Hà Nội: 19°C Hà Nội
Đà Nẵng: 21°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 20°C Thừa Thiên Huế

Mâm cúng và văn khấn Rằm tháng Giêng 2025

LNV - Việc dâng lễ bánh trôi nước khi cúng Rằm tháng Giêng là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.

Theo Lịch vạn niên, Rằm tháng Giêng năm 2025 rơi vào thứ Tư, ngày 12/2 dương lịch.

Tùy theo phong tục tập quán vùng miền cũng như điều kiện kinh tế gia đình mà lễ vật cúng Rằm tháng Giêng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường gồm 2 mâm cỗ: chay và mặn.

Cỗ chay dâng cúng Phật, cỗ mặn cúng gia tiên, thần linh. Mâm lễ to hay nhỏ tùy từng điều kiện gia đình, tuy nhiên sự thành tâm là quan trọng nhất.

Mâm cúng và văn khấn Rằm tháng Giêng 2025 ảnh 1
Mâm lễ chay dâng Phật và mâm lễ mặn cúng gia tiên thường để tách biệt ở hai vị trí khác nhau, không nên để chung một nơi.

Mâm cúng Rằm tháng Giêng 2025

Mâm cỗ chay cúng Phật gồm hoa quả, chè xôi, các món đậu, bánh trôi nước, hoa tươi, trái cây tươi theo mùa…

Theo đó, việc dâng lễ bánh trôi nước (chè trôi nước) ngày Tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.

Đồ chay dâng Phật không cần quá cầu kỳ, nhưng cần đảm bảo thanh đạm, sạch sẽ.

Mâm lễ mặn cúng Rằm tháng Giêng truyền thống không thể thiếu thịt gà, xôi gấc, bánh chưng. Gia chủ có thể chuẩn bị thêm các món như canh măng, bóng bì, canh mọc, giò chả, nem… tùy từng vùng miền. Nếu như miền Bắc có chân giò hầm măng khô, canh bóng thả, nem rán thì miền Trung thường cúng thịt lợn, giá chua, giò chả. Miền Nam lại cúng Rằm tháng Giêng với canh khổ qua, thịt kho tàu, chả giò, gỏi tôm thịt…

Ngoài thức ăn, mâm cúng Rằm tháng Giêng năm 2025 không thể thiếu các đồ lễ như hương, hoa tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu…

Mâm lễ chay dâng Phật và mâm lễ mặn cúng gia tiên thường để tách biệt ở hai vị trí khác nhau, không nên để chung một nơi.

Văn khấn Rằm tháng Giêng 2025

Bài cúng Rằm tháng Giêng tại gia theo Văn khấn cổ truyền

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: .................

Ngụ tại:............................................

Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ........... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn Rằm tháng Giêng tại chùa

Dốc lòng kính lễ Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương. (3 lần, mỗi lần 1 lạy, cầm 3 nén hương quỳ đọc tiếp)

Nguyện mây hương lành này,

Biến khắp mười phương giới,

Trong có vô biên Phật,

Vô lượng hương trang nghiêm,

Viên mãn đạo Bồ Tát,

Thành tựu hương Như Lai (1 lạy, và cắm hương vào bát hương)

Dâng hương cúng dàng rồi, dốc lòng kính lễ Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương (1 lạy)

(Thành kính chấp tay thành búp sen đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật)

Phật thân rực rỡ tựa kim san

Thanh tịnh không gì thể sánh ngang

Vô Thượng Chí Tôn công đức mãn

Cúi đầu con lạy Phật Sơn Vương

Phật đức bao la như đại dương

Bảo châu tàng chứa đủ bên trong

Trí tuệ vô biên vô lượng đức

Đại định uy linh giác vẹn toàn

Phật tại Chân Như pháp giới tàng

Không sắc không hình chẳng bụi mang

Chúng sinh bái vọng muôn hình Phật

Bỗng thấy tai nàn tận hóa tan

Án phạ nhật ra hồng (3 lần)

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tận hư không biến pháp giới quá hiện vị lai thập phương chư Phật, tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo (1 lạy)

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Sa Bà Giáo Chủ Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát (1 lạy)

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi A Di Đà Phật, Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát ( 1 lạy)

Con nay đều vì bốn ân, ba cõi pháp giới chúng sinh, nguyện xin ba chướng tiêu trừ, dốc lòng sám hối (1 lạy)

(Quỳ đọc) Chí tâm sám hối:

Xưa kia gây nên bao ác nghiệp

Đều vì ba độc: tham, sân, si

Bởi thân, miệng, ý phát sinh ra

Hết thảy con nay xin sám hối

Như vậy tất thảy bao nghiệp chướng

Ắt hẳn tiêu diệt không tàn dư

Niệm niệm âm vang tận pháp giới

Độ khắp chúng sinh nhập Bất Thoái (1 lạy)

Sám hối phát nguyện rồi, chúng con kính lễ Đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà và chư Phật ở khắp mười phương (1 lạy)

Đỗ Quyên

Tin liên quan

Tin mới hơn

Rước Thánh hoàn cung – Nghi lễ tối linh trong lễ hội truyền thống làng Triều Khúc

Rước Thánh hoàn cung – Nghi lễ tối linh trong lễ hội truyền thống làng Triều Khúc

LNV - Hàng năm, từ mùng 9 -12 tháng Giêng âm lịch, người dân làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại long trọng tổ chức lễ hội truyền thống linh thiêng, nhằm tưởng nhớ công ơn của vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Lễ rước Thánh hoàn cung là một trong những nghi lễ đặc biệt quan trọng và là niềm tự hào của người dân nơi đây.
Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ: Lễ hội truyền thống là tài nguyên văn hóa tinh thần của dân tộc

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ: Lễ hội truyền thống là tài nguyên văn hóa tinh thần của dân tộc

LNV - Lễ hội truyền thống là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp, vừa độc đáo, vừa phong phú. Trải qua thời gian, lễ hội gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu, đáp ứng nhu cầu tâm linh và củng cố ý thức cộng đồng.

Tin khác

Bình Định đón bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý

Bình Định đón bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý

LNV - Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý là sự kiện trọng đại hàng năm của ngư dân vùng biển Nhơn Lý, TP Quy Nhơn, loại hình di sản văn hóa phi vật thể luôn được gìn giữ, phát huy, lan tỏa trong cộng đồng ngư dân.
Du lịch tâm linh hút khách những ngày đầu năm

Du lịch tâm linh hút khách những ngày đầu năm

LNV - Mỗi dịp xuân về, người dân lại có nhu cầu đi chùa lễ Phật cầu bình an cho gia đình, vì vậy các tour du lịch văn hóa tâm linh hút khách. Tuy nhiên để trở thành sản phẩm du lịch 4 mùa đòi hỏi địa phương, doanh nghiệp đầu tư hình thành tour du lịch hoàn chỉnh.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên

LNV - Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân năm mới, sáng 5/2, tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây.
Hoài Đức phấn đấu trồng 15.000 cây các loại trong năm 2025

Hoài Đức phấn đấu trồng 15.000 cây các loại trong năm 2025

LNV - Sáng 3-2, Huyện ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Hoài Đức tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Rực rỡ cờ hoa chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng

Rực rỡ cờ hoa chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng

LNV - Những ngày này, khắp các tuyến đường, góc phố của Thủ đô Hà Nội khoác lên mình tấm áo rực rỡ sắc màu với cờ, hoa, pa nô, áp phích tuyên truyền chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Hàng ngàn du khách trẩy hội Đống Đa Tây Sơn Bình Định

Hàng ngàn du khách trẩy hội Đống Đa Tây Sơn Bình Định

LNV - Ngày 1/2, (nhằm ngày mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ) tại Bảo tàng Quang Trung, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định tổ chức Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2025). Sự kiện đã thu hút hàng ngàn người dân và du khách về trẩy hội đầu xuân.
Kẹo lạc Phố Hiến – hương vị quê nhà trên bàn trà ngày tết

Kẹo lạc Phố Hiến – hương vị quê nhà trên bàn trà ngày tết

LNV - Bên cạnh mứt cổ truyền, ô mai và các loại hạt, bàn trà ngày Tết của người Việt luôn được tô điểm bởi những món ăn truyền thống. Trong đó, kẹo lạc luôn xuất hiện như một món quà giản dị mà ý nghĩa. Đến từ vùng đất Phố Hiến (Hưng Yên), món kẹo dân dã này đã mang đến hương vị ngọt ngào, góp phần làm đậm thêm hương vị ngày xuân.
Từ chiếc võng chuối mộc mạc đến sản phẩm du lịch hấp dẫn

Từ chiếc võng chuối mộc mạc đến sản phẩm du lịch hấp dẫn

LNV - Với đôi tay khéo léo, bà Bàn Thị Xiếu (79 tuổi) đã "hô biến" những tàu lá chuối khô thành những chiếc võng quê gợi nhớ, gợi thương về một thời ký ức xưa cũ và trở thành sản phẩm du lịch du lịch độc đáo tại cồn Sơn.
Đảng mãi mãi là mùa Xuân

Đảng mãi mãi là mùa Xuân

LNV - Một mùa Xuân mới - Xuân Ất Tỵ 2025 đang về trên khắp các nẻo đường của đất nước. Cứ mỗi độ Xuân về cả dân tộc lại hân hoan chào đón kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2025).
Mai vàng một góc nhà xưa

Mai vàng một góc nhà xưa

LNV - Tôi cố gắng thu xếp công việc để kịp về nhà lặt lá mai phụ ba và tham gia tát ao bắt cá như những năm trước. Tôi nhớ nhà quay quắt, tôi thèm nghe cái mùi bùn non ngai ngái mỗi dịp xuân về. Nhớ, cứ đến sáng 23 tháng chạp, ông Nội lại “phát động phong trào” tát ao bắt cá. Cá ở ao đủ loại, con nào con nấy đều mập mạp, đám con nít chúng tôi khoái lắm. Bắt được cá, chỉ cần nó quẫy mạnh một cái là tuột khỏi tay, có đứa ngã dúi dụi xuống bùn trong tiếng hò reo ầm ĩ. Tôi không đếm xuể mình đã ngã xuống bùn bao nhiêu lần như thế!
Nét quê ngày Tết

Nét quê ngày Tết

LNV - Tháng mười hai đang trôi qua thật nhanh, thoáng chốc chúng ta đã đi qua tuổi thơ tự lúc nào không hay, nhìn lại tất cả đã già nua, đã mờ nhòe, đã thôi những chông chênh và vấp ngã. Bất chợt ta nhận ra kỷ niệm tuổi thơ với những ngày giáp Tết vẫn cứ len lỏi trong từng miền ký ức, để rồi nghe đâu đây mùi hương không lẫn vào đâu được đó là hương của Tết, hương của những ngày thơ ấu, của những phong tục, của tình thân và hương vị của nét quê hồn hậu, đậm đà.
Biểu tượng hòa bình hữu nghị ở ngã ba Đông Dương

Biểu tượng hòa bình hữu nghị ở ngã ba Đông Dương

LNV - Không chỉ là biểu tượng của hòa bình và hữu nghị giữa Việt Nam - Lào - Campuchia, cột mốc Ngã ba Đông Dương còn là địa điểm tham quan hấp dẫn, thu hút du khách yêu thiên nhiên, thích khám phá lịch sử.
Ấn tượng với cụm linh vật năm Ất Tỵ 2025 tại Bình Định

