Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 30°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 31°C Thừa Thiên Huế

Nét đặc sắc của ẩm thực Huế

LNV - Triết lý ẩm thực của người Huế phản ánh lễ nghĩa đạo đức sống mà họ noi theo ở đời. Đó là sự dung hoà tinh tế giữa tính khuôn phép, lễ nghi của Nho giáo, sự khoan hoà, thanh giản của Phật giáo và tính tuần tự, thuận theo tự nhiên của Đạo giáo.

Theo đạo Khổng Mạnh, người Huế coi trọng lễ nghĩa và cung cách ứng xử với nhau trên mâm cơm. Vị trí ngồi trên bàn ăn được sắp xếp theo phép tắc, tôn ti trật tự, người dưới phải so đũa và xới cơm mời những bậc trưởng bối. Ăn uống phải lịch sự, ý nhị, từ tốn, biết quan sát mọi người xung quanh, “ăn coi nồi, ngồi coi hướng”. Thấm nhuần những triết lý của nhà Phật, người Huế đối xử với nhau chân thành, khoan dung, độ lượng, quan niệm mâm cơm là nơi để sum họp và chia ngọt sẻ bùi những chuyện vui buồn trong cuộc sống. Họ thích cùng bạn bè và người thân chuyện trò, tán gẫu, quý trọng thời khắc quây quần với nhau bên mâm cơm, và coi việc mời ăn uống như một cử chỉ bày tỏ sự quý trọng và tình cảm thân thiết giữa những người bạn. Cộng hưởng thêm tinh thần của Đạo giáo, triết lý ẩm thực Huế đề cao tính thuận tự nhiên. Họ quan niệm “mùa nào thức nấy”, coi ăn uống vừa là để tái tạo năng lượng và điều hoà cơ thể.

Bánh màu Pháp Lam - một loại bánh Huế truyền thống, với cách trang trí chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hệ ngũ sắc trong ẩm thực Huế.
Bánh màu Pháp Lam - một loại bánh Huế truyền thống, với cách trang trí chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hệ ngũ sắc trong ẩm thực Huế.

Một điểm nổi bật trong triết lý ẩm thực của người Huế là quan niệm “ăn hương ăn hoa”. Đây là nếp ăn uống theo lối của người quân tử xưa, “thực bất cầu bão” - tức là ăn không phải để cho no, vì hiểu rằng “quá do bất cập” - cái gì thái quá thì không tốt. Việc ăn uống cũng đề cao tính thưởng thức, do đó chỉ ăn với một lượng vừa phải, từng chút một, ăn một cách điều độ và tiết chế. Không nên ăn quá no vì dễ trở nên tham lam và thô tục, càng không nên uống quá say vì dễ “rượu vào lời ra”, bất cẩn mà gây nên những xích mích không đáng có. Do đó, mâm cơm Huế thường bao gồm nhiều chén dĩa nhỏ, bên trên chỉ bày một lượng thức ăn vừa phải, như một lời nhắn nhủ cần phải tiết chế, điều độ, ý tứ trong bữa ăn, tránh để “miếng ăn là miếng tồi tàn”, vì ham ăn mà đánh mất phẩm giá của mình.

Giống như nếp sống thanh lịch của mình, trong chuyện ăn uống, người Huế cũng rất khoan thai và từ tốn. Họ ngồi một cách vững vàng, gắp miếng ăn một cách chậm rãi, và nhai thức ăn một cách nhẹ nhàng sao cho không phát ra tiếng động. Tất cả những cử chỉ trên bàn ăn đều diễn ra một cách lịch sự, ý tứ và tế nhị, vì họ tin rằng nếp ứng xử của một người trên bàn ăn thể hiện trình độ văn hoá và sự tu dưỡng bên trong.

