và tổ chức chương trình Dấu ấn tuổi 15 cho học sinh khối 9 của nhà trường niên khóa 2020-2024.
Sắp diễn ra lễ hội hoa sen lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội

Sắp diễn ra lễ hội hoa sen lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội

OVN - Với chủ đề "Sắc sen Hà Nội," lễ hội Sen Hà Nội lần đầu tiên được tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội), sẽ mang đến cho du khách trải nghiệm hấp dẫn về hoa sen và đặc sản trà sen của Hà Nội.
Trường Trung học Phổ thông Hậu Lộc I hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập

Trường Trung học Phổ thông Hậu Lộc I hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập

LNV - Trường THPT Hậu Lộc I (Thanh Hóa) đặt trên địa bàn xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, đến nay trải qua 60 năm thành lập và phát triển (1964 - 2024), vượt qua nhiều khó khăn, trường luôn đoàn kết, thi đua Dạy tốt - Học tốt và thực sự trở thành cái nôi ươm mầm cho những tài năng.
Cô giáo Mầm non ở vùng quê nghèo đam mê Thư pháp

Cô giáo Mầm non ở vùng quê nghèo đam mê Thư pháp

LNV - Cô giáo Mầm non Đoàn Thị Mai sinh năm 1992, quê xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Mầm non Hải Phòng, hiện công tác tại Trường Mầm non xã Nam Hưng (Tiên Lãng), cô giáo Mầm non trẻ có đam mê đặc biệt với nghệ thuật Thư pháp truyền thống đã sáng tác nhiều tác phẩm đặc sắc.
Huyện Mê Linh (Hà Nội): Phát triển công nghiệp văn hoá có nhiều lợi thế tiềm năng

Huyện Mê Linh (Hà Nội): Phát triển công nghiệp văn hoá có nhiều lợi thế tiềm năng

LNV - Thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII, về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh” và Nghị quyết số 09-NQ/TU về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, huyện Mê Linh đã quan tâm chỉ đạo đầu tư xây dựng, phát triển các ngành, các sản phẩm công nghiệp văn hoá mà huyện có lợi thế, tiềm năng.

Tin khác

Sắp tổ chức "Hội nghị Diên Hồng" của kiều bào lần thứ 4

Sắp tổ chức "Hội nghị Diên Hồng" của kiều bào lần thứ 4

LNV - Từ ngày 21 - 24/8, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao phối hợp với các ban, ngành và địa phương tổ chức Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 tại Hà Nội.
Bình Định: Người truyền lửa vẽ mặt nạ cho trẻ em khuyết tật

Bình Định: Người truyền lửa vẽ mặt nạ cho trẻ em khuyết tật

LNV - Nghệ nhân Trần Ngọc Vân nghiên cứu, chế tác, vẽ mặt nạ chân dung hát Bội bằng cả niềm đam mê, nhiệt huyết và tình yêu dành cho loại hình nghệ thuật truyền thống. Ông hy vọng tác phẩm mỹ thuật này là sản phẩm du lịch độc đáo, món quà lưu niệm mang dấu ấn văn hóa truyền thống Bình Định đến với du khách trong và ngoài nước.
Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từ sen Tây Hồ

Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từ sen Tây Hồ

LNV - Hồ Tây đã từ lâu nổi tiếng với thương hiệu sen Hồ Tây hay còn gọi là sen Bách Diệp. Nhưng từ năm 2018 đến nay, do những sự thay đổi của thời tiết, chất lượng nước… khiến diện tích trồng sen để làm nguyên liệu cho nghề ướp chè sen bị thu hẹp. Do đó, việc khôi phục và phát triển nghề trồng sen là hết sức cần thiết nhằm tạo cảnh quan quanh Hồ Tây cũng như việc phát triển nghề ướp chè sen cũng như các sản phẩm có liên quan đến sen.
Hà Nội: Trường THCS xã Phú Đông - địa chỉ đỏ của ngành giáo dục huyện Ba Vì

Hà Nội: Trường THCS xã Phú Đông - địa chỉ đỏ của ngành giáo dục huyện Ba Vì

LNV - Trường THCS xã Phú Đông có 31cán bộ, giáo viên, nhân viên là biên chế. Trong đó có 15 đảng viên, làm nhiệm vụ quản lý, giáo dục 433 học sinh ở 13 lớp, gồm 04 khối (từ lớp 06 đến lớp 09), để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, năm học vừa qua Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu nhà trường đã bám sát sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà Nội, của UBND huyện và phòng GD& ĐT huyện Ba Vì, làm tốt công tác chính trị tư tưởng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên phát huy dân chủ, đoàn kết, thống nhất trong nội bộ, thực hiện phương châm dạy thực chất, học thực chất, với tinh thần "Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt".
Bộ tem “Cây chè” giới thiệu văn hóa thưởng trà của người Việt

Bộ tem “Cây chè” giới thiệu văn hóa thưởng trà của người Việt

LNV - Ngày 21/05, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã phát hành bộ tem “Cây chè” nhằm giới thiệu, quảng bá văn hóa thưởng trà của người Việt đến với bạn bè quốc tế.
An Giang quảng bá bánh dân tộc nhân dịp tết Đoan ngọ

An Giang quảng bá bánh dân tộc nhân dịp tết Đoan ngọ

LNV - Nhằm quảng bá các đặc sản địa phương phục vụ người dân và du khách nhân dịp tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch), vừa qua Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang phối hợp Ủy ban nhân dân phường Mỹ Bình (thành phố Long Xuyên) tổ chức “Không gian ẩm thực Bánh truyền thống dân tộc An Giang”.
Trường tiểu học Phú Châu không ngừng đổi mới và phát triển

