Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 24°C Thừa Thiên Huế

Mèn mén - Món ăn nuôi nấng người Mông bao đời

LNV - Hẳn ai về với Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) đều dễ dàng nhận thấy, ngô là loại cây chủ đạo, được phủ kín khắp các nương đồi. Ngay cả những đồi toàn đá tai mèo, người dân vẫn tận dụng từng hốc đá để thả vào đó những cây ngô xanh mướt. Cũng chính sự nhọc nhằn để có được những bắp ngô vàng ươm đó, người Mông đã nâng niu, trân trọng từng hạt ngô và chế biến ra món mèn mén, món ăn chính nuôi nấng người Mông bao đời.


Em bé theo mẹ học cách cuốc đất trồng ngô ở hẻm Tu Sản hùng vĩ

Món ăn nuôi nấng người Mông bao đời

Còn nhớ cái nắng oi ả 12 giờ trưa giữa tháng 4/2022, tại đỉnh đèo Mã Pí Lèng hùng vĩ, tôi và anh bạn đồng nghiệp xúc động, khi chứng kiến một em bé nhỏ xíu, chừng hơn 4 tuổi học theo bố mẹ cuốc đất trồng ngô. Đất thì toàn đá, cây cuốc thì to mà người em lại nhỏ. Thế mới thấy rằng, để có món mèn mén là những giọt mồ hôi, bao công sức vất vả của cả một gia đình.

Bữa ăn trưa đi làm nương của gia đình cũng thật đơn giản, gồm mèn mén, canh dưa chua đổ trộn vào nhau, thêm gia vị là tương ớt (ớt khô xay nhuyễn). Theo lời người dân kể thì ở nhà họ cũng ăn như vậy.

Nói về món mèn mén của người Mông, ông Nguyễn Minh Thuận - Trưởng Phòng Dân tộc huyện Mèo Vạc bày tỏ, từ bao đời nay, đồng bào người Mông tại huyện cao nguyên đá Mèo Vạc chủ yếu trồng ngô, rất ít ruộng có thể cấy lúa. Vì thế mà, mèn mén là món ăn chính, là “cơm” hàng ngày của người Mông từ xưa đến nay.

Đặc sản vùng cao

Khi gõ từ khóa “mèn mén” lên công cụ tìm kiếm Google, sẽ có hàng nghìn kết quả được hiển thị, nhiều nhất là các trang Website quảng cáo du lịch. Tất cả các bài viết đều cho rằng, mèn mén là món độc, lạ, là món “đặc sản”, nên thử ít nhất 1 lần khi đến với Hà Giang.

Thật vậy, hiện nay tại hầu hết các điểm du lịch, nhất là các điểm du lịch cộng đồng, mèn mén được người dân, các nhà hàng chế biến tinh tế để phục vụ khách du lịch. Đặc biệt, trong mỗi bữa cơm đãi khách phương xa đến địa phương tham quan, làm việc, các địa phương tại Hà Giang cũng thường lấy món mèn mén để đón khách.


Ông Đinh Xuân Thắng (Áo phông đen ngồi giữa), Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền (Ủy ban Dân tộc) và Đoàn công tác Trung ương Đoàn được người dân Mèo Vạc đón tiếp bữa trưa và thưởng thức món mèn mén


Trưởng Phòng Dân tộc huyện Mèo Vạc cho biết, quá trình làm món mèn mén là cả một nghệ thuật với nhiều công đoạn cầu kỳ. Món mèn mén mà du khách được thưởng thức trong các nhà hàng, khách sạn đã được cách tân, thêm những gia vị và nguyên liệu để dễ ăn hơn so với mèn mén mà người Mông ăn hằng ngày.

Chị Hoàng Thu Thảo - hướng dẫn viên chuyên tuyến Đông Bắc cho biết, mèn mén là món ăn ngon, bổ dưỡng, no lâu và “lạ” nên chị thường cho khách trải nghiệm. Đây cũng là món ăn tạo nên điểm nhấn, để du khách hiểu hơn về văn hóa ẩm thực người Mông khi đến với Hà Giang.

