Hà Nội: 31°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 31°C Thừa Thiên Huế

Nghệ nhân có vai trò quan trọng trong phát triển làng nghề truyền thống ở Việt Nam

LNV - Nghề thủ công truyền thống Việt Nam đã có lịch sử phát triển từ hàng nghìn năm nay. Bàn tay tài hoa của ông cha đã ghi dấu ấn trên tất cả các di tích lịch sử văn hóa, qua các triều đại. Cuộc khai quật khảo cổ Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội) đã phát hiện nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm ra cách đây nghìn năm với công nghệ truyền thống, nghệ thuật tinh xảo tuyệt vời.


Ông Lưu Duy Dần - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

Sự phát triển của các ngành nghề truyền thống Việt Nam hiện nay không chỉ có vai trò nâng cao mức sống cho người dân mà còn là dấu ấn truyền thống văn hóa dân tộc qua mỗi thời kỳ. Đó là kho tàng văn hóa quý giá rất cần được gìn giữ và bảo tồn. Những năm đầu của thế kỷ XXI này, đã xuất hiện nhiều nghệ nhân, doanh nhân xuất chúng… những con người quy tụ ở họ gần như toàn bộ vốn liếng và tài năng sáng tạo của cộng đồng về một hay vài lĩnh vực nào đó của văn hóa. Những người này đã tự mình sáng tạo hoặc chắt lọc, sáng tạo của cả cộng đồng, góp phần bổ sung, làm giàu thêm cho bản sắc văn hóa cộng đồng. Tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa của Liên hợp quốc - UNESCO đề nghị tặng họ danh hiệu “Báu vật nhân văn sống” của nhân loại, còn chúng ta phong tặng họ là Nghệ nhân.

Có những Nghệ nhân xuất chúng lưu danh cho đến ngày nay như Tổ nghề gốm Chu Đậu Bùi Thị Hý vào thế kỷ XV. Bà là chủ của hơn 10 trang phường gốm sứ, nay thuộc làng Quang Tiền, xã Đồng Quang, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
Vào thời Lê Hiển Tông, ông tổ nghề khảm trai là Nguyễn Kim, người làng Thuận Nghĩa, tỉnh Thanh Hóa. Ông rất giỏi nghề khảm, vì bị sách nhiễu đã lánh nạn ra làng Chuyên Mỹ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (bây giờ thuộc Hà Nội) và truyền dạy nghề cho dân làng tại đây.

Tổ nghề vàng bạc là 3 anh em họ Trần: Trần Hòa, Trần Điện, Trần Điền sống tại làng Định Công vào cuối thế kỷ thứ VI. Ba ông học được nghề này trong một cuộc lưu lạc tại một nước láng giềng sau đó đem về truyền dạy lại cho dân làng. Sau này thợ làng Định Công di chuyển về Thăng Long, cư trú tại phố Hàng Bạc.

Với mỗi người dân, tổ nghề luôn là những bậc thánh nhân mà họ hướng về với tài năng, đức độ mà đời sau không ngừng học hỏi. Người dân tin rằng Tổ nghề sáng chế ra ngành nghề vẫn theo sát họ, quan tâm và phù hộ cho họ phát triển nghề nghiệp, hành nghề phát đạt.


Ông Lưu Duy Dần - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trả lời phỏng vấn
Đài truyền hình Việt Nam

Người Việt Nam luôn luôn ghi nhớ và tôn thờ các Tổ nghề. Họ được người dân thờ phụng ở từ đường, đình làng, có khi được tôn là Thành hoàng làng nghề... Hàng năm, tại các nơi làm nghề thường có ngày giỗ Tổ và hội làng với các nghi thức tưởng nhớ công ơn tổ nghề và tôn vinh nghề rất long trọng và tôn kính.

Các vị Tổ nghề đều được dân làng thờ phụng với tất cả lòng thành kính và biết ơn. Các thế hệ nghệ nhân nối tiếp nhau từ đời này sang đời khác giữ nghề truyền thống cho đến ngày nay.

