Ngày Thất Tịch là ngày nào và có ý nghĩa gì?
Lễ Thất Tịch, hay còn gọi là lễ Khất Xảo, theo các thông tin xuất hiện trong các ghi chép lịch sử và tắc phẩm văn học, người Trung Quốc tin rằng lễ Thất Tịch bắt nguồn từ thời nhà Hán (206 TCN – 220).
Tuy nhiên, cũng có nhiều chứng cứ cho thấy lễ Thất Tịch thậm chí còn tồn tại từ 3.000 - 4000 năm trước, khi con người bắt đầu quan tâm đến thiên văn học, và sự sùng bái các chòm sao được hình thành tự nhiên, không chỉ có mỗi sao Ngưu Lang và sao Chức Nữ.
Sự tích đặc biệt của lễ Thất Tịch
Về truyền thuyết về ngày lễ Thất Tịch có rất nhiều dị bản, tuy nhiên chỉ xoay quanh đến chuyện tình vĩnh cửu của hai nhân vật Ngưu Lang và Chức Nữ, một trong Tứ đại truyền thuyết dân gian của Trung Quốc. Tại các nước ở phương Đông, nhiều người truyền tai nhau về sự tích đặc biệt trong ngày lễ Thất Tịch.
Truyện được kể rằng, Ngưu Lang là một chàng trai chăn trâu và có hoàn cảnh không được khá giả, khó khăn nhưng bù lại có tính cách hiền lành và chăm chỉ.
Những đức tính tốt đẹp này đã lấy được tình cảm của một tiên nữ dệt vải Chức Nữ, là nữ con gái út của Vương Mẫu Nương Nương.
Sự chênh lệch về địa vị trở nên mờ nhạt. Hai người họ kết duyên và đã có những năm tháng hạnh phúc cùng nhau.
Với một tình yêu vẹn nguyên và nồng cháy, họ đã xây dựng một gia đình đầm ấm với hai người con, một trai và một gái.
Nhưng khoảng thời gian bình yên ngắn ngủi chốn nhân gian là hạt giống của những ngày tháng giông bão tiếp theo. Theo mệnh lệnh Ngọc Đế, Chức Nữ phải quay trở về thiên đình.
Không can tâm và ngồi im chấp nhận số phận bi đát, Ngưu Lang đuổi theo và bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà - Bức tường ngăn cách giữa người phàm và thần tiên. Ngưu Lang quyết định ngồi bên sông và nhất quyết không chịu rời đi.
Sau sự kiện đó, bên bờ sông Thiên Hà xuất hiện một chòm sao. Mọi người truyền tai nhau đó là hình ảnh của chàng Ngưu Lang vẫn đang ngày đêm ngóng chờ sự trở lại của nàng Chức Nữ và đặt tên chòm sao đó là Ngưu Lang.
Vì quá cảm động trước cuộc tình phàm - tiên này, Vương Mẫu đã chấp thuận để họ gặp nhau vào mùng 7 tháng 7 âm lịch hàng năm.
Ngày Thất Tịch được tổ chức ở đâu?
Ngày Thất Tịch được phổ cập tại nhiều nơi ở khu vực Đông Á vì thế sự kiện này cũng có sự khác biệt và đa dạng tại các nước khác nhau
Câu truyện cổ tích về cặp uyên ương Ngưu Lang và Chức Nữ được bắt nguồn từ Trung Quốc. Đây dường như được coi là một ngày lễ truyền thống tại đây và được phần lớn người dân của đất nước này hưởng ứng
Tại Trung Quốc, đây là một ngày lễ truyền thống để tưởng nhớ, ca tụng Chức Nữ và tình yêu của cô ấy. Trong truyền thuyết, tại đất nước này, Chức Nữ là người đầu tiên phát hiện ra tơ tằm.
Người dân nơi đây cho rằng đây là một ngày để thể hiện sự tôn trọng và cảm kích trước thiên nhiên và những người phụ nữ giỏi giang.
Đối với phái đẹp, họ sẽ lên chùa để cầu duyên cũng như là mong ước rằng họ sẽ có được đôi tay mềm mại, khéo léo như Chức Nữ và mong cầu sẽ gặp được một người yêu thương, hy sinh vì mình hết lòng.
Các cô gái trẻ sẽ thi nhau làm ra những vật dụng thủ công, mỹ nghệ thể hiện được sự khéo léo, tinh tế của họ và mong sao cho có thể lấy được một người tận tâm, tận tình với mình như Ngưu Lang.
