Măng tre Bát Độ - Đặc sản vùng cao Yên Bái
Măng tre Bát Độ Yên Bái có 4 loại bao gồm măng tươi, măng ủ chua, măng muối và măng khô. Nếu ăn măng tươi chỉ cần thái lát rồi luộc măng chín là được. Măng luộc chấm kinh giới giã nhuyễn với ớt vị cay cay, tê tê đầu lưỡi kết hợp với vị ngon, giòn của măng, vị tươi mới của tất cả các hương vị kết hợp sẽ tạo ra cảm giác thích thú cho thực khách khi thưởng thức món ăn này.
Đặc trưng nổi bật của Măng tre Bát Độ Yên Bái đó là vị ngọt và đặc tính ít xơ sợi của măng. Trước đây chỉ là cây măng cung cấp thực phẩm cho người dân địa phương, thì nay Măng tre Bát Độ Yên Bái đã trở thành một sản phẩm đặc thù và nổi tiếng của vùng đất này, thuyết phục được nhiều khách hàng khó tính, xuất khẩu sang thị trường các nước như Đài Loan, Nhật Bản…
Diện tích trồng Măng tre Bát Độ của tỉnh Yên Bái có trên 4.000 ha, tập trung tại các xã của huyện Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình và Văn Yên. Hàng năm, vào khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 là mùa thu hoạch măng. Giá măng hiện tại dao động từ 5.500-6.000 đồng/kg. Khi thu hoạch, măng tre Bát Độ có củ to, năng suất cao hơn rất nhiều lần so với loại măng tre bình thường. Măng to nặng từ 3kg - 8kg, vỏ mỏng, thịt trắng, dày, lõi nhỏ, tỷ lệ thịt đạt trên 85%.
Nhờ trồng Măng tre Bát Độ mà nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, đời sống gia đình khấm khá hơn. Các hộ dân trồng măng tre không phải lo đầu ra sản phẩm, được các doanh nghiệp lớn như Công ty TNHH Vạn Đạt và Công ty Cổ phần Yên Thành... bố trí các điểm thu mua ngay tại xã, ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho các hộ dân thuộc vùng quy hoạch với mức giá ổn định và hợp lý.
Cây măng bây giờ người dân còn gọi là cây “hạnh phúc”, cây “xóa nghèo” cho người dân Yên Bái. Đặc biệt, giá măng thương phẩm năm nay tăng cao hơn 1,5 lần so với những năm trước nên giá trị thu nhập của cây măng đã tăng lên gấp nhiều lần so với trước đây. Dự ước, năm 2022, sản lượng măng tre Bát Độ của huyện Trấn Yên - thủ phủ măng tre của Yên Bái đạt khoảng trên 32.000 tấn, ước đạt gần 200 tỷ đồng.
Để có được đầu ra ổn định, tỉnh Yên Bái đã triển khai những chính sách ưu đãi, thu hút, mời gọi các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị, nhất là đối với các doanh nghiệp thu mua, chế biến loại sản phẩm này, từng bước gắn kết vùng nguyên liệu sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Việc liên kết “4 nhà” bao gồm: nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả tích cực, giúp người nông dân yên tâm hơn vào việc trồng măng tre.
Từ thực tiễn cũng như tính hiệu quả của cây Măng tre Bát Độ, ngày 28 tháng 12 năm 2020, Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 4925/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00099 cho Măng tre Bát Độ Yên Bái, UBND huyện Trấn Yên là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. Khu vực địa lý là các xã thuộc 4 huyện Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình và Lục Yên.
Chỉ dẫn địa lý là một dấu hiệu dùng để chỉ các sản phẩm có danh tiếng, chất lượng đặc thù hoặc các đặc tính khác biệt được tạo nên do các điều kiện tự nhiên, con người của một địa phương, khu vực hay một quốc gia nhất định. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý không chỉ là bằng chứng, bảo đảm với người tiêu dùng về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm mà còn là công cụ hữu hiệu để quảng bá, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Yên Bái là một tỉnh miền núi Tây Bắc của Việt Nam, là nơi giao thao văn hoá của 30 dân tộc. Vùng đất này được thiên nhiên ưu ái từ khí hậu, địa hình và thổ nhưỡng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, thêm vào đó là nhờ vào trí tuệ, bàn tay chăm chỉ của con người nơi đây, thích hợp cho một nền sản xuất đa dạng. Đến nay, tỉnh Yên Bái đã có 8 sản phẩm chỉ dẫn địa lý được bảo hộ: Quế vỏ Văn Yên, Gạo Mường Lò, Bưởi Khả Lĩnh, Ba ba gai Văn Chấn, Gạo nếp Tú Lệ, Mật ong Mù Cang Chải và Măng tre Bát Độ Yên Bái.
Việc các sản phẩm, đặc biệt cây trồng chủ lực là Măng tre Bát Độ Yên Bái được bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã khẳng định danh tiếng và chất lương của sản phẩm so với các địa phương khác trên cả nước. Đồng thời góp phần ngăn ngừa và chống lại các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, tạo điều kiện cho người dân thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô thương mại.
Với mục tiêu phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm Măng tre Bát Độ, thông qua việc quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Măng tre Bát Độ Yên Bái, trên cơ sở đó bảo vệ danh tiếng của sản phẩm trên thị trường, tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, phát triển kinh tế của địa phương. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái đã tổ chức tuyển chọn đơn vị chủ trì thực hiện Dự án khoa học Quản lý và phát triền Chỉ dẫn địa lý Măng tre Bát Độ Yên Bái theo chuỗi giá trị sản phẩm. Dự án đã được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt thông qua Quyết định số 1254/QĐUBND ngày 29/07/2022, đơn vị chủ trì dự án là công ty TNHH Nghiên cứu và Đầu tư S&D.
Diện tích Măng tre Bát Độ của Yên Bái đã có sự gia tăng đáng kể sau khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Tính từ năm 2021 đến nay, huyện Trấn Yên đã trồng thêm 125 ha (huyện có kế hoạch đến năm 2025 là 300 ha), huyện Yên Bình đã tổ chức mô hình liên kết sản xuất với quy mô 270 ha, trong đó trồng mới 100 ha; tổng diện tích trồng mới năm 2021 của huyện Văn Yên là khoảng 130 ha...
Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm măng tre Bát Độ Yên bái đã tạo ra các sản phẩm măng tre đảm bảo chất lượng đặc thù và quảng bá, gắn với việc truy xuất nguồn gốc, bao bì, tem nhãn, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các sản phẩm trong và ngoài nước, mở rộng quy mô thương mại.
Việc Măng tre Bát Độ Yên Bái được chỉ dẫn địa lý không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao độ che phủ cho rừng, cải thiện môi trường sinh thái, đặc biệt hơn nữa là nó đã khai thác được tiềm năng về đất đai, lao động của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần xóa đói giảm nghèo, khẳng định đường lối đúng đắn trong chỉ đạo phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Quản lý và phát triển Chỉ dẫn địa lý là vấn đề lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực đầu tư về công sức, thời gian, chi phí và sự tham gia phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
Với mục tiêu phấn đấu sớm đưa Măng tre Bát Độ trở thành sản phẩm chủ lực của tỉnh, đến năm 2025 toàn tỉnh có khoảng 6.000 ha Măng tre Bát Độ kinh doanh, tới đây rất cần có sự vào cuộc tích cực hơn nữa của cả hệ thống chính trị và người dân.
Các ngành chức năng và chính quyền địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về hiệu quả kinh tế của cây tre măng Bát Độ đến người dân; tập trung phát triển vùng nguyên liệu; triển khai đại trà, đồng bộ phương pháp nhân giống mới giúp cây măng sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống cao; triển khai hiệu quả các dự án liên kết, các đề án, dự án về phát triển Măng tre Bát Độ đã được tỉnh phê duyệt và tăng cường tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc Măng tre Bát Độ cho người dân.
Hy vọng trong thời gian tới, Chỉ dẫn địa lý Măng tre Bát Độ Yên Bái sẽ đưa giá trị của cây măng lên một tầm cao mới, khẳng định thương hiệu mạnh mẽ ở trong nước, vươn xa sang các thị trường châu Âu.
Bài và ảnh Thanh Hoa
Tin liên quan
Tin mới hơn
"Bàn tay vàng" Người thợ mộc
15:27 | 05/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá
16:38 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề nước mắm Nam Ô
16:38 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nữ nghệ nhân giữ lửa nghề rối nước
16:38 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề bánh nổ Điền Trang
16:37 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ gìn và phát triển nghề dệt truyền thống lâu đời Na Sang
16:37 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng quất cảnh lớn nhất miền Trung vào vụ Tết
10:58 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình
14:17 | 02/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng
17:58 | 28/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 | 26/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thêm 3 huyện của Bến Tre, Sóc Trăng và Bà Rịa-Vũng Tàu đạt chuẩn nông thôn mới
15:28 Tin tức
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 Nghiên cứu trao đổi
"Bàn tay vàng" Người thợ mộc
15:27 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội tổ chức phiên chợ nông sản tiêu biểu và sản phẩm OCOP chào Xuân Ất Tỵ 2025
16:39 Tin tức
Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá
16:38 Làng nghề, nghệ nhân