Hà Nội: 23°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 28°C Thừa Thiên Huế

MỘT CHỨNG TÍCH LỊCH SỬ CHỐNG GIẶC MINH CỦA NGHĨA QUÂN LÊ LỢI

LNV - Dù chưa được quan tâm đúng mức, nhưng cây thị trên nghìn năm tuổi ở làng Đỗ Gia xã Phúc Hoa, Hương Sơn (Hà Tĩnh) nằm trong quần thể di tích lịch sử - nơi cứu nhà vua Lê Lợi thoát nạn trong trận chiến ở sông Khuất Giang vẫn luôn được khách thập phương tri ân, thưởng ngoạn thăm viếng và thỉnh cầu.


Cây thị trên ngàn năm tuổi, chứng tích cứu vua Lê Lợi

Ngược dòng lịch sử

Nghĩa quân Lam Sơn (1418 - 1428) do Lê Lợi khởi xướng là một mốc son chói lọi trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm vĩ đại của dân tộc. Cuộc gặp gỡ giữa Bình Đại Vương Lê Lợi và nghĩa quân Cốc Sơn vào mùa Đông năm Ất Mùi 1425 mà thủ lĩnh là Nguyễn Tuấn Thiện gắn liền với cây thị hơn ngàn năm tuổi ở làng Đỗ Gia (nay thuộc xã Phúc Mai Thủy - Hương Sơn - Hà Tĩnh) đã mở ra một thời kỳ mới của cuộc kháng chiến, chuyển từ thế bị động sang thế chủ động, từ đó nghĩa quân Lam Sơn cùng với tài thao lược dụng binh của Lê Lợi đã phản công vào phương Nam và đánh ra phía Bắc dẹp tan giặc Minh thống nhất sơn hà. Trong cuốn Xuân Thu Việt Nam có nhắc đến cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Lê Lợi với nghĩa quân ở núi Cốc Sơn do tướng quân Nguyễn Tuấn Thiện làm thủ lĩnh, tương tuyền để lại mấy vần thơ:

“Trời xanh chứng dám lời nguyền.

Anh hùng tương ngộ rồng tiên gặp thời.”

Nói về di tích cây thị và người chí sĩ yêu nước Nguyễn Tuấn Thiện trước hết phải đề cập đến vùng đất Phúc Đậu ngày ấy. Đây là miền giang sơn tụ khí với địa hình hết sức hiểm trở, núi cao sông dài, đầm lầy rộng mênh mông được bao phủ bởi săng lau và nhiều cổ thụ. Toàn bộ diện tích đầm lầy được ôm trọn giữa hai con sông Nậm Phố và Khuất Giang. Tuy giữa tọa độ gió Lào nhưng quanh năm mát mẻ. Nếu lập căn cứ kháng chiến lâu dài đây là nơi công thủ lưỡng lợi. Tuy địa hình phức tạp nhưng địa bàn thuận lợi giao lưu hai đường thủy bộ. Từ Phúc Đậu có thể xuôi về bến Tam Soa ra tận sông Lam Giang sang phủ trấn Nghệ An. Từ Khuất Giang chảy xuôi tới ngã ba Nầm. Về đường bộ, nơi đây có nhiều tiểu ngạch thuận tiện khi kết nối với miền tây Nghệ An, Thanh Hóa hoặc vào tận vùng đất Chiêm Thành để mở rộng căn cứ địa.


Theo đại đức Thánh Đại Từ thì hàng năm trong ngôi đền này vẫn xuất hiện một con rắn màu trắng về Đền Rắn để lột xác

Quay về thời kỳ Lam Sơn khởi nghĩa: Giai đoạn những năm 1424 – 1426 có thể nói đây là thời kỳ mà thế và lực nghĩa quân Lam Sơn và quân xâm lược nhà Minh đang ở thế giằng co. Nghĩa quân Lam Sơn có lúc lương cạn hàng tuần phải giết cả voi chiến và ngựa để nuôi quân. Trước lời hiệu triệu của Bình Định Vương Lê Lợi và Nguyễn Trãi, người anh hùng áo vải Nguyễn Tuấn Thiện đã đưa một số tướng lĩnh Cốc Sơn ra báo yết Bình Định Vương Lê Lợi xin phối hợp cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh giặc cứu nước. (Các Triều Đại Việt Nam – Đỗ Đức Hùng). Cũng thời kỳ này Lê Lợi nhiều lần đích thân vào tận đồn Phú Hộ thuộc trấn Nghệ An xây dựng căn cứ địa (cách nghĩa quân Cốc Sơn chừng cả trăm dặm theo đường rừng).