Hiện nay, đang có một đội ngũ nghệ nhân lâu năm, giàu kinh nghiệm nắm giữ gia tài nghề truyền thống của cha ông để lại. Họ thật sự là nòng cốt nuôi sống làng nghề, tạo dựng thương hiệu cho làng nghề phát triển. Họ rất tâm huyết với nghề, vượt qua mọi khó khăn, vất vả dành cả cuộc đời cho nghề. Với bàn tay tài hoa, óc sáng tạo, họ đã lưu giữ được tất cả những tinh túy của nghề truyền thống, có công lớn trong việc giữ nghề, với bao công sức của nghệ nhân mà trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nghề truyền thống thể hiện rõ nét tinh hoa văn hóa dân tộc vẫn tồn tại đến ngày nay.

Có thể nói những nghệ nhân lâu năm giàu kinh nghiệm là linh hồn của làng nghề, là “báu vật sống” nắm giữ tinh hoa của nghề truyền thống. Đó là chỗ dựa vững chắc cho làng nghề tồn tại và phát triển. Trong cuộc sống hiện đại, hàng tiêu dùng công nghiệp sản xuất hàng loạt bằng máy móc tràn ngập thị trường đã lấn át thủ công. Nhưng không vì thế mà hàng thủ công mất hẳn chỗ đứng mà ngược lại nó vẫn vươn lên thể hiện bản ngã độc đáo của mình. Khác hẳn với sản phẩm làm bằng máy móc đồng loạt, mỗi sản phẩm thủ công đều in đậm bàn tay tài hoa, sáng tạo, vốn tinh hoa văn hóa truyền thống của nghệ nhân. Mỗi nghệ nhân đã thể hiện tất cả kinh nghiệm cả đời, tài hoa, tình cảm, suy nghĩ, sáng tạo của mình lên mỗi sản phẩm và thổi hồn cho nó. Nghệ nhân giống như nghệ sỹ, làm việc với tâm hồn phong phú của mình khiến cho sản phẩm sống động với những nét riêng độc đáo mà các sản phẩm làm bằng máy móc không thể có được.

Ở nhiều nước công nghiệp phát triển trên thế giới, các sản phẩm thủ công vẫn tồn tại và phát triển mang đặc trưng văn hóa của mỗi nước. Hàng thủ công muốn tồn tại và phát triển phải dựa vào sức mạnh của mình tức là sức mạnh phải hàm chứa yếu tố văn hóa dân tộc. Thực tế cho thấy hiện nay trong các ngôi nhà hiện đại vẫn xuất hiện những bộ salong mây tuyệt đẹp, những chiếc lọ hoa, bộ ấm chén gốm sứ độc đáo, những bức tranh thêu cầu kỳ sang trọng, đồ thờ cúng gia tiên lộng lẫy,…ghi dấu ấn tài hoa của những người thợ thủ công. Dù cuộc sống có hiện đại đến mấy, mỗi người dân Việt Nam đều mong muốn ngôi nhà của mình có dáng vẻ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Ở các điểm du lịch, du khách trong nước và quốc tế đều mua các sản phẩm độc đáo của địa phương để làm đồ lưu niệm. Nhiều làng nghề dệt thổ cẩm đã thu hút được nhiều du khách và bán được nhiều sản phẩm làm cho đời sống nhân dân được cải thiện.

Nghệ nhân giữ vai trò quan trọng như vậy, nhiều năm qua chưa được sự quan tâm đúng mức của các ngành, các cấp chính quyền và cả xã hội. Trước đây các làng nghề đã có lúc xuất khẩu tới hơn 1 tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động ở nông thôn. Trong những năm gần đây sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm gần 10% nhu cầu của thị trường toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam giai đoạn 2015-2019 tăng trung bình 9,5%/năm, từ 1,62 tỉ USD (2015) lên đến 2,23 tỉ USD (2019), khả năng có thể đạt gần 4 tỉ USD vào năm 2025.