Sợi dây gắn kết những người Mông xa quê

Ngày nay, cuộc sống của người Mông đã đủ đầy hơn, nhưng món mèn mén vẫn giữ vai trò chủ đạo trong bữa ăn hằng ngày, cho dù nhiều gia đình có điều kiện. Bởi, dù là món ăn nhưng mèn mén đã ngấm vào máu thịt, nuôi dưỡng bao thế hệ đồng bào Mông. Là món ăn không thể thiếu được trong các ngày lễ, ngày tết.

Đặc biệt, đối với những người con xa quê, hương vị mèn mén như là sợi dây gắn kết để những người con đồng bào Mông dù đi đâu, ở đâu cũng nhớ về cuội nguồn, nhớ về quê hương, nơi chôn rau cắt rốn, nơi có chính bột ngô làm thành mèn mén đã nuôi họ khôn lớn.


Bà Vừ Thị Chợ (thôn Ea Uôl, xã Cư Pui, huyện Krông Bông) làm món mèn mén (Ảnh TL)


Chị Sùng Thị Mai hiện công tác tại Ủy ban Dân tộc, quê ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang chia sẻ, dù chị đã thoát ly công tác hơn 20 năm, nhưng trong nhà chị lúc nào cũng sẵn bột ngô (được gửi từ Đồng Văn xuống) để khi bạn bè có nhu cầu thưởng thức, hoặc các dịp lễ tết, cúng tổ tiên ông bà thì chị sẵn sàng chế biến. Chị bảo, có những nghệ sĩ như: Nghệ sĩ nhân dân Tự Long, Nghệ sĩ ưu tú Xuân Hải và các nghệ sĩ nhà hát tuồng, chèo Việt Nam cũng đã nhiều lần được thưởng thức món mèn mén do chính tay chị làm.
"Mèn mén mang linh hồn, văn hóa đậm đặc bản sắc, gắn bó với sinh hoạt hàng ngày của dân tộc Mông. Đến lúc chết, người Mông cũng phải mang hạt ngô trên người để khi được đầu thai có giống để trồng, có mèn mén để ăn…", chị Mai nói,

Tương tự, nhiều gia đình người Mông từ Hà Giang di cư vào các địa phương vùng Tây Nguyên sinh sống, dù cuộc sống đã đầy đủ hơn, mèn mén không còn là món ăn chính trong bữa ăn hằng ngày, thế nhưng mỗi dịp lễ, tết, trong mâm cỗ cúng ông bà, tổ tiên, mèn mén là món ăn không thể thiếu được.

Bà Vừ Thị Chợ (thôn Ea Uôl, xã Cư Pui, huyện Krông Bông) chia sẻ, gia đình bà từ Hà Giang vào sinh sống tại Đắk Lắk đã gần 20 năm nay. Xa quê hương đã lâu nên nhiều món ăn đặc trưng của dân tộc Mông bà đã ít nấu dần. Duy chỉ có món mèn mén là bà vẫn thường nấu mỗi dịp lễ, tết hay khi nhà có khách quý đến thăm.


Mâm cơm đãi khách của người Mông không thể thiếu được món mèn mén


Nhìn nhận về món mèn món, ông Đinh Xuân Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ tuyên truyền (Ủy ban Dân tộc) chia sẻ, ngô chính là 1 trong 4 thứ trong túi người Mông khi di cư, sự tồn vong của đồng bào cũng nhờ 4 thứ đó. Do đó, ngô và món mèn mén đã trở thành thứ gắn bó lâu đời trong đời sống đồng bào người Mông.

