Nghệ An: Độc đáo làng nghề làm bánh cà Hưng Tân
Bánh cà Hưng Tân.
Thức quà ngon và những bí quyết độc đáo
Không biết bánh cà có tự bao giờ, chỉ biết trong tâm trí của những người cao tuổi làng Nam, tuổi thơ của họ đã gắn liền với thức quà dân dã có hình dáng tròn nhỏ xinh như quả cà, màu vàng ươm bắt mắt và hương vị giòn tan, béo bùi, thơm ngon khó cưỡng. Theo chân chị Nguyễn Thị Hải Yến, chúng tôi tìm đến cơ sở sản xuất bánh cà Hoài Dụng – Làng Nam, một trong những hộ làm bánh cà lâu đời của xã Hưng Tân. Được tận mắt chứng kiến quy trình làm bánh cà cũng như sự tận tâm, tỉ mỉ trong từng công đoạn mới hiểu vì sao thương hiệu bánh cà làng Nam lại được nhiều người yêu thích đến thế.
Từ gạo nếp ta, trứng gà cỏ, gừng và đường cát - những nguyên liệu quen thuộc, dân dã chắt chiu trên chính mảnh đất Hưng Tân màu mỡ, những người làm nghề làng Nam đã tạo nên những viên “bi ve” hấp dẫn, gây nghiện thực khách bằng những kỹ thuật gia truyền lâu đời độc đáo. Đặc biệt, bánh cà được làm hoàn toàn bằng nguyên liệu tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản, chất tạo màu hay bột nở, cực kỳ lành tính và an toàn cho người tiêu dùng.
Nếp được chọn phải là nếp ta mới có độ dẻo cần thiết. Nếp đó được xay mịn rồi trộn theo tỷ lệ 1 cân nếp xay với 12 - 13 quả trứng gà cùng với nước cốt gừng theo tỷ lệ phù hợp. Hỗn hợp này được nhào nặn cho đến khi đạt được độ dai dẻo nhất định, không quá khô và cũng không quá ướt, có màu vàng ươm đều đẹp mắt. Sau đó được vo thành những hạt tròn nhỏ như hòn bi ve, hạt nào hạt nấy đều tăm tắp, có đường kính tầm 1cm và đem rán bằng dầu thực vật. “Khi rán phải điều chỉnh lửa phù hợp. Bằng cảm thụ tinh tế, người thợ phải biết lúc nào bánh đã chín đạt tiêu chuẩn, tránh lấy bánh ra quá sớm sẽ bị mềm, lấy ra muộn thì bánh sẽ bị khét”, chị Yến chia sẻ. Khâu cuối cùng là ngào với đường kính trắng. Bánh có ba loại cho mọi người lựa chọn: loại không đường, loại ít đường và loại nhiều đường.
Thành phẩm nhận được là những viên bi cà khoác lên mình màu vàng rộm của trứng pha trộn sự dẻo thơm của nếp và điểm trắng bởi những hạt đường trông vô cùng bắt mắt. Đưa hạt cà vào miệng, người ăn cảm nhận được sự giòn tan, ngọt nhẹ nơi đầu lưỡi, mùi thơm của gừng ấm nồng thoang thoảng. Một hạt, hai hạt, ba hạt… cứ thế ăn rồi cứ muốn ăn nữa, ăn mãi chẳng muốn dừng. Những ngày thời tiết se lạnh, mời nhau cắn chút hạt cà giòn rụm, nhâm nhi cùng tách trà thơm buổi sáng để gắn kết tình làng nghĩa xóm là cảm giác vô cùng thi vị, khó quên.
Danh hiệu làng nghề và sản phẩm OCOP 3 sao
Chị Yến kể rằng ngày xưa bánh chỉ được làm vào dịp Tết để thưởng thức hoặc làm quà tặng cho ai đó trong những dịp thật đặc biệt. Con em làng Nam về thăm quê khi đi nhất định sẽ mang theo những gói bánh cà làm quà tặng đối tác, người thân, bạn bè. Tiếng lành đồn xa, bánh dần được nhiều người ưa chuộng tìm mua. Thương hiệu bánh cà làng Nam cũng nhờ thế mà vươn rộng và có chỗ đứng trên thị trường, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Nhiều hộ làm bánh đã áp dụng máy móc công nghệ vào quá trình sản xuất.
Hiện nay bánh được làm quanh năm, nhưng chính vụ vẫn rơi vào khoảng tháng 8 đến hết tháng 12 âm lịch. Đặc biệt là những ngày cận Tết, người dân phải tất bật chạy đua với thời gian, làm ngày làm đêm mới đủ hàng để cung ứng cho thị trường Tết. Xóm trưởng xóm Làng Nam, ông Hoàng Văn Âu cho biết, làng hiện có khoảng 250 hộ thì 80% hộ dân làm bánh cà, trong đó có khoảng 80 hộ quy mô lớn với 150 lao động. Mỗi năm làng Nam cung cấp hàng trăm tấn bánh cà cho thị trường Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh thành khác. Theo ông Âu, với giá bán sỉ từ 100.000 đến 120.000 đồng/cân, thu nhập từ nghề có thể đạt mức 5 triệu đồng/tháng, thậm chí là 10 - 12 triệu đồng/tháng vào những dịp đắt hàng như Tết Nguyên đán.
Để nâng cao năng suất lao động, hiện nay nhiều hộ làm bánh đã áp dụng máy móc công nghệ vào quá trình sản xuất. “Trước đây tất cả các công đoạn đều phải làm thủ công nên rất vất vả. Đặc biệt là công đoạn tạo viên. Vào vụ chính phải huy động đến 5 lao động nhưng mỗi ngày cũng chỉ làm được tầm 10kg bột. Từ khi gia đình sắm máy vắt hạt mỗi ngày hai vợ chồng tôi cũng có thể làm được 25 - 30kg bột”, anh Phan Xuân Nhuy hồ hởi chia sẻ. Tuy vậy, theo kinh nghiệm của những người làm bánh lâu năm, công đoạn nhồi bánh vẫn cần làm thủ công mới tạo được độ tơi xốp và giòn tan cho bánh như mong muốn.
Ngày 27/12/2020, Làng Nam vinh dự được UBND tỉnh Nghệ An trao bằng công nhận là làng nghề sản xuất bánh truyền thống. Hiện sản phẩm đang được trình UBND tỉnh phê duyệt sản phẩm OCOP chất lượng 3 sao. Những thành quả đạt được đã mở ra nhiều cơ hội, chắp cánh cho bánh cà làng Nam bay xa khắp mọi miền Tổ quốc. Khi bánh cà làng Nam trở thành thức quà thiên nhiên quý giá, trong tiềm thức của người làng nghề, nghề làm bánh không chỉ là “cần” kiếm cơm gạo, mà còn là sự tự hào và niềm kiêu hãnh khi giữ lửa thành công nghề truyền thống của cha ông.
Bài, ảnh: Tuyết Trinh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phái đoàn Thương mại Năng lượng Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác cho ngành điện gió ngoài khơi tại Anh
11:01 Tin tức

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan
10:54 Kinh tế

Lễ khởi công xây dựng đình làng Đốc Tín
10:54 Tin tức

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 OCOP

Cách ăn uống tốt nhất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận
10:27 Sức khỏe - Đời sống