Vì căn cứ địa tận cùng phía Nam của Đại Việt nên quân xâm lược nhà Minh luôn xem nghĩa quân Cốc Sơn là một cường địch, quyết truy kích đến cùng để thu hẹp địa bàn hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn. Những năm 1423 – 1424 giặc Minh đã nhiều lần kéo quân lên hòng xóa sổ nghĩa quân Cốc Sơn và đòi bắt sống Nguyễn Tuấn Thiện nhưng chúng luôn thất bại thảm hại, chỉ có đến không về. Giữa năm 1424 với chiến lược “Lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh” và lợi dụng địa bàn hiểm trở, nghĩa quân Cốc Sơn đã giáng cho quân xâm lược nhà Minh những đòn chí mạng. Số sống sót khiếp vía bỏ chạy về hướng Tây theo đường tiểu ngạch sang Nghệ An, số còn lại tập hợp tàn quân thoát theo đường núi Thiên Nhẫn và hai nhánh sông nhưng đều bị nghĩa quân mai phục, bắt sống. Với phương châm “không gây hận thù, để muôn dân thoát cảnh đổ máu lầm than” của Lê Lợi, số tù binh đều được trả về cho quân nhà Minh. Tháng 10 năm 1424 khi nghĩa quân Lam Sơn vây thành Trà Lân đồng thời chốt chặt đường tiếp cứu từ Diễn Châu sang. Sau hai tiếng bị vây hãm, lại không có viện binh, tướng Cầm Bành và toàn bộ quân lính phải mở thành đầu hàng. Đầu xuân 1425 quân Minh tập trung lực lượng từ Đông Quan vào thành Nghệ An, phản công hòng lấy lại Trà Lân. Nhận được tin Nguyễn Tuấn Thiện đã dấy binh đưa nghĩa quân Cốc Sơn ra chi viện. Gặp đội quân Cốc Sơn thiện chiến, nghĩa quân Lam Sơn như rồng gặp mây lập được chiến công vang dội. Quân địch ở Khả Lưu, Bồ Ải và những vị trí hiểm yếu trên đường đến thành Trúc Lân đều bị quân ta đánh chặn tan tác, giặc lâm vào thế bị động. Thế và lực nghĩa quân Lam Sơn từ đây bước vào thời kỳ phản công toàn diện trên tất cả các địa hạt đang bị quân xâm lược nhà Minh chiếm đóng. Từ đây Đỗ Gia trở thành chiến khu, và là khu quân sự của nghĩa quân Lam Sơn với đại bản doanh ở Đảng Phủ (nằm ở phía Tây Bắc dãy Mồng Gà).


Giếng làng Lau rất lạ mực nước luôn cao hơn mặt bằng nước bên ngoài gần 2 mét.

Để thực hiện chiến lược phản công toàn diện, mùa đông năm 1425 Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đã quyết định di chuyển vào vùng đất Đỗ Gia, truy quyét tận cùng sào huyệt phía Nam của quân xâm lược nhà Minh. Khi chiến thuyền di chuyển gần đến ngã ba Sông Nậm thì bị mắc cạn. Lại nói, số tàn quân giặc Minh ngày trước được nghĩa quân Cốc Sơn thả về nay nhận được tin này thì hăm hở kết bè tiến đánh nghĩa quân Lam Sơn lúc đang “mắc cạn” hòng buông mẻ lưới bắt “cá lớn” để rửa hận và báo thù cho triều đình nhà Minh. Nhận được hung tin Bình Định Vương Lê Lợi đang bị vây hãm, Nguyễn Tuấn Thiện đã nhanh chóng cất quân ra tiếp cứu. Một mặt dùng địa bàn hiểm yếu để truy kích giặc, mặt khác dùng những thiện binh quen lối trên địa bàn để dẫn Lê Lợi trốn thoát khỏi sự bao vây. Đang lâm nguy trước đường đao mũi kiếm hung hăng của quân giặc, nghĩa quân Lê Lợi phát hiện một cây thị xum xuê cổ thụ, phần gốc bị rỗng ruột. Họ kịp thời đưa Nhà vua nhanh chóng chui vào ẩn nấp trong lòng cây thị này. Để giải giáp cứu nguy cho nhà vua, Nguyễn Tuấn Thiện đã đốc quân lui binh về làng Lâu để đánh lừa quân giặc.

