“Lương y như từ mẫu” - phẩm chất cao quý của Thầy thuốc
Cách đây 65 năm, ngày 27-2-1955, trong Thư gửi cán bộ Hội nghị y tế, Bác Hồ đã căn dặn những người làm công tác y tế phải thực hiện cho kỳ được tinh thần trách nhiệm lớn lao trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân: “Lương y phải như từ mẫu”(1). Thấm nhuần và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ thầy thuốc và ngành y tế Việt Nam luôn coi đây là phương châm hành động cao cả, là trách nhiệm chính trị đối với nhân dân khi được Đảng và Bác Hồ giao cho.
Khẳng định vai trò to lớn của ngành y, từ rất sớm - ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công - Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm chăm lo xây dựng y đức cho thầy thuốc.
Vì vậy, trong Thư gửi Hội nghị Quân y, tháng 3 năm 1948, đăng trên Báo Cứu quốc, chi nhánh số 6, số 908 ngày 23-4-1948, một mặt, Người khen ngợi những nỗ lực lớn của lực lượng Quân y trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp “Từ ngày kháng chiến đến nay, quân y phát triển rất khá và các bác sĩ, khán hộ, cứu thương, ai cũng chịu khó, cố gắng. Đó là những điểm rất tốt”(2). Mặt khác, Người cũng chỉ ra những khuyết điểm đó là: “Song, quân y cũng như mọi việc khác, chúng ta đang mới mẻ, chúng ta còn nhiều khuyết điểm. Chúng ta phải cố gắng nữa, để tiến bộ hơn nữa”(3).
Thăm Bệnh viện Vân Đình (1963), Bác Hồ căn dặn thày thuốc “Lương y như từ mẫu”. Ảnh tư liệu
Để phát huy những thành tích đã đạt được và từng bước khắc phục có hiệu quả những hạn chế, khuyết điểm, Người căn dặn Quân y phải nêu cao tinh thần““Lương y kiêm từ mẫu”, nghĩa là một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền”(4). Đây là phẩm chất cao quý nhất trong thang giá trị y đức của người thầy thuốc theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Bởi theo Người, người thầy thuốc phải thực hiện “nhiệm vụ kép”: vừa chữa bệnh tật, vừa chữa “tâm bệnh” như một nhà tâm lý học thân thiết như người mẹ hiền của bệnh nhân: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”(5). Luận giải rõ hơn vấn đề này, trong Thư gửi cán bộ Hội nghị y tế, Người khẳng định:“Sức khỏe của cán bộ và nhân dân được đảm bảo thì tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công. Nhiệm vụ ấy có hai phần: Phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh, để làm tròn nhiệm vụ ấy cán bộ y tế (bác sĩ, y tá, những người giúp việc) cần phải: Thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt. Cần phải tận tâm tận lực phụng sự nhân dân”(6). Theo đó, “Thầy thuốc như mẹ hiền” là một đòi hỏi khách quan trong thực hành y nghiệp, y đức, cũng là nhiệm vụ vẻ vang, là trách nhiệm của thầy thuốc trước Đảng và chính phủ; do đó, Người nhắc nhở đội ngũ thầy thuốc: “Thương yêu người bệnh - Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. “Lương y phải như từ mẫu”, câu nói ấy rất đúng”(7). Không những vậy, Người còn chỉ ra phương thức để người thầy thuốc thực sự là “Lương y phải kiêm từ mẫu”. Cán bộ y tế nên cố gắng thực hiện mấy điểm này”(8):
Thứ nhất, phải nâng cao trình đội chuyên môn, nghiệp vụ thông qua việc tích cực, chủ động tự học tập, tự nghiên cứu trau dồi kiến thức y học, y sinh, làm chủ phương tiện khám, chữa bệnh: “Về chuyên môn: Cần luôn luôn học tập nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ, nhưng phải chú trọng cái gì thiết thực và thích hợp với hoàn cảnh kháng chiến của ta hiện nay”(9).
Thứ hai, nâng cao bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng và trau dồi đạo đức cách mạng, vươn lên địa vị người làm chủ trong chế độ xã hội mới - chế độ dân chủ nhân dân: “Về chính trị: Cần trau dồi tư tưởng và đạo đức của người cán bộ trong chế độ dân chủ: yêu nước, yêu dân, yêu nghề, đoàn kết nội bộ, thi đua học tập, thi đua công tác”(10).
Thứ ba, xây dựng các cơ sở, trung tâm và toàn ngành y tế vững mạnh về tổ chức theo hướng “giản chính, tinh cán” làm điều kiện tiên quyết để xây dựng đội ngũ thầy thuốc sáng y đức, giỏi y nghiệp: “Về tổ chức: Cần chỉnh đốn và kiện toàn bộ máy từ trên xuống dưới làm cho nó gọn gàng, hợp lý, ít tốn người tốn của mà làm được nhiều việc ích lợi cho nhân dân”(11).