Ấn tượng với cụm linh vật năm Ất Tỵ 2025 tại Bình Định

LNV - Chiều 21/1, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn, Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định tổ chức Lễ khánh thành cụm linh vật năm Ất Tỵ 2025 đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến xem thưởng lãm, chụp hình vào những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Tết về gói bánh chưng xanh

Tết về gói bánh chưng xanh

LNV - Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Hai câu ca dao trên đã gói ghém được những thứ thiết yếu trong Tết xưa của người Việt. Mỗi gia đình dù giàu hay nghèo, sang hay hèn cũng đều chuẩn bị mọi thứ cho tươm tất, đủ đầy hơn ngày thường, trong đó không thể thiếu được chiếc bánh chưng xanh. Trước là để cúng trời đất, tổ tiên, sau là ăn trong mấy ngày Tết và còn để đi lễ hay làm quà biếu. Đó là một phong tục đẹp và nét văn hóa truyền thống từ ngàn đời nay của dân tộc ta. Song có lẽ háo hức và mong chờ Tết hơn cả vẫn là lứa tuổi học trò vô lo vô nghĩ nhất.
Giữ gìn nét đẹp văn hóa Tết truyền thống của người Việt

Giữ gìn nét đẹp văn hóa Tết truyền thống của người Việt

LNV - Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, những phong tục trong ngày Tết Nguyên đán vẫn được người Việt giữ gìn nguyên vẹn đến ngày nay. Mỗi khi Tết đến Xuân về các con, các cháu đem lễ vật để dâng cúng tổ tiên, các cụ, ông bà, cha mẹ…, luôn được xem là một nét đẹp truyền thống theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “chim có tổ, người có tông”…
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Rước Thánh hoàn cung – Nghi lễ tối linh trong lễ hội truyền thống làng Triều Khúc

Rước Thánh hoàn cung – Nghi lễ tối linh trong lễ hội truyền thống làng Triều Khúc

LNV - Hàng năm, từ mùng 9 -12 tháng Giêng âm lịch, người dân làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại long trọng tổ chức lễ hội truyền thống linh thiêng, nhằm tưởng nhớ công ơn của vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Lễ rướ
Chùa Bối Khê đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

Chùa Bối Khê đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

LNV - Sáng ngày 7/2/2025 (tức ngày 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Huyện ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam huyện Thanh Oai (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đối với chùa Bối K
Huyện Đầm Dơi đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm sản phẩm OCOP

Huyện Đầm Dơi đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm sản phẩm OCOP

OVN - Huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, nổi bật với tiềm năng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, cua, ba khía – những đặc sản của vùng đất ngập mặn. Nhờ nguồn nguyên liệu phong phú, nhiều cơ sở sản xuất đã tận dụng lợi thế này để chế biến sản phẩm đạt chuẩn OCOP, không chỉ nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Nông thôn mới qua từng trang viết: Sự đóng góp thầm lặng nhưng ý nghĩa

Nông thôn mới qua từng trang viết: Sự đóng góp thầm lặng nhưng ý nghĩa

LNV - Phong trào Tuyên Quang chung sức xây dựng nông thôn mới đang bước vào giai đoạn nước rút với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Đến nay, đã có 74 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Góp phần vào thành công này, không thể không nhắc đến sự đồng hành của đội ngũ phóng viên tỉnh nhà, những người đã sát cánh cùng các địa phương, phản ánh chân thực quá trình xây dựng nông thôn mới qua từng tác phẩm báo chí, góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết và quyết tâm phát triển bền vững.
TP. HCM: Khánh thành biểu tượng Cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa tại TP. Thủ Đức

TP. HCM: Khánh thành biểu tượng Cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa tại TP. Thủ Đức

LNV - Sáng ngày 9/2, Ban Quản lý Đường sách thành phố Thủ Đức tổ chức lễ khánh thành biểu tượng “Cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa” tại đường Hồ Thị Tư
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động