Nhiều làng nghề truyền thống có mức sống cao từ 3-5 lần mức sống của các làng nghề thuần nông. Chính nơi này đang là bộ mặt xây dựng nông thôn mới. Nhưng bây giờ trong thời buổi kinh tế khó khăn toàn cầu, các làng nghề đang phải giải quyết hoàng loạt khó khăn như thiếu vốn, thiếu mặt bằng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, chưa có vùng nguyên liệu ổn định, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng trở nên nhức nhối…Nhiều nghệ nhân muốn vay vốn nhưng không được ưu đãi, từ đó ảnh hưởng lớn tới công việc sản xuất và đời sống của họ. Chưa có một cơ chế chính sách nào hỗ trợ nghệ nhân phát huy tài năng sáng tạo. Nhiều nghệ nhân nổi tiếng ngày càng già yếu, sức khỏe suy giảm đã bị rơi vào quên lãng. Dường như trong lĩnh vực này, chưa hề có chính sách trọng dụng nhân tài. Nhiều nghệ nhân cứ âm thầm, lặng lẽ làm việc không có bất kỳ quan tâm giúp đỡ nào trong hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, điều kiện làm việc thiếu thốn.

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được Nhà nước cho phép vinh danh và tôn vinh các nghệ nhân. Từ năm 2007 đến nay, Hiệp hội đã vinh danh được 72 Làng nghề tiêu biểu, 835 nghệ nhân Làng nghề Việt Nam, 72 Đơn vị kinh tế Làng nghề tiêu biểu, 95 sản phẩm TCMN Làng nghề tiêu biểu, 52 thợ giỏi Làng nghề Việt Nam, 115 Bảng vàng Gia tộc. 76% Nghệ nhân Làng nghề được Hiệp hội vinh danh Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam được Chủ tịch nước Phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân. Riêng lần Vinh danh các danh hiệu làng nghề Việt Nam lần thứ 10 năm 2022. Hiệp hội đã tiếp nhận hơn 300 hồ sơ gửi về từ các tỉnh thành trong cả nước. Hội đồng xét tặng cho 01 Làng nghề Văn hóa Du lịch tiêu biểu, 187 Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam, 16 Nghệ nhân VHNT ẩm thực làng nghề Việt Nam, 04 Bảo vật tinh hoa làng nghề VIệt Nam, 05 Sản phẩm Thủ công Mỹ nghệ Tinh hoa làng nghề Việt Nam, 09 Bảng vàng gia tộc nghề Truyền thống Việt Nam, 16 Thợ giỏi Làng nghề Việt Nam, 03 Kỷ lục Độc bản .
Hoạt động tôn vinh Làng nghề và Nghệ nhân của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã có tác dụng rất lớn trong việc bảo tồn, xây dựng và phát triển làng nghề, chăm sóc nghệ nhân làng nghề gìn giữ và phát triển tinh hoa của nghề truyền thống.

Ở danh hiệu cấp Quốc gia, Nhà nước đã phong tặng nghệ nhân Nhân dân và Nghệ nhân Ưu tú cho 22 Nghệ nhân Nhân dân, 192 Nghệ nhân Ưu tú, trong đó có 15 Nghệ nhân Nhân dân, 135 Nghệ nhân Ưu tú là nghệ nhân làng nghề, hội viên của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.


Những nghệ nhân và thợ giỏi của các làng nghề ngày nay vẫn đang phát huy trí tuệ của mình, phát minh những công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, mà lao động lại được giảm nhẹ. Ví như nghệ nhân Nguyễn Hữu Vụ ở làng chạm bạc Đồng Xâm đã sáng tạo ra khuôn đúc bằng kim loại thay thế cho khuôn đất, nên khuôn bền hơn và chất lượng sản phẩm được nâng cao hơn. Hoặc nghệ nhân Nguyễn Thanh Luân ở Làng thêu Văn Lâm đã phát minh ra chiếc bút vẽ mẫu bằng cách gắn một mô tơ điện nhỏ vào chiếc bút bi. Khi vẽ, chiếc bút bi có thể chấm lỗ rất nhanh và đều đặn, với độ sâu đồng đều, tạo những nét vẽ mượt mà và gọn gàng. Công nghệ của ông đã được ứng dụng rộng rãi ở làng nghề, tạo điều kiện cho thợ vẽ mẫu chạm được những hình vẽ đẹp với công suất cao hơn và đẹp hơn vẽ tay nhiều lần.