Xảo quả là một trong những món ăn đặc sắc và tiêu biểu nhất trong ngày lễ đặc biệt này tại Trung Quốc.
Trong ngày này, người ta không tặng nhau chocolate, mà thường chọn ăn xảo quả. Xảo quả là một trong những món ăn đặc sắc và tiêu biểu nhất trong ngày lễ đặc biệt này. Sự kết tinh giữa các nguyên liệu thủ công như: dầu, bột mì, đường và mật ong, mè cùng với đôi tay của các nghệ nhân tạo hình đã cho ra một món ăn đặc trưng cho ngày Thất Tịch.
Xảo quả thường được trưng bày cùng với các loại quả khác trên mâm cúng để bày tỏ lòng biết ơn trong ngày lễ này.
Tại Nhật Bản, vào ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch hàng năm sẽ diễn ra sự kiện Tanabata. Người Nhật thường trang trí đường phố, mặc các trang phục theo thuyết ngũ hành, có nghĩa là 5 màu xanh lục, trắng, đen, vàng, hồng.
Người Nhật sẽ viết các lá thư chứa đựng tâm tư của mình và trang trí chúng bằng màu sắc sặc sỡ, những chiếc thư này sẽ được treo lên các cành trúc trước nhà để trang trí đồng thời là sự cầu mong cho mọi việc được thành công, suôn sẻ theo ý nguyện của người viết.
Tại Hàn Quốc, khoảng thời gian này là nút giao mùa. Khép lại cái nắng chói chang và nóng bức thay vào đó mẹ thiên nhiên lại ban tặng những cơn mưa quý giá khiến cho vụ mùa nơi đây được phát triển mạnh hơn bao giờ hết.
Vì thế, người Hàn Quốc sẽ tắm vào trong lễ hội này để gột rửa hết những cái nắng oi bức và chuẩn bị tâm thế cho một vụ mùa đầy triển vọng.
Và đây cũng là những ngày trong năm cuối cùng mà con người của nơi đây được thưởng thức các món ăn được làm từ lúa mì. Những cơn mưa và gió lạnh của thời tiết giao mùa sẽ phá vỡ đi hương vị thơm ngon mà lúa mì mang lại.
Ngày lễ này tại Việt Nam còn được biết đến là ngày “ông Ngâu, bà Ngâu”. Dân gian hay truyền tai nhau câu ca dao tục ngữ dành riêng cho ngày này: “Ông trời tháng 7 mưa ngâu, Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền”.
Các cặp đôi uyên ương tại Việt Nam thường sẽ đến chùa để cầu duyên và mong cho tình yêu của họ sẽ bền lâu và vĩnh cửu như Ngưu Lang và Chức Nữ.
Theo quan điểm của nhiều nước khác nhau, việc ăn đậu đỏ sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Đồng thời đậu đỏ còn được cho rằng là sẽ mang lại nhiều hạnh phúc, sung túc và đồng thời cùng là một biểu tượng của sự may mắn.
Trong thời gian gần đây, giới trẻ ở Việt Nam truyền tai nhau về một công dụng lạ của đậu đỏ mang lại.
Nhiều người trẻ tin rằng khi đang lận đận trong chuyện tình duyên và thả thính mãi mà không có người yêu thì nên ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch là lập tức sẽ gặp may trong chuyện yêu đương.
Không có bằng chứng hay lý luận nào xác minh rằng “ăn đậu đỏ thoát ế”. Nhưng với sự hưởng ứng nhiệt tình và hành động đổ xô đi mua đậu đỏ vào ngày lễ đặc biệt này của giới trẻ ngụ ý làm cho ngày Thất Tịch trở nên đặc biệt và nhiều màu sắc.
Khang Nhi TH
Tin liên quan
Tin mới hơn

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ
14:07 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn
11:01 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 | 01/07/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”
09:54 | 28/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT
10:19 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân
09:14 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới
09:15 | 25/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới
10:03 | 23/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 | 21/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc
10:07 | 18/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025
10:35 | 17/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Ấn tượng đêm chung kết Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025
23:09 | 15/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em
15:45 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định cầu nối những tấm lòng nhân ái
15:45 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, Nhà văn Hồ Quang Lợi ra mắt sách “Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút”
15:43 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai: Huyện Ia Pa vận động gần 2 tỷ đồng ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát
15:43 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bệnh viện Đa khoa Vân Đình hướng tới sự hài lòng của người bệnh
15:40 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Những ngôi nhà mang giá trị nhân văn
15:39 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP