Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 34°C Thừa Thiên Huế
=

Lợi ích kép từ phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

LNV - Phát triển làng nghề gắn với du lịch, một giải pháp hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội. Cách làm này mang lại lợi ích kép cho cư dân các làng nghề truyền thống. Bởi cùng tạo thêm việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân còn là cách gìn giữ, bảo tồn, quảng bá và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc thông qua hoạt động du lịch.
Du lịch làng nghề - một hướng đi thu hút du khách

Thời gian qua, bên cạnh những loại hình du lịch vốn là thế mạnh của Hà Nội như du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái... du lịch làng nghề cũng trở thành một hướng đi triển vọng để thu hút du khách. Thực tế cũng cho thấy, khi các địa phương biết khéo léo kết hợp và phát triển thì du lịch làng nghề sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp “đánh thức” các tiềm năng nội tại.

Du khách tham quan, mua sắm tại làng nghề sơn mài Hạ Thái, Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội. (Ảnh: Hồ Hạ).
Du khách tham quan, mua sắm tại làng nghề sơn mài Hạ Thái, Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội. (Ảnh: Hồ Hạ).

Du lịch làng nghề có thể hiểu là loại hình du lịch văn hoá tổng hợp thông qua hình thức đưa du khách tới tham quan, cảm nhận các giá trị văn hóa và mua sắm những hàng hóa đặc trưng của địa phương. Những năm gần đây, cùng với xu thế hội nhập và mở cửa, đây là tiền đề, cơ hội tốt để các địa phương nơi có làng nghề đi lên cùng sự phát triển của ngành Du lịch. Theo tìm hiểu, hiện trên địa bàn Hà Nội không ít địa phương đã khéo léo tận dụng lợi thế sẵn có để khai thác tiềm năng du lịch và đã có những thành công bước đầu, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.

Chẳng hạn như, làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc… đã và đang thành công trong việc phát triển du lịch làng nghề khi đón nhiều lượt khách du lịch trong ngày với các hoạt động tham quan nơi sản xuất, mua hàng làm quà lưu niệm. Không chỉ vậy, Hà Nội còn nhiều làng nghề lâu đời khác như mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), thêu Quất Động (huyện Thường Tín), tò he Xuân La, khảm trai Chuôn Ngọ (huyện Phú Xuyên), phường rối Chàng Sơn (huyện Thạch Thất)... đều là những nơi có tiềm năng lớn trong việc phát triển trở thành điểm du lịch, có thể gắn kết với các sản phẩm du lịch khác để phát triển bền vững.

Theo đánh giá, các làng nghề thủ công truyền thống của Hà Nội đã và đang là xu hướng được khách du lịch tìm đến. Phần là bởi những giá trị văn hóa lâu đời và sự sáng tạo của những người thợ làng nghề qua từng sản phẩm thủ công đặc trưng, phần khác vì đến với làng nghề của Hà Nội không chỉ được ngắm cảnh quan của một làng quê đặc trưng vùng đồng bằng Bắc bộ với cây đa, giếng nước, sân đình, mà còn được tham quan nơi sản xuất, trực tiếp tiếp xúc với thợ thủ công và tham gia làm thử một vài công đoạn sản xuất các sản phẩm. Điều này tạo nên sức hấp dẫn riêng của du lịch làng nghề.

Du khách nước ngoài trải nghiệm Làng cổ Đường Lâm.” Ảnh: Bảo Chung
Du khách nước ngoài trải nghiệm Làng cổ Đường Lâm.” Ảnh: Bảo Chung

Tuy nhiên, dù có nhiều tiềm năng phát triển song du lịch làng nghề còn là những câu chuyện dài bởi thiếu rất nhiều yếu tố thu hút khách. Chẳng hạn như, hiện còn không ít địa phương có nghề truyền thống nhưng lại lâm cảnh “cầm vàng lại để vàng rơi”, bỏ mặc làng nghề phải loay hoay, tự tìm hướng quảng bá, giới thiệu và tồn tại. Nói cách khác, để du lịch làng nghề phát triển và mang lại hiệu quả thì cần sự hậu thuẫn rất lớn từ chính quyền sở tại.

Chẳng hạn, với vấn đề này, tại thị xã Sơn Tây, xác định bảo tồn, phát huy các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch là nhiệm vụ quan trọng, Sơn Tây đã ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa gắn với phát triển kinh tế du lịch thị xã giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó, tập trung bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch.