Sau khi thoát nạn vua Lê Lợi lưu lại nơi đây tiếp tục chỉ huy nghĩa quân xây dựng căn cứ Đỗ Gia kết hợp với thủ lĩnh và nghĩa quân Cốc Sơn dấy binh khởi nghĩa chống giặc Minh vùng biên ải Hương Sơn. Trở lại câu chuyện, sau khi làm lễ cầu mưa ở chùa Thanh Lương (xưa là Đền Rắn), Lê Lợi cùng với tướng quân Nguyễn Tuấn Thiện giết ngựa trắng uống máu, cắt tóc ăn thề ngay trong khu vực cây thị này.

“Cắt tóc, giết ngựa trắng /Dưới gốc thị thề nguyền/ Nguyện đồng tâm đồng chí /Phá giặc xây cơ đồ.”

Những vần thơ trên còn được lưu truyền đến ngày nay. Cũng từ đây nghĩa quân Cốc Sơn trở thành một bộ phận quan trọng và thiết yếu của nghĩa quân Lam Sơn. Nguyễn Tuấn Thiện trở thành một dũng tướng tài giỏi sát cánh bên Lê Lơi làm nên những chiến công vang dội, thống nhất sơn hà.

Chứng tích lịch sử

Cây thị là loài cây chậm lớn nhất trong các loại thân mộc. Cụ Nguyễn Văn Thiệu (85 tuổi) người trong làng kể với chúng tôi : “Khi tôi còn bé cây thị này vẫn như thế, giờ chỉ khác là lượng đất bồi dưới gốc bị trôi xói lở nhiều do mưa lũ nên bộ rễ trồi khúm lên. Rồi không biết các vị thần linh có giữ nỗi qua các mùa mưa bão hay không”. Trước mắt cây thị vẫn đứng yên ắng trầm mặc mà ngạo nghễ như tạc lên một thần tượng uy nghi giữa chốn rừng thiêng hùng vĩ. Phần gốc già cỗi xù xì, hõm sâu như chứa một khoảng tối âm u huyền bí. Trải qua bao biến thiên của trời đất, bao thăng trầm của lịch sử nay cây thị đã già cội, những vết xăm xước ngày nào nay đã hàn gắn nhưng những u gù phình to như lưu lại một chứng tích, một nỗi đau nào đó đã trượt qua thời gian. Chúng tôi đến Đỗ Gia vào mùa xuân, cành lá cây thị vẫn sum suê, những chồi xanh biêng biếc, mùa này bắt đầu đơm hoa kết trái. Khi cây tạo quả có ba dạng khác nhau loại tròn như những quả thị bình thường, còn một loại bé hơn và một loại to bằng trái cam bù, có múi. Có nghĩa là cây thị vẫn tồn tại trong vòng tuần hoàn của tự nhiên mặc dù có biến dị nhưng vẫn kiên gan chịu sự đọa đày khắc nghiệt của tạo hóa, vẫn hiên ngang trước gió núi mưa ngàn,


Cây thị xum xuê cổ thụ, phần gốc bị rỗng ruột đã được quân lính kịp thời đưa Nhà vua nhanh chóng chui vào ẩn nấp lúc gặp nạn.

Truyền rằng khi Lê Lợi lưu lại ở Đỗ Gia là thời kỳ đại hạn, ông đã cho đào một cái giếng lấy nước uống cho dân và cũng là nơi tráng sỹ nghĩa quân tắm giặt ăn uống, gọi là giếng Làng Lau. Giếng rất lạ mực nước luôn cao hơn mặt bằng nước bên ngoài gần 2 mét.

Nơi đây còn có nhà thờ và phần mộ, tướng nghĩa quân Cốc Sơn Nguyễn Tuấn Thiện. Theo Đại Việt Ký Sử toàn thư thì tướng nghĩa quân Nguyễn Tuấn Thiện ngoài việc tài thao lược thì ông cũng là người rất sớm thức tỉnh trước thời cuộc. Sau này thấy cuối thời nhà Lê nhiễu nhương, ra tay sát phạt các cận thần, trung quân ông đã từ ấn về quê. Ông mất 1494 (thọ 93 tuổi) mộ ông được an táng ở xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn đến nay đã gần tám thế kỷ, mặc dù không được trùng tu và tôn tạo nhưng ngôi mộ này vẫn ngày một to cao, bề thế. Có thể nói đây là một ngôi mộ hiếm gặp. Một số nhà sử học còn cho đây là ngôi mộ đại phát, nhiều huyền bí. Được biết gần đây Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - Võ Trọng Hải, là một người luôn tâm huyết với các tiền nhân có công với nước đã đến viếng, thắp hương tại viên mộ và các di tích trong quần thể cây thị trên ngàn năm tuổi.