Triết lý ẩm thực của người Huế cũng đề cao sự hài hoà theo tinh thần phương Đông và thuyết âm dương ngũ hành. Vốn là một nền ẩm thực coi trọng hình thức, món Huế thường được bài trí một cách tinh tế, đôi khi cầu kỳ với hệ ngũ sắc riêng: Đỏ - tím - vàng - lục - xanh. Mặc dù được phái sinh từ 5 màu tượng trưng cho 5 nguyên tố trong ngũ hành, nhưng hệ ngũ sắc của người Huế lại có nét riêng khi tất cả các màu đều rực rỡ và không có màu trung tính. Không chỉ hài hoà về màu sắc, những thức được bày biện trên một mâm cơm Huế phải là sự trung hoà khéo léo các thuộc tính âm - dương, đực - cái, nóng - lạnh, cứng - mềm…

Người Huế tin rằng khi cân bằng được những cặp thuộc tính trên, cơ thể con người sẽ đạt được trạng thái quân bình và thuận theo nhịp sinh học tự nhiên của trời đất, nhờ đó mà cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sung mãn, ít bệnh tật, ốm đau. Lúc sinh thời, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường từng nói: “Người Huế xưa nhìn đâu cũng thấy ngũ hành, nên sự cân bằng âm dương cần thiết cho sự điều hoà phủ tạng rất được coi trọng trong văn hoá ẩm thực Huế. Trong kiến thức thông thường, người ta thấy tập quán ăn Huế thích nghi với vận hành của bốn mùa, dùng gia vị thích hợp với từng món ăn để cân bằng hàn - nhiệt trong cơ thể”.

Ẩm thực Huế là một thực thể văn hóa đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, hòa quyện với tính cách con người và phong khí đất Kinh đô trăm năm mà thành. Ẩm thực Huế có những đặc điểm riêng biệt mà không nơi nào có được, là sự kết hợp hài hoà của văn hoá Việt và văn hoá Chăm, giữa sự cầu kỳ, tinh tuý của ẩm thực cung đình và sự bình dị, dân dã của ẩm thực dân gian.

Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Giản, nền ẩm thực Việt Nam có tổng cộng khoảng 1.700 món ăn, vậy mà đã có đến 1.300 món ăn thuộc về ẩm thực Huế và đến hiện tại còn lưu giữ được khoảng chừng 700 món.

Có thể thấy, ẩm thực Huế quả thực phong phú và đa dạng vô cùng. Dù là món ăn chốn cung đình cầu kỳ hay những món ăn dân gian mộc mạc, dân dã thì ẩm thực của người Huế chế biến vẫn đảm bảo các tiêu chí ngon, bổ, rẻ và đẹp mắt, mê hoặc biết bao thực khách trong và ngoài nước.

Ảnh Nguyệt

Tin liên quan

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô

LNV - Ẩm thực Huế luôn thu hút du khách bởi những món ăn giản dị nhưng mang đến hương vị độc đáo. Trong số những đặc sản đó, bánh bột lọc Huế đứng đầu danh sách không chỉ bởi vẻ ngoại hình tinh tế mà còn bởi phần nhân tinh tế xuyên qua lớp bột mỏng. Để rồi sau mỗi chuyến thăm Huế, người người lại háo hức muốn tìm kiếm và mua bánh lọc Huế về làm quà như một nét đặc trưng không thể thiếu trong hành trình khám phá ẩm thực tại Cố đô.
Ẩm thực Huế - Say lòng thực khách

Ẩm thực Huế - Say lòng thực khách

LNV - Từ sự tinh tế của ẩm thực cung đình đến sự mộc mạc trong món ăn dân gian, ẩm thực Huế mang trong mình sự giao thoa độc đáo giữa truyền thống và hiện đại, làm say lòng thực khách khắp nơi. Từng món ăn là một trải nghiệm văn hóa, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, nơi mỗi hương vị đều kể một câu chuyện về cố đô Huế.