Biến tiềm năng thành sản phẩm du lịch

Ở câu chuyện biến tiềm năng thành lợi thế, nhờ sự hoạch định rõ đường hướng nên thị xã Sơn Tây đã trở thành điển hình trong phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch của Hà Nội.

Theo Thị ủy Sơn Tây, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Sơn Tây được xác định là một trong năm đô thị vệ tinh của Thủ đô với tính chất là đô thị văn hóa lịch sử và du lịch nghỉ dưỡng. Bởi vậy, đến Sơn Tây, ngoài việc được tham quan các di tích lịch sử nổi tiếng xứ Đoài thì du khách còn được tìm hiểu một số nghề truyền thống vẫn được người dân nơi đây gìn giữ.

Mô hình nuôi ong phục vụ du lịch trải nghiệm tại xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây) đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành nét độc đáo riêng có của địa phương. Ảnh: Đinh Luyện
Mô hình nuôi ong phục vụ du lịch trải nghiệm tại xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây) đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành nét độc đáo riêng có của địa phương. Ảnh: Đinh Luyện

Đơn cử, bánh tẻ Phú Nhi (phường Phú Thịnh) là món ăn vô cùng bình dị của xứ Đoài được làm từ những nguyên liệu đơn giản như gạo tẻ, mộc nhĩ, thịt, hành khô. Năm 2007, Phú Nhi được công nhận là làng nghề bánh tẻ truyền thống. Năm 2010, làng nghề Phú Nhi được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Bằng thương hiệu “Bánh tẻ Phú Nhi”. Đây là cơ hội để người dân tự tin sống bằng nghề làm bánh tẻ truyền thống. Hiện nay, ngoài bán tại địa phương, bánh tẻ Phú Nhi đã có mặt ở khắp các điểm du lịch của Sơn Tây và được nhiều du khách yêu thích...

Tương tự, mô hình nuôi ong phục vụ du lịch trải nghiệm tại thôn Lòng Hồ (xã Kim Sơn) cũng là một trong những điển hình. Theo đó, tại Kim Sơn, dù có nghề nuôi ong từ lâu song phải mãi đến tháng 3/2018, tổ liên kết hợp tác nuôi ong lấy mật xã Kim Sơn được thành lập. Đây là tiền đề giúp liên kết chặt chẽ các hộ nuôi ong hỗ trợ nhau phát triển kinh tế. Ông Nguyễn Xuân Quyền - một thành viên trong hợp tác xã cho biết, đến Kim Sơn, ngoài việc được trải nghiệm nghỉ dưỡng, ở bất kỳ các điểm nuôi ong nào, du khách cũng sẽ được thực hành quay ong, chiết suất mật, chụp ảnh quá trình trải nghiệm và mua sản phẩm do mình tự quay về làm quà cho người thân, bạn bè.

Ông Vũ Huy Nam, Bí thư Đảng ủy xã Kim Sơn thông tin: Kết hợp phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với hoạt động du lịch, dịch vụ đang là hướng đi mới ở xã Kim Sơn. Sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp nhãn hiệu tập thể đạt OCOP 4 sao.

Trở lại câu chuyện phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, nhìn từ các mô hình thành công có thể thấy, khi người dân thu được lợi ích từ hoạt động du lịch, dịch vụ thì bản thân họ sẽ tự giác tham gia một cách hiệu quả. Mặt khác, chính quyền địa phương tích cực vào cuộc ủng hộ cũng là “đòn bẩy” để nghề truyền thống được phát triển và nâng tầm.

Trong xu thế hội nhập, phát triển, các làng nghề truyền thống đang dần khẳng định vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá tinh thần. Việc phát triển làng nghề gắn với du lịch là giải pháp hiệu quả trong xóa giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Nhưng để trở thành hiện thực, các làng nghề mong nhận được sự quan tâm hơn của các cấp, ngành chức năng của tỉnh trong hỗ trợ đầu tư xây dựng cảnh quan, môi trường; cơ chế chính sách hỗ trợ cho nghệ nhân, lao động lành nghề tham gia truyền dạy nghề; Tổ chức các lớp đạo tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch để hình thành một đội ngũ làm du lịch tại chỗ, trong đó có

nghiệp vụ quản lý, điều hành hoạt động du lịch; Vận động người dân làng nghề tham gia làm du lịch; tập huấn cho người dân về kỹ năng ứng xử với du khách, từng bước hướng đến tư duy mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch.

Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 7/7/2022 phê duyệt “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030" với mục tiêu bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với kinh tế du lịch.
Đinh Luyện

Tin liên quan

Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa

Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa

LNV - Sâu trong những ngôi làng bình dị của huyện Quảng Hòa (Cao Bằng), những làng nghề truyền thống vẫn lặng lẽ giữ lửa qua bao thế hệ. Từ nghề làm ngói âm dương, làm giấy bản đến rèn dao, mỗi sản phẩm không chỉ là kết tinh của bàn tay khéo léo mà còn là minh chứng sống động cho bản sắc văn hóa địa phương. Giữa nhịp sống hiện đại, những làng nghề ấy đang từng bước hồi sinh, góp phần gìn giữ hồn quê và tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch

LNV - Không chỉ nổi tiếng bởi chất lượng sản phẩm, phần lớn các làng nghề của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn lưu giữ những nét đẹp truyền thống thông qua các phong tục, tập quán và lễ hội, nhất là nhiều làng nghề nằm trên các tuyến du lịch của tỉnh, thuận lợi cho việc đưa khách đến tìm hiểu, tham quan.
Làng bí đao khổng lồ độc nhất vô nhị của làng quê Bình Định

Làng bí đao khổng lồ độc nhất vô nhị của làng quê Bình Định

LNV - Đến thôn Chánh Trạch 2, xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định vào những ngày tháng 5, du khách sẽ tận mắt chiêm ngưỡng những quả bí đao khổng lồ treo lủng lẳng trên giàn, mỗi quả có thể nặng 50 đến 60kg. Chính sự độc đáo ấy đã khiến vùng đất này được gọi bằng cái tên kỳ lạ là “Làng bí đao khổng lồ”.

Tin mới hơn

Núi Vũng Chua “viên ngọc xanh” giữa lòng thành phố Quy Nhơn

Núi Vũng Chua “viên ngọc xanh” giữa lòng thành phố Quy Nhơn

LNV - Trong chiến lược phát triển không gian đô thị và kinh tế xanh của thành phố Quy Nhơn, núi Vũng Chua với địa hình đồi núi liền kề biển và hệ sinh thái rừng thông đặc trưng đang được tỉnh Bình Định định hướng trở thành một vùng lõi quan trọng, kết nối giữa khoa học, thiên nhiên và đô thị thông minh.
Tây Ninh phát triển du lịch xanh, du lịch trải nghiệm

Tây Ninh phát triển du lịch xanh, du lịch trải nghiệm

LNV - Tây Ninh rất có tiềm năng để phát triển du lịch với nhiều điểm du lịch văn hóa lịch sử cùng cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng. Tây Ninh còn có các làng nghề truyền thống, nhiều món ăn đặc sản... tất cả đã tạo nên một bức tranh du lịch thật tuyệt vời.
Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt

LNV - Hoa lim xẹt hay còn gọi là hoa điệp vàng, hoa phượng vàng, muồng kim phượng, lim sét...Đây là loài hoa có màu vàng rực rỡ được nở rộ từ tháng 3 đến tháng 5, tạo nên bức tranh mùa hạ với cảnh sắc tuyệt đẹp cho thành phố biển Quy Nhơn hiền hòa, mến khách của tỉnh Bình Định.
Quảng bá du lịch, làng nghề, ẩm thực Việt Nam tại Italia, Pháp, Thụy Sỹ

Quảng bá du lịch, làng nghề, ẩm thực Việt Nam tại Italia, Pháp, Thụy Sỹ

LNV - Chương trình quảng bá du lịch, làng nghề, ẩm thực Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân sự kiện “Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025”, sẽ diễn ra tại thành phố Milan (Italia) ngày 6/5, Geneve (Thụy Sỹ) ngày 8/5 và Paris (Pháp) ngày 12/5.
Dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2025, Bình Định đạt doanh thu 350 tỷ đồng

Dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2025, Bình Định đạt doanh thu 350 tỷ đồng

LNV - Tổng lượng khách du lịch đến Bình Định dịp lễ 30/4 - 1/5/2025 ước đạt 318.800 lượt khách, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2024 (dịp lễ 30/4, 1/5 năm 2024 đạt 277.185 lượt khách), tổng doanh thu đạt 350 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2024 (năm 2024 là 305 tỷ đồng).
Chuyến tàu trải nghiệm “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”

Chuyến tàu trải nghiệm “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”

Đây là sản phẩm du lịch mới do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức cùng Hiệp hội Du lịch tỉnh, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và FLC Hotels & Resorts, diễn ra trong hai ngày 1 và 2/5/2025.

