Lưu giữ hồn quê
Nghề truyền thống dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Thái tại bản Bút, xã Nam Xuân (Quan Hóa).
Là địa phương có diện tích đất bãi bồi ven sông lớn, với những cánh đồng cói trải dài, xã Quảng Phúc (Quảng Xương) đã tồn tại và phát triển nghề dệt chiếu cói hơn 50 năm nay. Từ cây cói mảnh mai, với đôi bàn tay khéo léo và sức sáng tạo không ngừng theo năm tháng, những người lao động bình dị được xem như những nghệ nhân đã tạo ra những sản phẩm mang nét đẹp của một làng nghề truyền thống. Theo lời giới thiệu của người dân thôn Ngọc Bình, chúng tôi tìm đến gia đình ông Nguyễn Văn Thắng, là một trong những “người giữ nghề” dệt chiếu cói có thâm niên. Ông Thắng tâm tình: “Không biết nghề này có từ khi nào, chỉ nhớ từ khi còn nhỏ, những ngày hè nắng chói hay ngày đông giá rét, ông bà, bố mẹ tôi vẫn tỉ mỉ ngồi dệt chiếu. Cho đến tận bây giờ, tuy gặp nhiều khó khăn, chịu sức ép của thị trường, nhưng tôi vẫn luôn mong muốn được làm nghề, giữ nghề, đưa những giá trị văn hóa truyền thống đó đến với thế hệ con, cháu”. Theo ông Thắng, nghề dệt chiếu không quá khó, nhưng rất vất vả vì phải trải qua nhiều công đoạn từ thu hoạch cói, phân loại, đem phơi,... đến dệt. Sợi cói phải dài, nhỏ, đều cả hai đầu và không chắp nối; sau khi dệt xong sẽ tiếp tục công đoạn may viền chiếu với các loại vải phù hợp, tạo mẫu mã đẹp và độ bền cho sản phẩm. Đến nay, khi áp dụng máy móc, lại càng yêu cầu người thợ có tay nghề cao để đưa cói vào khuôn dệt nhanh, đều; đồng thời, phải xử lý các đường bẻ mép, bắt biên gọn gàng đều tăm tắp. Qua bàn tay chai sần nhưng khéo léo của bao thế hệ nối tiếp nhau, từ những tấm chiếu mộc mạc chỉ sản xuất ra để phục vụ nhu cầu của người dân trong xã, đến nay, người dân đã mạnh dạn xây dựng xưởng dệt khang trang, đầu tư máy móc để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; hiện, toàn xã đã có hơn 300 máy dệt. Đa dạng về mẫu mã, đáp ứng nhu cầu về chất lượng, chiếu cói Quảng Phúc không chỉ thu hút khách hàng trong và ngoài tỉnh mà còn được xuất bán ra các nước Trung Quốc, Lào, Thái Lan...
Trong không khí của những ngày mùa xuân, vào dịp lễ hội, nếu ai lên vùng cao Quan Hóa sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng, ngắm nhìn những cô gái mặc trang phục váy thổ cẩm sặc sỡ sắc màu, hòa cùng các lời hát, điệu múa, toát lên vẻ đẹp duyên dáng, thuần khiết của người phụ nữ dân tộc Thái. Chứa đựng bên trong những sản phẩm thổ cẩm nhiều màu sắc, đa dạng hoa văn là quá trình chiêm nghiệm, sáng tạo của con người; qua đôi tay khéo léo, cần cù của người phụ nữ đã tạo ra những sản phẩm tinh hoa mang hồn cốt văn hóa dân tộc. Với 7 màu chủ đạo tươi sáng, đường nét hoa văn đa dạng, sinh động, là những biểu tượng gắn liền với cuộc sống thường ngày hay các tích dân gian được làm từ nguyên liệu tự nhiên là bông, tơ tằm; sản phẩm chủ yếu là áo, váy, đệm nằm, đệm ngồi, vỏ gối, chăn... Nghề dệt thổ cẩm tại bản Bút, xã Nam Xuân đã có từ rất lâu đời. Ngay từ nhỏ, người con gái dân tộc Thái đã được các bà, các mế dạy cách đạp chân dệt thổ cẩm, quay sợi, bật bông, phối màu, thêu hoa... Khắp các bản làng, khi đến đâu cũng cảm nhận âm điệu nhịp nhàng của tiếng thoi đưa, bắt gặp hình ảnh người phụ nữ chăm chỉ dệt vải bên khung cửi, cần mẫn thêu thùa. Khi kinh tế chưa phát triển, sản phẩm thổ cẩm được làm ra chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong gia đình, làm của hồi môn khi con gái về nhà chồng, một phần để trao đổi theo phương thức vật đổi vật, phụ thêm cho kinh tế gia đình. Người dân thường tranh thủ dệt khi nông nhàn, hoặc thắp đèn, đốt lửa để dệt ban đêm. Sau này, các sản phẩm từ dệt được trao đổi mua bán với người dân quanh vùng. Là người con của dân tộc Thái, chị Phạm Thị Nhị, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Xuân luôn trăn trở làm sao để duy trì, phát triển nghề truyền thống dệt thổ cẩm, gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Bản Bút có 98% là người dân tộc Thái, hiện có 20 gia đình vẫn duy trì nghề dệt thổ cẩm. Đứng trước những đòi hỏi và thách thức để nghề dệt thổ cẩm không bị mất đi, chúng tôi đã mạnh dạn xây dựng chương trình kết hợp với du lịch cộng đồng. Khách du lịch ngoài thăm bản, thưởng thức các món ăn truyền thống và đi thuyền trên hồ Pha Đay, còn có thể thực hành một số công đoạn dệt thủ công cùng với dân bản và tham quan các sản phẩm dệt thổ cẩm”. Vừa qua, nghề dệt thổ cẩm bản Bút đã được UBND tỉnh quyết định công nhận là nghề truyền thống; đây được xem là “đòn bẩy” khích lệ người dân duy trì, phát triển nghề, lưu giữ tinh hoa của người Thái.
Có thể nói, với bất kỳ một làng nghề, nghề truyền thống nào, dù có lúc thăng trầm nhưng luôn là nơi bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của địa phương. Trong quá trình phát triển, cùng với việc lưu giữ, truyền nghề cho thế hệ sau, hoạt động của làng nghề cũng tạo ra nhiều bản sắc văn hóa mới. Năm qua, là một năm khó khăn, nhưng với sự bền bỉ, cần cù, chịu khó và sáng tạo của con người xứ Thanh, những nghề tưởng chừng như đã mai một lại được hồi sinh, phát triển.
Bài và ảnh: Lê Ngọc
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới 2024
19:09 Tin tức

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa
10:50 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 Làng nghề, nghệ nhân

Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
10:36 Nông thôn mới

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 Làng nghề, nghệ nhân