Tin mới hơn

Gìn giữ và phát huy nghệ thuật hát bài chòi bả trạo

Gìn giữ và phát huy nghệ thuật hát bài chòi bả trạo

LNV - Về xã Bình Thuận, (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), du khách sẽ được hòa mình vào không gian nghệ thuật dân gian độc đáo với những làn điệu dân ca bài chòi, bả trạo - di sản văn hóa lâu đời của ngư dân vùng Duyên hải miền Trung. Nơi đây còn được xem là một điểm sáng trong việc gìn giữ và phát huy loại hình nghệ thuật này, với sự góp mặt của Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Thu.
Người dân có thể chiêm bái miễn phí Xá Lợi Đức Phật tại Cung Trúc Lâm, Yên Tử, Quảng Ninh

Người dân có thể chiêm bái miễn phí Xá Lợi Đức Phật tại Cung Trúc Lâm, Yên Tử, Quảng Ninh

LNV- Được sự chấp thuận của Chính phủ Ấn Độ và Chính phủ Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã cung rước Xá Lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, quốc bảo của Ấn Độ về Việt Nam tôn trí để Tăng Ni, Phật tử và nhân dân chiêm bái, nhân dịp Đại lễ Vesak - Liên Hợp Quốc lần thứ XX được tổ chức tại Việt Nam
Hoa sấu tháng Năm

Hoa sấu tháng Năm

LNV - Những ngày tháng Năm, thành phố dậy lên một mùi thơm dịu nhẹ, tinh khôi mà ai từng lạc bước trên những con phố rợp bóng hàng cây sấu hẳn chẳng thể quên. Đó là mùi hoa sấu - thứ hương thơm mộc mạc, không nồng nàn như hoa sữa, không rực rỡ như phượng vĩ, nhưng đủ để níu chân người qua, khiến ai đó chợt dừng lại giữa dòng xe hối hả mà ngẩng lên tán cây già lặng lẽ rắc hoa xuống phố.
Tháng Năm nhớ Bác từ làng Sen

Tháng Năm nhớ Bác từ làng Sen

LNV - Tháng Năm, sen nở, từ những ao nhỏ ven đường đến những cánh đồng rộng lớn, đâu đâu cũng phảng phất hương thơm nhẹ nhàng, thanh khiết của sen. Mùi hương ấy thoảng qua trong gió, lan tỏa khắp không gian như một lời nhắc nhở, báo hiệu rằng ngày sinh nhật Bác Hồ sắp đến.
Tổ chức chuỗi hoạt động xứng tầm truyền thống vẻ vang 100 năm Báo chí cách mạng

Tổ chức chuỗi hoạt động xứng tầm truyền thống vẻ vang 100 năm Báo chí cách mạng

LNV - Lễ kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam với chuỗi sự kiện trang trọng, ý nghĩa, tôn vinh truyền thống báo chí cách mạng Việt Nam.
Bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý

Bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý

LNV - Việc bảo vệ và phát huy giá trị Di sản Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý không chỉ nhằm ngăn chặn nguy cơ mai một, mà còn mở ra cơ hội phát triển du lịch bền vững và quan trọng nhất là giữ gìn những giá trị tinh thần quý báu cho các thế hệ mai sau.

Tin khác

Bình Định: Huyện Vân Canh tôn vinh bản sắc văn hóa Chăm, Ba Na

Bình Định: Huyện Vân Canh tôn vinh bản sắc văn hóa Chăm, Ba Na

LNV - Huyện Vân Canh tổ chức sự kiện Văn hóa – Du lịch năm 2025 từ ngày 30/5 đến 1/6/2025 và tiến hành lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng 3, Chiêng 5, Trống K’toong của dân tộc Chăm Hroi để bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa trên địa bàn huyện.
Di tích quốc gia Cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc nơi lưu giữ ký ức một thời hào hùng

Di tích quốc gia Cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc nơi lưu giữ ký ức một thời hào hùng

LNV - Trưởng ban Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị tỉnh Bình Định tiếp tục phát huy giá trị lịch sử Di tích Cảng Quy Nhơn - Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc, nơi lưu giữ ký ức một thời hào hùng của quân và dân Liên khu V, là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Bình Định.
Bình Định sáng tạo, thần tốc xóa nhà tạm nhà, nhà dột nát

Bình Định sáng tạo, thần tốc xóa nhà tạm nhà, nhà dột nát

LNV - Với cách làm sáng tạo, thần tốc, Bình Định đã xóa toàn bộ 4.411 căn nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn và là địa phương có tốc độ xóa nhà tạm, nhà dột nát thuộc diện nhanh nhất cả nước.
Cua đồng và nỗi nhớ tuổi thơ

Cua đồng và nỗi nhớ tuổi thơ

LNV - Quê tôi xưa, mỗi lúc trong làng có nàng dâu sinh em bé thì các bà, các chị đều đến hỏi thăm và chúc mừng "mẹ tròn, con vuông". Nếu là sinh con gái thì chúc nhà có thêm "rổ rau"; sinh con trai thì mừng nhà có thêm "giỏ cá, giỏ cua". Rồi thời gian trôi, lũ trẻ làng tôi lớn lên nhờ rau cháo, sắn khoai và nhất là món cua đồng đủ món. Thức ăn quý giá, giàu dinh dưỡng, mang hương vị đồng quê ấy đã nuôi lớn bao tầm hồn trẻ thơ trở thành những chàng trai, cô gái toả khắp muôn nơi, dựng xây quê hương, đất nước tươi đẹp, trường tồn. Đi xa ai cũng nhớ về, khổ đau cũng muốn về. Nhớ mẹ, nhớ quê, ký ức tuổi thơ, mùi thơm rơm rạ, ruộng đồng, thơm cả tia nắng vàng trên đường đi học cứ ùa về trong nỗi nhớ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại

LNV - Tại Hội thảo khoa học “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ” tổ chức ngày 12/5 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà giáo dục vĩ đại nhất trong thời hiện đại, là người đã truyền cảm hứng và khích lệ chí hướng cho cả một dân tộc cũng như cho mỗi người. Tư tưởng giáo dục của Người luôn mang tính vượt thời gian và trường tồn, khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục trong việc rèn luyện nhân cách, phát triển con người toàn diện.
Hải Phòng: Tổng duyệt chương trình cho lễ kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Hải Phòng - thành phố Anh hùng và lễ hội Hoa Phượng đỏ 2025

Hải Phòng: Tổng duyệt chương trình cho lễ kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Hải Phòng - thành phố Anh hùng và lễ hội Hoa Phượng đỏ 2025

LNV - Chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng - Thành phố Anh hùng (13/5/1955 – 13/5/2025) và Chương trình nghệ thuật "Hải Phòng - 70 năm niềm tin và khát vọng vươn mình" khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025.
Bình Định phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động

Bình Định phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động

LNV - UBND tỉnh Bình Định vừa tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Bình Định năm 2025 với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”.
Dâng 180 mâm lễ hình bản đồ Việt Nam dâng lên Vua Hùng

Dâng 180 mâm lễ hình bản đồ Việt Nam dâng lên Vua Hùng

LNV - Nằm trong hoạt động tưởng nhớ công lao của Hoàng tử Lang Liêu (Vua Hùng thứ 7) - vị hoàng tử gắn liền với truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy , ngày 7-5 tại đình Dữu Lâu (phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) diễn ra hoạt động dâng mâm lễ vật lên Vua Hùng. Năm nay, sự kiện này ghi dấu ấn với 180 mâm lễ lớn nhất Việt Nam, nhằm lưu giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa Việt Nam.
Hà Nội: Nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội: Nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

LNV - Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), từ ngày 17 đến 18-5, các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức nhiều chương trình biểu diễn đặc sắc tại trung tâm một số quận, huyện trên địa bàn thành
Nhiều hoạt động về "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam" tại Hà Nội