Đền Rắn (nơi có ngôi chùa Thanh Lương bên cạnh) là nơi vị tướng nghĩa quân Nguyễn Tuấn Thiện cùng nghĩa quân Lê Lợi tổ chức lễ cầu mưa dâng nước để nghĩa quân vượt sông Khuất Giang, đền rất linh thiêng. Theo đại đức Thánh Đại Từ, từ khi xây dựng Chùa Tư Gia cạnh Đền Rắn dân lành ở đây làm ăn luôn phát đạt, thịnh vượng nhờ mưa thuận gió hòa, lũ lụt được giảm dần.

Xa xứ Đỗ Gia, xa miền quê linh thiêng với bao di tích lịch sử chúng tôi càng day dứt ngẫm nghĩ, hiện trên chiều dài đất nước biết bao con đường, bao trường học đã mang tên Nguyễn Tuấn Thiện giá mà được sự quan tâm của các nhà hảo tâm, sự lưu ý của các tổ chức chính quyền tạo kiến xây dựng một miếu thờ dưới gốc cây thị, xây dựng lại các tuyến đường đi, đến các di tích nơi nhà vua và nghĩa quân đồn trú để đánh thắng, tiêu diệt 2 vạn quân giặc Nhà Minh. Nhằm tưởng nhớ vua Lê Lợi và ghi công nghĩa quân Cốc Sơn cùng nhà yêu nước tướng Nguyễn Tuấn Thiện song hành kết nối chuỗi du lịch với các địa danh lịch sử thì thật ý nghĩa lắm thay.


Nơi an nghỉ của vị tướng quân Nguyễn Tuấn Thiện, một ngôi mộ đại phát

Anh Bình - Hậu Thịnh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Quảng Ngãi: Nhiều lợi thế phát triển du lịch làng nghề

Quảng Ngãi: Nhiều lợi thế phát triển du lịch làng nghề

LNV - Tỉnh Quảng Ngãi không chỉ được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mà còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, với sự đa dạng của các làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm.
Đoàn kiều bào từ hơn 20 quốc gia dâng hương  Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Đoàn kiều bào từ hơn 20 quốc gia dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Ngày 20/4 (tức 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới hành hương về Đền Hùng – Phú Thọ.
Bình Phước: Hưởng ứng xây dựng và phát triển văn hóa đọc

Bình Phước: Hưởng ứng xây dựng và phát triển văn hóa đọc

LNV - Ngày 19/4, Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TT&TT) tỉnh Bình Phước đã tổ chức lễ khai mạc “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2024” tại Trường Cao đẳng Bình Phước. Đây là chương trình nhằm khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, phát huy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách, giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng, tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách.
Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

LNV - Giỗ tổ nghề Yến là sự kiện thường niên do Ban quản lý và khai thác yến Cù Lao Chàm tổ chức ở Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi thờ phụng miếu tổ nghề, được xây dựng và hoàn thiện vào thế kỷ XIX.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế hiện là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

LNV - Mùa thu hoạch nông sản tại Joypurhat, Bangladesh được nhiếp ảnh gia Rafid Yasar chụp lại gây ấn tượng với người xem bởi nụ cười hạnh phúc của người nông dân giữa những màu sắc rực rỡ của thiên nhiên.

Tin khác

Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

LNV - Sáng 16/4, tại Thư viện tỉnh Bình Định, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Chương trình phát động, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Bình Định lần thứ 3 năm 2024.
Tháng ba - Mùa cúng đất quê tôi

Tháng ba - Mùa cúng đất quê tôi

LNV - Xưa bày nay bắt chước, cúng đất còn gọi là cúng Thần Hoàng Bổn Xứ. Mùa cúng đất ở miền Trung xứ Quảng quê tôi diễn ra trong mùa xuân. Thời gian này, hết nhà nọ đến nhà kia rộn ràng cúng đất, cúng nhiều nhất là khoảng tháng 3 (Âm lịch).
Tạp chí Làng nghề Việt Nam trải nghiệm Về miền đất Phật