Tin khác

Hà Giang: Du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống ở Hà Giang

Hà Giang: Du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống ở Hà Giang

LNV - Hà Giang là vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống mang dấu ấn văn hóa đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc vùng biên cương của Tổ quốc. Trong đó phải kể đến một số sản phẩm của các làng nghề đã được du khách trong nước và quốc tế biết đến như: Bánh chưng gù, Bánh khảo, nghề mây đan, nghề thêu, nghề đúc bạc, nghề làm khèn, nghề làm giấy, nghề mộc, nghề đan quẩy tấu, vv. Việc phục hồi và lưu giữ những làng nghề truyền thống này đang có những chuyển biến tích cực ở Hà Giang.
Phát triển du lịch kết nối làng nghề

Phát triển du lịch kết nối làng nghề

LNV - Được sáp nhập từ 3 xã Phú Mậu, Phú Thanh và Phú Dương, phường Dương Nỗ hiện nay có 2 làng nghề truyền thống nổi tiếng là hoa giấy Thanh Tiên, tranh làng Sình và nghề bánh chưng Phú Dương với hàng chục hộ dân tham gia. Để thu hút du khách đến với làng nghề, thời gian qua thành phố Huế đã đầu tư hạ tầng giao thông, bao gồm 2 dự án xây dựng tuyến đường kiệt nối vào làng nghề hoa giấy Thanh Tiên, bến thuyền du lịch và khu trưng bày sản phẩm 2 làng nghề hoa giấy và in tranh.
Bình Định: Quy Nhơn thiên đường du lịch biển

Bình Định: Quy Nhơn thiên đường du lịch biển

LNV - TP Quy Nhơn đặt mục tiêu trong năm 2025 đón trên 7,2 triệu lượt khách, trong đó đón 1.800.000 lượt khách quốc tế, doanh thu du lịch đạt trên 13.000 tỷ đồng.
Bình Định triển khai Đề án phát triển du lịch cộng đồng

Bình Định triển khai Đề án phát triển du lịch cộng đồng

LNV - Bình Định định hướng phát triển du lịch cộng đồng bền vững; phát huy giá trị lợi thế tự nhiên, tài nguyên, thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; góp phần giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa, cảnh quan, không gian và bảo vệ môi trường sinh thái.
Bình Định: Gành đá Lộ Diêu mang vẻ đẹp kỳ vĩ với khối đá hình thù lạ mắt

Bình Định: Gành đá Lộ Diêu mang vẻ đẹp kỳ vĩ với khối đá hình thù lạ mắt

Gành đá Lộ Diêu ở thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đang là điểm đến du lịch hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ, hoang sơ của biển xanh và các khối đá hình thù lạ mắt được điểm xuyết màu rêu xanh.
Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á

LNV - Nằm nép mình bên dòng sông Quao hiền hòa, làng gốm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, (tỉnh Ninh Thuận) như một viên ngọc thô sơ, mộc mạc, lưu giữ những giá trị văn hóa Chăm pa độc đáo. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, người dân nơi đây vẫn miệt mài giữ lửa nghề, tạo ra những sản phẩm gốm mang đậm dấu ấn thời gian, khiến bao du khách say mê.
Thác Dải Yếm - Sản phẩm du lịch OCOP 4 sao

Thác Dải Yếm - Sản phẩm du lịch OCOP 4 sao

OVN - Thác Dải Yếm, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu (tỉnh Sơn La), tiếng Thái gọi là “Sai Peng” nghĩa là “sợi yêu”. Còn suối nơi dòng thác chảy xuống được gọi là suối Hò Hẹn. Thác nước đổ trắng xóa, tạo nên khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa nên thơ, bình yên, thư thái. Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp gắn với câu chuyện tình yêu lãng mạn của đôi nam nữ.
Bình Định tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II, năm 2025

Bình Định tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II, năm 2025

LNV - Nhằm tôn vinh, bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị tinh hoa văn hóa ẩm thực Bình Định, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch số 55 về tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Bình Định lần thứ II, năm 2025.
Bình Định - Đà Nẵng - Khánh Hòa kết nối sản phẩm du lịch đường sắt

Bình Định - Đà Nẵng - Khánh Hòa kết nối sản phẩm du lịch đường sắt

LNV - Nằm trong chuỗi các sự kiện hưởng ứng Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định, ngày 31/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Hội thảo “Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Bình Định và kết nối sản phẩm du lịch đường sắt Đà Nẵng, Khánh Hòa”.
Về Phú Túc ngắm hoa rì nở