Trường tiểu học Phú Châu không ngừng đổi mới và phát triển

LNV - Trường Tiểu học xã Phú Châu huyện Ba Vì (Hà Nội) thành lập năm 1989. Trải qua 35 năm xây dựng và phát triển nhà trường đã không ngừng lớn mạnh và đổi mới về mọi mặt.
Bình Định: Kiểm kê di sản văn hóa truyền thống của đồng bào Ba Na, Chăm Hroi, Hrê

Bình Định: Kiểm kê di sản văn hóa truyền thống của đồng bào Ba Na, Chăm Hroi, Hrê

LNV - Nhằm nhận diện và xác định giá trị di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số Bana, Chăm Hroi, Hrê hiện đang cư trú tại các huyện An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, UBND tỉnh Bình Định tiến hành kiểm kê di sản văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số tiêu biểu (Ba Na, Chăm Hroi, Hrê) giai đoạn 2024- 2025.
Trình Quốc hội Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035

Trình Quốc hội Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035

LNV - Kỳ trung hạn 2026-2030 sẽ tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế, thách thức đặt ra trong thời gian qua. Giai đoạn thứ 2 theo kỳ trung hạn 2031-2035 sẽ tiếp tục phát triển văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh của nền kinh tế Việt Nam.
Bộ GDĐT công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bộ GDĐT công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024

LNV - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 1277/BGDĐT-QLCL ngày 22/3/2024 về việc hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024.
Cây vải cổ thụ 1000 năm tuổi vẫn thu hoạch hàng tấn quả mỗi năm

Cây vải cổ thụ 1000 năm tuổi vẫn thu hoạch hàng tấn quả mỗi năm

LNV - Cây vải do trạng nguyên Từ Đạc trồng ở Phúc Kiến (Trung Quốc) có tuổi đời gần 1000 năm đến nay vẫn tươi tốt, ước tính thu hoạch hơn một tấn quả mỗi năm.
Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam 2024

Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam 2024

LNV - Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2024 diễn ra từ ngày 22/5 đến 3/6 (nhằm ngày 15/4 - 27/4 âm lịch), mang ý nghĩa đặc biệt khi kết hợp kỷ niệm 10 năm lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (2014 - 2024).
Nhà giáo tâm huyết với phương pháp giáo dục qua thơ

Nhà giáo tâm huyết với phương pháp giáo dục qua thơ

LNV - Hơn 30 năm làm công tác giáo dục, nhà giáo Tiến sĩ Ngô Thị Lý, giảng viên Trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội là người dành nhiều thời gian, tâm huyết để nghiên cứu" Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" sao cho thiết thực, hiệu quả nhất.
Độc đáo nghệ thuật vẽ sáp ong tạo hoa văn trên vải của đồng bào H’mong

Độc đáo nghệ thuật vẽ sáp ong tạo hoa văn trên vải của đồng bào H’mong

LNV – Trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc H’Mong mang nét văn hóa đặc sặc khi may từ vải lanh kết hợp hoa văn trang trí được vẽ sáp ong, nhuộm chàm kết hợp với thêu và ghép vải.
Trường mầm non thị trấn 2 Nga Sơn “Xây dựng trường học hạnh phúc, lấy trẻ em làm trung tâm”

Trường mầm non thị trấn 2 Nga Sơn “Xây dựng trường học hạnh phúc, lấy trẻ em làm trung tâm”

LNV - Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sát sao từ phòng GD&ĐT huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) cùng sự nỗ lực cố gắng phấn đấu của tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Năm học 2023 - 2024, trường mầm non thị trấn 2, huyện Nga Sơn đã hoàn thành chỉ tiêu huy động, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được ổn định và dần được nâng lên.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TP.HCM: Ra mắt ứng dụng mạng xã hội tích hợp thương mại điện tử UCOM

TP.HCM: Ra mắt ứng dụng mạng xã hội tích hợp thương mại điện tử UCOM

LNV - Ngày 26/6, mạng xã hội (MXH) tích hợp thương mại điện tử mang tên “UCOM” vừa được Chi nhánh tại Việt Nam của Ucon Global Pte.Ltd (Singapore) ra mắt công chúng.
Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam tổ chức thành công Đại hội lần thứ VI

Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam tổ chức thành công Đại hội lần thứ VI

LNV - Ngày 28/6/2024, Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (Vuizea) đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024-2029.
Phước Quang vinh dự là xã NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Bình Định

Phước Quang vinh dự là xã NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Bình Định

LNV - Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Phước Quang, huyện Tuy Phước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, chung sức, đồng lòng về đích đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2023. Đây là xã NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Bình Định.
Bình Định: Tuy Phước tổ chức Hội nghị đánh giá sản phẩm OCOP

Bình Định: Tuy Phước tổ chức Hội nghị đánh giá sản phẩm OCOP

OVN - Hội đồng thẩm định, đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP huyện Tuy Phước vừa tổ chức Hội nghị đánh giá sản phẩm OCOP đợt 1, năm 2024.
300 gian hàng trưng bày tại Hội chợ Công Thương khu vực Nam Trung Bộ - Phú Yên năm 2024

300 gian hàng trưng bày tại Hội chợ Công Thương khu vực Nam Trung Bộ - Phú Yên năm 2024

LNV - Tối 26/6, tại Quảng trường 1/4 thành phố Tuy Hòa, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực Nam Trung Bộ - Phú Yên năm 2024. Đây là một trong những hoạt động hướng đến kỷ niệm 35 năm Ngày tái lập tỉnh Phú Yên (1/7/1989 - 1/7/202
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động