"Sinh sống ở 4 huyện cao nguyên đá Hà Giang, chính là "sống trên đá chết vùi trong đá" hoặc "vắt đá tai mèo thành mật ngọt" nên không có cây lương thực nào thay thế cây ngô ở nơi đây. Vì thế, mèn mén chính là món ăn khẳng định sự khắc phục khó khăn, vươn lên của người Mông. Mỗi khi đến với Hà Giang, tôi thường thưởng thức món mèn mén này", ông Thắng bộc bạch.


Ngô là cây trồng chính của người Mông ở Cao nguyên đá Đồng Văn


Có thể thấy, mèn mén là món ăn chính để nuôi sống cả một tộc người. Món ăn này không chỉ có giá trị về dinh dưỡng, mà còn mang giá trị văn hóa đậm đà bản sắc của đồng bào Mông
Sự việc bà Hoàng Thị Hường, hay còn gọi là Hoàng Hường, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Hoàng Hường vừa qua, đã gọi món ăn mèn mén của người Mông là "cám lợn" khiến cho đồng bào dân tộc Mông, cộng đồng mạng, cũng như nhiều chuyên gia văn hóa, ẩm thực cảm thấy phẫn nộ, bất bình, đánh giá về cách hành xử này là thiếu văn hóa, thiếu hiểu biết về ẩm thực. Hy vọng, kể từ nay, những sự việc đáng buồn này sẽ không còn nữa!

Văn Hoa/Báo dân tộc




Tin liên quan

Tin mới hơn

Khi vũ điệu Chăm làm

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ

LNV - Trong không gian thiêng của tháp cổ, mỗi điệu múa Chăm là một thực hành văn hóa sống động, minh chứng cho sự thành công của công tác bảo tồn di sản.
Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

LNV - Ngày đầu tháng Bảy năm 2025, một ngày ghi vào lịch sử hành chính của đất nước, ngày mà chính quyền tỉnh Gia Lai mới chính thức bước vào hoạt động, mở ra hành trình mới mang khát vọng phát triển thịnh vượng và bền vững.
“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

LNV - Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, tên tuổi các chúa Nguyễn luôn gắn liền với những quyết sách mang tính chiến lược, thể hiện tầm nhìn xa và và sự khôn khéo của các chúa Nguyễn trong cách thiết lập quan hệ bang giao với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6 năm 2025, là một công trình góp phần tái hiện sinh động một thời đoạn lịch sử thông qua lăng kính kể chuyện đặc sắc.
Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

LNV - “Làm báo như viết một bản nhạc, như gieo một câu thơ” - đó là cách nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình quan niệm về nghề làm báo. Những vai trò tưởng chừng tách biệt ấy lại hòa quyện, nâng đỡ nhau, tạo nên một phong cách làm báo riêng với ý niệm chuyển hóa nhân văn, hướng tới những điều tốt đẹp.
Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

LNV - Thành đoàn Hà Nội đã tuyển chọn và tập huấn cho hơn 8.000 tình nguyện viên, bảo đảm mỗi cổng trường có 25 - 30 tình nguyện viên làm nhiệm vụ phân luồng giao thông, hướng dẫn thí sinh, cung cấp nước uống và hỗ trợ tìm phòng thi…
Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân

LNV - Trước thời khắc lịch sử hợp nhất với Gia Lai, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII đã hoàn thành chặng đường nhiệm kỳ 2021–2026 với nhiều dấu ấn nổi bật, thể hiện vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.

Tin khác

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới

LNV - Ngày 24/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 25 – kỳ họp thường lệ giữa năm, cũng là kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh tỉnh Bình Định sắp hợp nhất với Gia Lai để hình thành đơn vị hành chính mới theo chủ trương của Trung ương.
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới

LNV - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đánh dấu bước chuyển mình của ngành Giáo dục khi có lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp theo chương trình mới.
Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

LNV - Đúng 8h sáng ngày 20/6, tỉnh Bình Định đồng loạt triển khai vận hành thử nghiệm công tác giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đối với 58 xã, phường. Đây là bước chuẩn bị quan trọng nhằm đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, thông suốt trước khi chính thức triển khai từ ngày 1/7/2025.
Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc

LNV - Danh nhân Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871), người được coi là “nhà yêu nước sáng suốt nhất” và là một trong những “nhà cải cách lớn”, “ nhà thiết kế vĩ đại” của Việt Nam ở thế kỉ XIX . Ông đã từng dâng lên triều đình bản điều trần gồm 58 điều, mong muốn canh tân ở nhiều lĩnh vực từ nội trị đến ngoại giao. Đặc biệt, ông đã đề xuất “Tám điều cần làm gấp” với triều đình, trong đó điều thứ 5 ông tha thiết “Xin sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng”. Với trí tuệ sáng suốt, tầm nhìn vượt tầm thời đại, ông khẳng định: “Học là phải làm hơn điều sách đã dạy”. Dù hơn một thế kỉ đã qua nhưng quan điểm và đóng góp của ông vẫn vô cùng giá trị và thiết thực với việc đổi mới giáo dục hiện nay.
Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025

LNV - Tối ngày 16/6, tại Trường quay S5 Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội, Tạp chí Người Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề "Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025". Sự kiện diễn ra nhằm hưởng ứng Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), góp phần tôn vinh nghề báo và người làm báo - những “chiến sĩ" thầm lặng trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
Ấn tượng đêm chung kết Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025

Ấn tượng đêm chung kết Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025

LNV - Vượt qua 33 thí sinh, Nam vương Vishmitha Divyanja (Sri Lanka) và Hoa hậu Mildred Esmith Rincon (Canada) đăng quang ngôi vị cao nhất cuộc thi Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025.
Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em

LNV - “Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai. Đầu tư và quan tâm đến thiếu nhi là sự đầu tư thông minh cho tương lai. Song hiện nay, văn học thiếu nhi đang đứng trước những thách thức lớn bởi sức hút và cám dỗ của rất nhiều loại hình giải trí khiến các em - và cả người lớn - không mặn mà với văn hóa đọc. Điều này đòi hỏi các nhà văn phải đổi mới chính mình để viết hay, hấp dẫn hơn nữa; cần gần gũi, giao lưu với thiếu nhi nhiều hơn để nắm bắt đúng và trúng nguyện vọng của các em, để nuôi dưỡng cảm xúc, viết ra những tác phẩm các em hứng thú. Muốn vậy, nhà văn cần viết bằng cái nhìn và trái tim trẻ thơ nhưng với trí tuệ của nhà thông thái.” (Nguyễn Thị Thiện).
Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định cầu nối những tấm lòng nhân ái

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định cầu nối những tấm lòng nhân ái

LNV - Ngày 12/6, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ tỉnh lần thứ 8, khóa 9, nhiệm kỳ 2022 – 2027, sơ kết công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ 6 tháng đầu năm; tổng kết Tháng Nhân đạo năm 2025; triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025.
Nhà báo, Nhà văn Hồ Quang Lợi ra mắt sách “Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút”

Nhà báo, Nhà văn Hồ Quang Lợi ra mắt sách “Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút”

LNV - Sáng 12/6/2025, Nhà báo, Nhà văn Hồ Quang Lợi long trọng tổ chức ra mắt cuốn sách “Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút” trong không khí đầy ý nghĩa và tự hào hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) tại Thư viện Quân đội (Hà Nội). Buổi lễ ra mắt không chỉ là sự kiện văn hóa, nghề nghiệp mà còn là dịp để giới báo chí, văn học và công chúng cùng nhìn lại hành trình hơn bốn thập niên gắn bó trọn vẹn với nghề cầm bút của một người đã tận hiến vì lý tưởng, sự thật và lẽ phải.
Gia Lai: Huyện Ia Pa vận động gần 2 tỷ đồng ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Huyện Ia Pa vận động gần 2 tỷ đồng ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát

UBND huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” trên địa bàn huyện.
Bệnh viện Đa khoa Vân Đình hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Bệnh viện Đa khoa Vân Đình hướng tới sự hài lòng của người bệnh