Tại làng tranh Đông Hồ, nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế tuy đã ngoài 80 tuổi nhưng hàng ngày vẫn đến xưởng tranh của mình dù đã có con trai quản lý công việc. Trong khuôn viên xưởng vẫn có những bao tải đầy vỏ điệp và chiếc cối giã vỏ điệp để làm giấy vẽ; những dãy chum sành ngâm các loại hoa-lá-rễ cây để chế biến màu vẽ từ thiên nhiên; những người thợ vẫn hàng ngày quét bột điệp lên giấy dó, cắm cúi chạm khắc những bản mẫu in... Căn nhà riêng của gia đình ông có treo bức ảnh lớn vẽ sơ đồ dự án phát triển doanh nghiệp, thể hiện ước mơ của ông sẽ phát triển theo hướng kết hợp làng nghề với du lịch và giáo dục truyền thống.

Thời nay, có những nghệ nhân được học hành bài bản, kết hợp tài năng trời phú, sự tinh xảo của đôi tay với kiến thức của nhà trường để gửi vào sản phẩm những sáng tạo độc đáo. Ví như nghệ nhân Nguyễn Danh Tú của Làng gốm Bát Tràng, trên nền những kiến thức học được từ Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp, đã phát huy sức sáng tạo của mình, làm chủ được kỹ thuật gốm thấu quang, khắc hoa văn trên đèn gốm thấu quang (còn gọi là ám hoạ). Những chiếc đèn lớn được trang trí bằng những hoạ tiết mềm mại và tinh xảo, được thực hiện hoàn toàn thủ công một cách điêu luyện, tỉ mỉ từng li từng tí, chỉ một góc sản phẩm vài chục cm2 mà có khi phải khổ công cả tháng trời. Không chỉ vậy, đòi hỏi một kỹ thuật nung gốm có tay nghề cao và kỳ công thì mới bảo đảm chất lượng, giữ nguyên được các đường nét tinh tế của các hoạ tiết, làm cho sản phẩm có hồn.

Có thể nói, những nghệ nhân là người nắm giữ những bí quyết riêng trong việc sáng tạo những sản phẩm độc đáo; những kỹ năng thao tác và cả những điều tinh tế chỉ có thể cảm nhận chứ khó phân tích bằng lời. Họ chính là người giữ nghề, bảo đảm cho làng nghề truyền thống tồn tại và phát triển.



Các nghệ nhân lâu năm đến nay vẫn giữ nghề nhờ việc truyền nghề từ đời này sang đời khác, “cha truyền con nối”. Mỗi nghệ nhân đều dày dặn kinh nghiệm được tích lũy qua năm tháng của cuộc đời. Việc truyền nghề thường được diễn ra trong một gia đình cho nên mỗi người đều nắm một bí quyết gia truyền. Nay những nghệ nhân-bảo tàng sống ấy ngày càng cao tuổi và dần dần sẽ đi vào cõi vĩnh hằng mang theo tất cả gia tài quý giá mà họ nắm giữ. Một câu hỏi đặt ra ai là người giữ nghề Tổ. Chỉ có một cách duy nhất mà cha ông ta đã làm là truyền nghề cho lớp người trẻ tuổi, truyền cho con cháu. Công việc này vô cùng khó khăn trong bối cảnh hiện nay khi làng nghề chưa tìm kiếm được thị trường, sản xuất ngưng trệ, nghệ nhân không có “đất dụng võ” đời sống lâm vào cảnh túng thiếu. Những người trẻ tuổi không thiết tha với nghề khi cặm cụi làm nón cả ngày mới chỉ được năm sáu trục đồng trong khi đó chạy ra thành phố có thể kiếm việc làm thu được số tiền gấp ba, năm lần như vậy. Chính vì vậy, đã xảy ra tình trạng “cha truyền con không nối”, nghề Tổ đứng trước nguy cơ bị thất truyền.