Tạp chí Làng nghề Việt Nam trải nghiệm Về miền đất Phật

LNV - Lễ hội chùa Hương xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (Thành phố Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn ở Việt Nam. Lễ hội chùa Hương được tổ chức hàng năm và kéo dài trong 3 tháng (từ mồng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch). Lễ hội chùa Hương năm 2024 với chủ đề “Lễ hội chùa Hương An toàn, Văn minh, Thân thiện” được tổ chức với quy mô cấp huyện và kéo dài từ ngày 11/02/2024 đến hết ngày 01/05/2024, gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ bà Chúa Ba.
Về Hội An ăn bánh "Phu thê"

Về Hội An ăn bánh "Phu thê"

LNV - Trong những món bánh đặc sản Hội An (Quảng Nam), bánh phu thê luôn là tên bánh tuy dân dã nhưng có sức thu hút lớn với những du khách khi đặt chân đến phố cổ.
Độc đáo "Lễ quét làng" của người Xá Phó

Độc đáo "Lễ quét làng" của người Xá Phó

LNV - Tại bản làng người Xá Phó ở Lào Cai cứ vào tháng 2 âm lịch hàng năm có một lễ hội rất đặc biệt mang tên “Lễ hội quét làng”. Với mục đích xua đuổi tà ma, dịch bệnh, cầu cho một năm mới bình an, mùa màng bội thu, gia súc phát triển, người an, vật thịnh lễ hội quét làng dần trở thành một nét văn hóa đặc trưng thu hút sự chú ý của đông đảo du khách khi ghé tới Lào Cai.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Làng văn hoá Hát Giang phát triển và đổi mới

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Làng văn hoá Hát Giang phát triển và đổi mới

LNV - Ngày 31/3/2024, được sự đồng ý của Huyện ủy, UBND huyện Ba Vì (Hà Nội), Đảng ủy, UBND xã và nhân dân thôn Hát Giang, xã Tản Lĩnh tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập.
Tổng kết trao giải các cuộc thi trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập quận Bắc Từ Liêm

Tổng kết trao giải các cuộc thi trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập quận Bắc Từ Liêm

LNV - Chiều ngày 01/04/2024, UBND quận Bắc Từ Liêm long trọng tổ chức tổng kết các cuộc thi: Sáng tác ca khúc; sáng tác thơ ca; sáng tác tranh cổ động, mẫu trang trí trực quan chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập quận Bắc Từ Liêm.
Ba Chẽ: Giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc

Ba Chẽ: Giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc

LNV - Vùng đất Ba Chẽ có 14 thành phần DTTS cùng sinh sống đã tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng biên viễn. Sự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng và trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS ở Ba Chẽ đã tạo nên nét độc đáo trong đời sống tinh thần của người dân địa phương, từ đó, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống để phát triển du lịch.
Hoa ban nét đẹp tinh khôi của núi rừng Tây Bắc

Hoa ban nét đẹp tinh khôi của núi rừng Tây Bắc

LNV - Mỗi độ xuân sang, khi những tia nắng ấm áp đầu tiên bắt đầu len lỏi qua những tán cây rừng, Tây Bắc lại khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ bởi sắc trắng tinh khôi của hoa ban. Loài hoa đặc trưng của núi rừng này từ lâu đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng và đầy sức sống của mảnh đất Điện Biên anh hùng. Hoa Ban là món quà vô giá của mùa xuân
Xã Dương Xá tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm 2024

Xã Dương Xá tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm 2024

LNV - Tối 28/3, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Dương Xá, huyện Gia Lâm long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm năm 2024, chào mừng kỷ niệm 980 năm Ngày sinh Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan (07/3/1044 - 07/3/2024)
Công viên bờ sông Sài Gòn ra mắt sân khấu ngoài trời

Công viên bờ sông Sài Gòn ra mắt sân khấu ngoài trời

LNV - Tối ngày 23/03/2024, tại Công viên bờ sông Sài Gòn (TP. Thủ Đức, TP. HCM) Trung tâm Văn hoá TP. Thủ Đức đã tổ chức lễ mắt sân khấu ngoài trời và đêm nhạc “Night of Dances” hoành tráng, thu hút nhiều người dân và du khách tham quan.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Tản Lĩnh ra mắt Chi Hội Luật gia

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Tản Lĩnh ra mắt Chi Hội Luật gia