Thứ tư, làm tốt công tác cán bộ ngành y. Nhất quán tinh thần “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, Người yêu cầu phải xây dựng được đội ngũ cán bộ y tế đủ số lượng, chất lượng ngày càng cao và có cơ cấu hợp lý, trong đó phải khéo lựa chọn và đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ mới ở vùng tạm chiếm, vùng núi - căn cứ địa cách mạng: “Về cán bộ: Cần lựa chọn và đào tạo nhiều cán bộ mới trong số thanh niên nam nữ, dạy cho họ những công tác cần thiết trong nhân dân, trong dân công ở vùng tạm chiếm và vùng rừng núi”(12).
Tất cả những phương thức trên chẳng những đào tạo được đội ngũ “thầy thuốc như mẹ hiền”, mà còn góp phần xây dựng nền y học nhân đạo, vì nhân dân:“Chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Y học càng phải dựa trên nguyên tắc: khoa học, dân tộc và đại chúng”(13). Xây dựng chuẩn mực y đức “Lương y như từ mẫu” theo tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chuẩn mực y đức của thầy thuốc: “Lương y như từ mẫu” chẳng những đã góp phần đào luyện nên một thế hệ thầy thuốc tài năng, giàu lòng nhân ái để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân nhằm góp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ đắc lực cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc thành công trước đây, mà còn là kim chỉ nam cho xây dựng đội ngũ thầy thuốc vững mạnh về mọi mặt, trong đó y đức là quan trọng hàng đầu để chăm sóc và bảo vệ sức khẻo cho toàn dân trong tình hình mới; Đặc biệt, trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới, khu vực và ở Việt Nam phải đối mặt với dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp với tốc độ lây lan nhanh, khó kiểm soát, nguy cơ nhiễm bệnh cao, nhất là những cán bộ, nhân viên ngành y tế trực tiếp tham gia khám, chữa cho các bệnh nhân dương tính với Covid-19.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, mọi cán bộ ngành y tế làm việc với tinh thần và trách nhiệm “Lương y như từ mẫu” đã không quản khó khăn, gian khổ, bất chấp ảnh hưởng tới tính mạng của bản thân và thân nhân luôn đi đầu trong công tác phòng, chống dịch bệnh; họ thực sự là “dũng sĩ” trên trận tuyến phòng, chống dịch Covid-19. Việt Nam trở thành một trong những điểm sáng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên thế giới và được Tổ chức Y tế đánh giá cao.
Nguyễn Bảo Minh
(1) (7) (13) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, 2011, tập 8, tr.343; tr.343; tr.343-344; tr.343
(2) (3) (4) (5) Sđd, Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, tr.487; tr.487; tr.487; tr.487
(6) (8) (9) (10) (11) (12) Sđd, Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, tr.154; tr.154; tr.154; tr.154; tr.155; tr.155
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 | 09/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”
14:32 | 07/10/2024 Văn hiến Hà Thành
Lễ hội Thành Tuyên 2024
09:16 | 07/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp đại diện trí thức kiều bào thuộc cộng đồng Pháp ngữ
09:14 | 07/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Mông Cổ ở Đại sứ quán
15:23 | 02/10/2024 Văn hiến Hà Thành
70 Năm Giải Phóng Ứng Hòa và Chiến Thắng Khu Cháy
13:28 | 02/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Nghề nhuộm vải truyền thống của dân tộc Dong ở Qúy Châu
10:08 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghị lực của một thầy giáo khiếm thị
09:55 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Hà Tĩnh: Công nhận Miếu Nhàng Nhàng là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh
09:53 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Nỗ lực lưu giữ và lan tỏa giá trị văn hóa của gốm Mường
09:28 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia”
10:31 | 25/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam lần thứ IV - năm 2024.
09:42 | 25/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo
14:51 | 23/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Ấn tượng Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”
14:04 | 23/09/2024 Văn hiến Hà Thành
Khôi phục và phát triển lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn: Ông Trâu số 04 - Phường Hải Sơn vô địch mùa thứ 35
10:15 | 23/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Trung thu nghĩa tình
14:01 | 20/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Lai Châu: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch
13:55 | 18/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Đắk Lắk – Công ty Thanh Hằng tổ chức đêm hội trăng rằm và quyên góp hơn 160 triệu đồng hỗ trợ đồng bào miền Bắc
10:06 | 18/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Phú Yên: Lẫm An Nghiệp - công trình kiến trúc cổ trên 100 năm
15:06 | 17/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)
09:39 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ra mắt Làng Nghệ thuật Việt Nam
11:04 | 11/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Âm nhạc huyền thoại của ABBA đến với nơi hội ngộ miền di sản
20:36 Tin tức
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
09:54 Khuyến nông
Bộ NN và PTNT giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm”
17:00 Nông thôn mới
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”
14:32 Văn hiến Hà Thành