Theo GS.TSKH Tô Ngọc Thanh, chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết: “Muốn giữ nghề thì nhà nước, các cơ quan chức năng cần quan tâm hơn đến các nghệ nhân, sớm hoàn thiện các quy định về chế độ ưu đãi, công nhận danh hiệu nghệ nhân cho họ. Các nghệ nhân là báu vật của các làng nghề nhưng việc đãi ngộ đối với họ chưa được tương xứng, cụ thể là việc công nhận và phong tặng danh hiệu nghệ nhân chưa được thực hiện tốt. Rất nhiều nghệ nhân tới già, thậm chí đến lúc mất, vẫn chưa
được công nhận”.



Một vấn đề nữa cần được cơ quan quản lý chú trọng là công tác trao truyền. Ngoài vinh danh các nghệ nhân, việc gây dựng các thế hệ kế tục sự nghiệp gìn giữ, phát huy giá trị di sản nghề là rất quan trọng. Để làm tốt việc này, cần thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ nghệ nhân “báu vật nhân văn sống” song hành với việc bảo tồn, phát huy, khai thác các giá trị văn hóa trong làng nghề. Nếu thực hiện tốt, các nghệ nhân và di sản văn hóa vừa là “kho báu” vừa là “chiếc cần câu”, là nguồn lực phát triển kinh tế trước mắt cũng như lâu dài của người dân, chính quyền địa phương và cả quốc gia.

Trong việc này, vai trò của lớp trẻ - những người kế cận bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, di sản nghề cũng rất quan trọng. Với thế mạnh hiểu biết về khoa học kỹ thuật, công nghệ, thế hệ trẻ cần phát huy khả năng sáng tạo trong việc khai thác nguồn tài nguyên “kho báu” và phát triển thành những sản phẩm hiệu quả đóng góp cho nền công nghiệp văn hóa đất nước.

Lưu Duy Dần
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

Tin liên quan

Tin mới hơn

Phái đoàn Thương mại Năng lượng Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác cho ngành điện gió ngoài khơi tại Anh

Phái đoàn Thương mại Năng lượng Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác cho ngành điện gió ngoài khơi tại Anh

LNV - Từ ngày 16 - 23/6/2025, Phái đoàn Năng lượng Việt Nam với 12 đại biểu đã thực hiện chuyến thăm và làm việc tại Vương quốc Anh, nhằm học hỏi kinh nghiệm quốc tế, mở rộng cơ hội hợp tác, kết nối với các đối tác tiềm năng trong ngành điện gió ngoài khơi.
Lễ khởi công xây dựng đình làng Đốc Tín

Lễ khởi công xây dựng đình làng Đốc Tín

LNV - Sáng 19/6/2025 Đảng ủy’ HĐND, UBND xã Vạn Tín, Công ty Cổ phần xây dựng số 9; Ông Nguyễn Văn Hải Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra; Ông Lê Văn Trang – Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức; ông Nguyễn Văn Vỹ - Giám đốc Trung tâm VHTT huyện Mỹ Đức đã dự lễ khởi công xây dựng Đình làng Đốc Tín, xã Vạn Tín, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội.
Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới 2024

Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới 2024

LNV - Ngày 22/6/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1226/QĐ-TTg, chính thức công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cấp thành phố giai đoạn 2021 - 2025. Đây là kết quả của quá trình hơn một thập kỷ triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, với quyết tâm chính trị cao, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của người dân Thủ đô.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm

Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm

LNV - Chiều 22/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; các phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025.
Đại hội Đại biểu Hội Kỷ lục gia Việt Nam nhiệm kỳ III (2025–2030): Đoàn kết - Sáng tạo - Thống nhất hành động

Đại hội Đại biểu Hội Kỷ lục gia Việt Nam nhiệm kỳ III (2025–2030): Đoàn kết - Sáng tạo - Thống nhất hành động

LNV - Vào ngày 21/6, Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam (Vietnam Record Association) long trọng tổ chức Đại hội đại biểu Hội Kỷ lục gia Việt Nam nhiệm kỳ III (2025 - 2030).