Nhiều hoạt động về "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam" tại Hà Nội

LNV - Hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025); kỷ niệm 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025), từ ngày 5 đến 31-5, tại Làng Văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động tháng 5 với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam".
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập

LNV - Trên hành trình 30 năm xây dựng và phát triển (1995–2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định luôn kiên định với mục tiêu xây dựng tổ chức vững mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động Hội theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả.
Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

LNV - Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ngành du lịch Thủ đô đã đón được hơn 875.000 lượt khách, tăng 18,64% so với cùng kỳ năm 2024.
Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực

Trên hành trình phát triển du lịch bền vững của tỉnh Bình Định, ẩm thực là một phần không thể thiếu, bởi món ăn không chỉ làm say lòng người, mà còn mang trong mình câu chuyện văn hóa, lịch sử, truyền thống của vùng đất và con người Bình Định.
Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái

Tháng Nhân đạo năm 2025, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định tổ chức chương trình Chợ Nhân ái 0 đồng, phục cho 200 bà con là hộ nhèo, cận nghèo, khó khăn, với gần 30 mặt hàng như gạo, mì tôm, các loại nhu yếu phẩm, nhằm hỗ trợ, giúp đỡ bà con phần nào khó khăn trong cuộc sống.
Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

LNV - Huyện Tuy Phước có thể xem là địa phương đầu tiên của tỉnh Bình Định hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát sớm hơn kế hoạch 1 tháng, đúng dịp chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Độc đáo nghề đắp tượng thú

Độc đáo nghề đắp tượng thú

LNV - Nằm ven đường DH2, thuộc thôn Phước Hưng, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng, cơ sở đắp tượng của “nghệ nhân” Lương Văn Ngưu (55 tuổi) như một công viên thu nhỏ với các loài thú sinh động. Những chú hươu cao cổ, nai, voi, trâu, ngựa vằn… hiện lên chân thực, mang đến cảm giác như đang bước vào một khu bảo tồn thiên nhiên thu nhỏ.
Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

LNV - Xây dựng mô hình “chuyển đổi xanh”, khuyến khích ứng dụng khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất, giảm phát thải chất độc hại đang được coi là hướng mở có tín hiệu khả quan, để giải “bài toán khó” ô nhiễm môi trường làng nghề vốn vẫn là mối lo chung của không ít địa phương từ nhiều năm nay. Dẫu vậy, việc triển khai các giải pháp này vẫn là điều không dễ...
Làng cói Kim Sơn

Làng cói Kim Sơn

LNV - Làng cói Kim Sơn (huyện Kim Sơn, Ninh Bình) đã từ lâu đã trở thành một dấu ấn trong bản sắc văn hóa của con người nơi đây. Nghề trồng cói, chế biến cói ở huyện Kim Sơn nổi tiếng xa gần và được người dân tiêu dùng trong và ngoài nước rất ưa chuộng.
Gìn giữ và phát huy nghệ thuật hát bài chòi bả trạo

Gìn giữ và phát huy nghệ thuật hát bài chòi bả trạo

LNV - Về xã Bình Thuận, (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), du khách sẽ được hòa mình vào không gian nghệ thuật dân gian độc đáo với những làn điệu dân ca bài chòi, bả trạo - di sản văn hóa lâu đời của ngư dân vùng Duyên hải miền Trung. Nơi đây còn được xem là một điểm sáng trong việc gìn giữ và phát huy loại hình nghệ thuật này, với sự góp mặt của Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Thu.
Phú Yên: Xã Hòa Phong về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Phú Yên: Xã Hòa Phong về đích nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Sau nhiều năm nỗ lực, xã Hòa Phong huyện Tây Hòa (tỉnh Phú Yên) đã về đích nông thôn mới kiểu mẫu, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao.
Giao diện di động