Về Phú Túc ngắm hoa rì nở

LNV - Mỗi khi tháng Ba, tháng Tư gõ cửa, đất trời như bừng tỉnh sau giấc ngủ đông dài. Những tia nắng đầu xuân nhẹ nhàng vuốt ve cảnh vật, làm ấm lại những mảng rừng xanh, gọi muôn loài hoa khoe sắc. Khi ấy, về với những con suối khu vực làng Toom Sara, ngôi làng truyền thống của người Cơ Tu thuộc thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng. Du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng một loài hoa đặc trưng – hoa rì, biểu tượng đẹp nhất của vùng đất này.
Bình Định chào đón gần 800 du khách trên chuyến tàu miễn phí

Bình Định chào đón gần 800 du khách trên chuyến tàu miễn phí

LNV - Đây là hành khách đi trên những chuyến tàu “0 đồng” trong tour du lịch “Hành trình sử thi” và “Tinh hoa đất võ”, nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 – 31/3/2025).
Phú Yên: “Biển rừng hòa một” và thông điệp “Đi Phú Yên đi”

Phú Yên: “Biển rừng hòa một” và thông điệp “Đi Phú Yên đi”

LNV - Năm 2025, tỉnh Phú Yên phát triển sản phẩm du lịch mới khám phá các đảo ven bờ, sản phẩm “biển rừng hòa một”, sản phẩm ẩm thực gắn với cá ngừ đại dương và kích cầu, thu hút khách du lịch với thông điệp “Đi Phú Yên đi”.
Bình Định: Du khách nô nức lên suối Tà Má thưởng ngoạn hương sắc hoa Trang

Bình Định: Du khách nô nức lên suối Tà Má thưởng ngoạn hương sắc hoa Trang

LNV - Mặc dù 10 ngày nữa mới đến Ngày hội thưởng ngoạn hoa Trang suối Tà Má, nhưng đã có hàng trăm du khách khắp mọi miền nô nức lên suối Tà Má ở thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định để thưởng ngoạn hương sắc hoa Trang.
Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập

Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập

LNV - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành nghị quyết số 1251/NQ-UBTVQH15 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2023 – 2025. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025. Theo đó, đối với quận Sơn trà, Nghị quyết nêu rõ: Thành lập phường An Hải Nam trên cơ sở lập toàn bộ diện tích tự nhiên là 1,53km2, quy mô dân số là 13.122 người của phường An Hải Tây. Và toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,82km2, quy mô dân số là 21.372 người của phường An Hải Đông.
Làng chài Nhơn Hải vào mùa rêu xanh

Làng chài Nhơn Hải vào mùa rêu xanh

LNV - Bãi đá ven biển xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn, (Bình Định) khoác lên mình lớp rêu xanh mướt, tạo nên khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp như tranh vẽ.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý

Bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý

LNV - Việc bảo vệ và phát huy giá trị Di sản Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý không chỉ nhằm ngăn chặn nguy cơ mai một, mà còn mở ra cơ hội phát triển du lịch bền vững và quan trọng nhất là giữ gìn những giá trị tinh thần quý báu cho các thế hệ mai sau.
Bình Định: Xã Phước Hiệp khai thác tiềm năng, lợi thế xây dựng nông thôn mới nâng cao

Bình Định: Xã Phước Hiệp khai thác tiềm năng, lợi thế xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Xã Phước Hiệp vừa được UBND tỉnh Bình Định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024, nâng tổng số 6 xã của huyện Tuy Phước đạt chuẩn NTM nâng cao. Đây là thành quả xứng đáng cho những nỗ lực bền bỉ, phát huy nội lực và đoàn kết của
Tiền Giang công nhận 4 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và nâng cao

Tiền Giang công nhận 4 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và nâng cao

LNV - Ngày 19-5-2025, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành các quyết định công nhận các xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, NTM nâng cao trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò

LNV - Nghề truyền thống từng đứng bên bờ mai một, nay đang được đánh thức nhờ làn gió mới từ du lịch cộng đồng. Những đôi tay khéo léo của phụ nữ Mông lại cần mẫn bên khung cửi, dệt nên không chỉ những tấm vải lanh mà còn dệt cả niềm tự hào văn hóa dân tộc.
Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh

Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh

LNV - Chiều 20/5, UBND xã Hưng Đạo (Thành phố) tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) và phong trào thi đua “Cả nước chung tay XDNTM” giai đoạn 2021 - 2025; đón Bằng công nhận Làng nghề trồng đào Nam Phong 2 của UBND tỉnh.
Giao diện di động