Tin khác

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ

LNV - Tối ngày 19-6, tại Công viên Thống Nhất, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

LNV - Sáng 20/6/2025 tại Hà Nội, trong không khí trang trọng và ấm áp, Tạp chí Làng nghề Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt thân mật Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025). Đây là dịp để các nhà báo, phóng viên, cộng tác viên cùng nhau ôn lại truyền thống hào hùng của báo chí cách mạng, tôn vinh nghề báo - một nghề cao quý, vinh quang nhưng cũng đầy thử thách.
Kỷ niệm trọng thể 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

LNV - Sáng nay 21/6, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, diễn ra Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Bình Định vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, bước đệm cho tỉnh Gia Lai mới hoạt động

Bình Định vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, bước đệm cho tỉnh Gia Lai mới hoạt động

LNV - Từ ngày 20/6/2025, tỉnh Bình Định chính thức vận hành thử mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại 58 xã, phường. Đây là bước đi đầu tiên trong tiến trình chuẩn bị cho việc sáp nhập hành chính giữa hai tỉnh Bình Định và Gia Lai, hình thành một tỉnh mới có tên gọi Gia Lai.
Báo chí cách mạng Việt Nam giai đoạn 1925-1945: Lực lượng chủ lực, tiên phong, vũ khí sắc bén trong công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng

Báo chí cách mạng Việt Nam giai đoạn 1925-1945: Lực lượng chủ lực, tiên phong, vũ khí sắc bén trong công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng

LNV - Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết "Báo chí cách mạng Việt Nam giai đoạn 1925-1945: Lực lượng chủ lực, tiên phong, vũ khí sắc bén trong công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng" của PGS.TS. Đào Duy Quát, nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương).
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương

LNV - Ngày 18-6, đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương.
Khai mạc Triển lãm Chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ngành Gốm sứ - Sơn son thếp vàng năm 2025

Khai mạc Triển lãm Chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ngành Gốm sứ - Sơn son thếp vàng năm 2025

LNV - Sáng 17/6, Sở Công Thương Hà Nội khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành gốm sứ-sơn son thếp vàng năm 2025 tại “Điểm trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP Thủ đô”.
Hải Phòng ra mắt Tour đêm công nghệ số “Dấu thiêng Hàng Kênh” lần đầu tiên.

Hải Phòng ra mắt Tour đêm công nghệ số “Dấu thiêng Hàng Kênh” lần đầu tiên.

LNV - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng vừa tổ chức cuộc họp triển khai Chương trình tour đêm tại Đình Hàng Kênh trên nền tảng ứng dụng công nghệ số 4.0, kết hợp trình diễn 3D Mapping.
Thành phố Hải Phòng kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

Thành phố Hải Phòng kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

LNV - Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam Nam (21/6/1925-21/6/2025) Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hải Phòng đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các cơ quan Báo chí Trung ương và địa phương trên địa bàn thành phố và biểu dương 44 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác báo chí của thành phố.
Điện Biên: Giữ lửa nghề truyền thống giữa nhịp sống hiện đại

Điện Biên: Giữ lửa nghề truyền thống giữa nhịp sống hiện đại

LNV - Điện Biên – vùng đất đa dạng về văn hóa và giàu bản sắc dân tộc – đang lưu giữ nhiều nghề truyền thống độc đáo gắn liền với đời sống, tín ngưỡng và tâm hồn của đồng bào. Dù một số ngành nghề đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, hành trình bảo tồn và phát triển các giá trị ấy vẫn còn nhiều gian nan. Giữa làn sóng hiện đại hóa, bài toán đặt ra không chỉ là bảo tồn nghề mà còn là làm sao để người dân sống được bằng nghề tổ truyền.
Phú Yên – Đắk Lắk thống nhất bố trí người làm việc tại cơ sở 2 tại Phú Yên

Phú Yên – Đắk Lắk thống nhất bố trí người làm việc tại cơ sở 2 tại Phú Yên

LNV - Ngày 12/6, tại Tỉnh ủy Phú Yên, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Cao Thị Hòa An và Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên - Đắk Lắk.
Lời toà soạn

Lời toà soạn

LNV - Cách đây 100 năm, Báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập ra số đầu tiên vào ngày 21 tháng 6 năm 1925. Đặt nền móng cho báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, đội ngũ những người làm báo cả nước luôn luôn thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, không ngừng phấn đấu vươn lên về mọi mặt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc.
100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Từ những trang sử vẻ vang đến bước chuyển mình cùng công nghệ số

100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Từ những trang sử vẻ vang đến bước chuyển mình cùng công nghệ số

LNV - Báo chí cách mạng Việt Nam luôn đồng hành với con đường cách mạng của Đảng và Bác Hồ đã chọn, đồng hành với lịch sử đấu tranh vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm nói về ‘bộ tứ trụ cột’

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về ‘bộ tứ trụ cột’

LNV - Tổng Bí thư Tô Lâm nói Nghị quyết 57 thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, Nghị quyết 59 về chủ động hội nhập quốc tế, Nghị quyết 68 phát triển kinh tế tư nhân và Nghị quyết 66 đổi mới toàn diện thể chế là “bộ tứ trụ cột” giúp đất nước cất cánh.
Xây dựng nông thôn mới hiện đại, đậm đà bản sắc: Đã đến lúc đổi cách tiếp cận

Xây dựng nông thôn mới hiện đại, đậm đà bản sắc: Đã đến lúc đổi cách tiếp cận

LNV - Ngày 13/6, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội thảo tham vấn, lấy kiến góp ý định hướng Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2026-2035.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phái đoàn Thương mại Năng lượng Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác cho ngành điện gió ngoài khơi tại Anh

Phái đoàn Thương mại Năng lượng Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác cho ngành điện gió ngoài khơi tại Anh

LNV - Từ ngày 16 - 23/6/2025, Phái đoàn Năng lượng Việt Nam với 12 đại biểu đã thực hiện chuyến thăm và làm việc tại Vương quốc Anh, nhằm học hỏi kinh nghiệm quốc tế,
Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan

LNV - Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH) đang được nhiều hợp tác xã, hộ dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tích cực triển khai, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh hiệu quả và từng bước thay đổi tư duy từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa bền vững.
Lễ khởi công xây dựng đình làng Đốc Tín

Lễ khởi công xây dựng đình làng Đốc Tín

LNV - Sáng 19/6/2025 Đảng ủy’ HĐND, UBND xã Vạn Tín, Công ty Cổ phần xây dựng số 9; Ông Nguyễn Văn Hải Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra; Ông Lê Văn Trang – Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức; ông Nguyễn Văn Vỹ - Giám đốc Trung tâm VHTT huyện Mỹ Đức đã dự lễ khởi côn
Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững

LNV - Bắc Kạn là tỉnh miền núi, phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao... Điều kiện tự nhiên cùng sự đa dạng sinh học đã tạo nên nhiều sản vật đặc trưng như miến dong Na Rì, nấm hương rừng, tinh bột nghệ, mật ong rừng, gạo nếp Khẩu nua lếc. Trước đây, những sản vật này chủ yếu tiêu thụ tự phát, nhưng nay đã được gắn sao OCOP, tạo chỗ đứng và niềm tin với người tiêu dùng.
Cách ăn uống tốt nhất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận

Cách ăn uống tốt nhất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận

LNV - Chế độ ăn uống không khoa học là một trong số những nguyên nhân dẫn đến hình thành sỏi thận. Vì vậy, chú ý đến những nguyên tắc cơ bản trong ăn uống có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc sỏi thận.
Giao diện di động