LNV - Trong hai ngày 9- 10 /6/2025, Bệnh viện Đa khoa Vân Đình (huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội) long trọng tổ chức Đại hội Đảng bộ Bệnh viện lần thứ XXVIII (nhiệm kỳ 2025 - 2030) với phương châm: “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đột phá - Phát triển”. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Bệnh viện gồm 11 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Khuyến tiếp tục tái cử chức danh Bí thư, đồng chí Nguyễn Như Nhị giữ chức danh Phó Bí thư.
Bình Định: Những ngôi nhà mang giá trị nhân văn

Bình Định: Những ngôi nhà mang giá trị nhân văn

LNV - Với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự chung tay của toàn xã hội, đến tháng 5/2025, tỉnh Bình Định đã hoàn thành 100% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát, vượt tiến độ 7 tháng so với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người khôi phục gốm sứ Chu Đậu từ đáy biển

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người khôi phục gốm sứ Chu Đậu từ đáy biển

LNV - Gốm Chu Đậu được biết đến là thương hiệu gốm sứ cao cấp với nhiều thành tựu, được coi như tinh hoa văn hóa Việt Nam. Đằng sau thành công đó chính là tâm huyết một đời của Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu với lý tưởng phục hưng và phát triển thương hiệu gốm sứ Chu Đậu bị chôn vùi sau gần 500 năm.
Thơ người làng nghề

Thơ người làng nghề

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam xin trân trọng gửi đến quý độc giả mốt số bài thơ "Thơ người Làng nghề"
Hội luật gia huyện Ba Vì hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ được giao

Hội luật gia huyện Ba Vì hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ được giao

LNV - Mặc dù mới thành lập tháng 6/2023 song Hội Luật gia huyện Ba Vì được đánh giá là đơn vị Hội cấp huyện có số hội viên đông nhất thành phố (201 hôi viên), có 100% các xã, thì trấn trong huyện đều thành lập được Chi Hội Luật gia.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bắc Kạn: Khuyến công tạo đòn bẩy phát triển công nghiệp nông thôn bền vững

Bắc Kạn: Khuyến công tạo đòn bẩy phát triển công nghiệp nông thôn bền vững

LNV - Không chỉ là chính sách hỗ trợ đơn thuần, hoạt động khuyến công tại tỉnh Bắc Kạn đang đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa sản xuất, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực quản lý cho doanh nghiệp nông thôn. Đây được xem là “đòn bẩy” giúp công nghiệp nông thôn của một tỉnh miền núi từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế khu vực.
Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Nhằm huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể của mình trong việc xây dựng và thụ hưởng thành quả từ chương trình này. Từ đó, người dân đã tích cực, tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới ngay tại địa phương.
Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

LNV - Xác định phát triển hệ thống lưới điện là động lực quan trọng “đi trước mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới, các xã: Na Son, Xa Dung, Pu Nhi, Mường Luân, Phình Giàng, Tìa Dình đã tập trung xóa bản “trắng” điện lưới quốc gia trên địa bàn.
Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình

LNV - Gắn bó với người dân huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) từ bao đời nay, giống gà Lạc Thủy không chỉ nổi tiếng với chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc mà còn đang trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực nhờ phát triển theo chuỗi liên kết và đạt chuẩn OCOP 4 sao. Hành trình từ chăn nuôi truyền thống đến sản phẩm hàng hóa đã đưa gà Lạc Thủy khẳng định được vị thế riêng trong thị trường và góp phần phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

LNV - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, những nghề truyền thống như dệt thổ cẩm và đan lát của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) vẫn được gìn giữ bền bỉ qua nhiều thế hệ. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao, các sản phẩm thủ công còn là biểu tượng văn hóa độc đáo, gắn liền với đời sống núi rừng và tâm hồn người Hrê. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những nghề xưa không chỉ sống lại mà còn trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch cộng đồng địa phương.
Giao diện di động