LNV - Được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện Ba Vì và Đảng ủy, UBND xã Tản Lĩnh, sáng 14/3/2024 UBND xã Tản Lĩnh tổ chức Lễ công bố Quyết định và ra mắt Chi Hội Luật gia xã Tản Lĩnh trực thuộc Hội Luật gia huyện Ba Vì.
Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

LNV- Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân - Hải Phòng, (Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia) được tổ chức thường niên hàng năm, năm 2024 thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức lễ hội vào các ngày từ 16 đến 18/3 (tức ngày 7, 8, 9 tháng 2 năm Giáp Thìn) tại đền Nghè (di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia) - Đình An Biên (di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia) và quảng trường tượng đài Nữ tướng Lê Chân (quận Lê Chân). Hàng chục nghìn người dân và du khách thập phương đã về tham dự lễ hội.
Du lịch Hà Nội chào 2024 -  Kỳ vọng điểm đến an toàn, văn minh

Du lịch Hà Nội chào 2024 - Kỳ vọng điểm đến an toàn, văn minh

LNV - Tối 9/3, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2024 - Get on Hanoi 2024”, công bố Quyết định công nhận khu du lịch Nhật Tân với chủ đề “Sắc hương Tây Hồ” tại không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (phố đi bộ Trịnh Công Sơn). Chương trình có nhiều hoạt động đặc sắc, đặc biệt là biểu diễn nghệ thuật mang tính sử thi và màn trình diễn ánh sáng công nghệ laser mapping.
Hội luật gia Hà Nội - Triển khai công tác thi đua năm 2024

Hội luật gia Hà Nội - Triển khai công tác thi đua năm 2024

LNV - Thực hiện kế hoạch số 01/KH-HLGHN ngày/02/01/2024 của Hội Luật gia TP Hà Nội. Sáng 08/3/ 2024, Cụm thi đua số 02 HLG TP Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai công tác thi đua, khen thưởng và ký kết giao ước thi đua công tác Hội Luật gia năm 2024 tại UBND huyện Ba Vì, Hà Nội.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

LNV - Vụ nhãn năm nay, bản Hải Sơn và Hồng Nam của xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La vinh dự được công nhận là Làng nghề chế biến long nhãn. Việc thành lập làng nghề không chỉ là điều kiện quan trọng về tư cách pháp nhân để đẩy mạnh, mở rộng hoạt động sản xuất, mà còn tạo điều kiện liên kết hợp tác với các doanh nghiệp trong quảng bá, giới thiệu bao tiêu sản phẩm, đưa thương hiệu long nhãn đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

LNV - Tỉnh Sóc Trăng là địa phương có nhiều nghề và làng nghề thủ công truyền thống với lịch sử hình thành lâu đời, như: Vẽ tranh trên kiếng, đâm cốm dẹp, đan đát, làm bánh pía…
Bắc Kạn: Phấn đấu 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Bắc Kạn: Phấn đấu 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Tính đến hết năm 2023, Bắc Kạn có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Năm 2024, tỉnh phấn đấu xây dựng 24 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Khới nghiệp từ lá dứa

Khới nghiệp từ lá dứa

LNV - Từng là thuyền trưởng thu nhập vài chục triệu đồng/tháng, Nguyễn Văn Hạnh (sinh năm 1990) đã quyết định trở về quê hương Nghệ An, chuyển hướng sang lĩnh vực nông nghiệp với một sứ mệnh: Tạo ra nông sản sạch và bền vững. Không chỉ thành công trong việc xây dựng mô hình trồng dứa hiệu quả, anh Hạnh còn là người tiên phong trong việc tạo ra sợi dệt từ lá dứa, biến chúng thành các sản phẩm thân thiện với môi trường, có giá trị kinh tế cao.
Đà nẵng: Hoà Vang tạo nên những làng quê tươi đẹp

Đà nẵng: Hoà Vang tạo nên những làng quê tươi đẹp

LNV - Về các xã của huyện Hòa Vang của TP. Đà Nẵng hôm nay, qua các xã Hòa Châu, Hòa Phước, Hòa Tiến, Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Nhơn, Hòa Phú, Hòa Bắc, Hòa Liên…thấy cảnh quan của một vùng quê tươi đẹp. Hai bên đường thôn, ngõ xóm, những căn nhà tôn rỉ sét, lụp xụp ngày nào nay được thay vào những ngôi nhà tầng khang trang, sạch đẹp…Hoà Vang đã và đang hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động