Du lịch nông nghiệp, nông thôn Quảng Ngãi phát triển chưa tương xứng
Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi, thời gian qua, tỉnh đã nỗ lực khai thác tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp và nông thôn. Nhờ đó, lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi liên tục tăng. Nếu như năm 2010 chỉ có 330.000 lượt khách, thì năm 2024 tỉnh đã đón hơn 1,44 triệu lượt khách.

Du khách đến tham quan, mua sắm ở Làng du lịch cộng đồng Bình Thành (huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi).
Dù vậy, du lịch của tỉnh vẫn bộc lộ nhiều khuyết điểm, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế như: các hoạt động chủ yếu dựa vào du lịch biển đảo và thắng cảnh tự nhiên, trong khi đó các loại hình du lịch như du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử chưa thực sự được khai thác bài bản.
Sự thiếu vắng các dịch vụ bổ trợ như vui chơi, giải trí, mua sắm khiến du khách chủ yếu tham quan trong ngày và ít chi tiêu tại địa phương. Thêm vào đó, các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng địa phương và cơ quan quản lý chưa có sự phối hợp chặt chẽ để xây dựng sản phẩm du lịch bền vững.
Giám đốc chi nhánh Vietravel Bình Định và Quảng Ngãi Hoàng Thị Thu Sen cho rằng, Quảng Ngãi có dư địa khá lớn để phát triển các loại hình du lịch. Bởi lẽ, vùng đất này có sự giao thoa của 3 nền văn hóa lớn là Sa Huỳnh, Chămpa, Đại Việt cùng nhiều bãi tắm thơ mộng, các tuyệt tác thiên nhiên độc đáo, tài nguyên du lịch sinh thái, biển, đảo đa dạng…
Để du lịch Quảng Ngãi có những bước phát triển vượt trội và đa dạng hơn trong tương lai gần, các ngành, địa phương cần xây dựng sản phẩm theo mô hình “sản phẩm du lịch trục - vệ tinh”; tập trung vào sản phẩm có trải nghiệm thực sự "gây thương nhớ".

Có thể xây dựng sản phẩm có trải nghiệm độc lạ, như du lịch nông nghiệp - văn hóa với một ngày làm nông dân đảo Lý Sơn.
“Sản phẩm du lịch không chỉ là tham quan, mà phải “gợi cảm xúc - để lại dấu ấn”. Có thể xây dựng sản phẩm có trải nghiệm độc lạ, ví dụ như du lịch nông nghiệp - văn hóa với một ngày làm nông dân đảo Lý Sơn, nấu ăn tại nhà dân; trải nghiệm văn hóa người H’re - Cor: tham gia đan lát, uống rượu cần, múa chiêng, đốt lửa trại; trải nghiệm thiên nhiên: trekking đồi sim Ba Tơ vào mùa hoa tím, kết hợp homestay nhà sàn truyền thống…”- bà Sen nói.
Cũng liên quan đến sản phẩm du lịch, Giám đốc Công ty Cocotravel Nguyễn Văn Hoa cho rằng, sản phẩm du lịch trekking đã và đang trở thành xu hướng hấp dẫn. Điểm đặc biệt là du khách yêu thích sự trải nghiệm và khám phá thiên nhiên hoang sơ, văn hóa bản địa.
Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này nhờ địa hình đa dạng về núi, rừng, suối, thác và hệ sinh thái phong phú.
Để xây dựng và phát triển loại hình du lịch trekking bền vững, ông Hoa đề xuất các giải pháp kết hợp giữa khai thác tiềm năng tự nhiên, văn hóa bản địa và chính sách phát triển du lịch của Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi cũng có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch trekking.
“Tuyến ven biển, đảo, miệng núi lửa: đảo Lý Sơn - trekking miệng núi lửa Thới Lới, Hang Câu, hòn Mù Cu...;.ở miền núi có thể làm tour nghỉ dưỡng Suối Chí kết hợp trekking khám phá làng cổ người Hre kết hợp khám phá hệ sinh thái rừng nhiệt đới…”- ông Hoa gợi ý.
Ở góc độ khác, Chủ tịch Liên minh Chuỗi giá trị du lịch Quảng Ngãi Nguyễn Thị Diễm Kiều nhìn nhận, hạ tầng phục vụ du lịch của tỉnh còn hạn chế, kỹ năng làm du lịch của người dân chưa chuyên nghiệp...
Do vậy, các cơ quan hữu quan cần nâng cấp hạ tầng giao thông, cơ sở lưu trú và các dịch vụ hỗ trợ khác để đáp ứng nhu cầu của du khách; chú trọng bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa địa phương trong quá trình phát triển du lịch.
Trong khi đó, đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn SUNGCO (tỉnh Quảng Ngãi) Trần Thị Trúc Ly cho rằng, muốn phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn bền vững cần có giải pháp thiết kế sản phẩm du lịch theo từng thời điểm nhằm hạn chế tính thời vụ trong phát triển du lịch tại địa phương.

Muốn phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn bền vững, cần có giải pháp thiết kế sản phẩm du lịch theo từng thời điểm.
“Ngoài ra, các địa phương có nguồn tài nguyên du lịch nên thành lập hợp tác xã cộng đồng điều phối để hài hòa lợi ích, trách nhiệm giữa các bên liên quan, đảm bảo công tác bảo tồn tài nguyên, văn hóa, môi trường... hướng đến phát triển bền vững” - bà Trần Thị Trúc Ly nói.
Tin liên quan
Tin khác

Núi Vũng Chua “viên ngọc xanh” giữa lòng thành phố Quy Nhơn
09:38 | 16/05/2025 Du lịch làng nghề

Làng bí đao khổng lồ độc nhất vô nhị của làng quê Bình Định
09:26 | 15/05/2025 Du lịch làng nghề

Tây Ninh phát triển du lịch xanh, du lịch trải nghiệm
15:18 | 12/05/2025 Du lịch làng nghề

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 | 09/05/2025 Du lịch làng nghề

Quảng bá du lịch, làng nghề, ẩm thực Việt Nam tại Italia, Pháp, Thụy Sỹ
10:05 | 06/05/2025 Du lịch làng nghề

Dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2025, Bình Định đạt doanh thu 350 tỷ đồng
11:49 | 05/05/2025 Du lịch làng nghề

Chuyến tàu trải nghiệm “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”
21:00 | 04/05/2025 Du lịch làng nghề

Hà Giang: Du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống ở Hà Giang
10:09 | 29/04/2025 Du lịch làng nghề

Phát triển du lịch kết nối làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định: Quy Nhơn thiên đường du lịch biển
08:52 | 22/04/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định triển khai Đề án phát triển du lịch cộng đồng
08:50 | 22/04/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định: Gành đá Lộ Diêu mang vẻ đẹp kỳ vĩ với khối đá hình thù lạ mắt
21:16 | 08/04/2025 Du lịch làng nghề

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á
14:55 | 03/04/2025 Du lịch làng nghề

Thác Dải Yếm - Sản phẩm du lịch OCOP 4 sao
14:54 | 03/04/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II, năm 2025
16:02 | 01/04/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định: Người truyền lửa đam mê nghệ thuật Bài chòi
15:33 Làng nghề, nghệ nhân

Hàng trăm sản phẩm OCOP, làng nghề chất lượng tốt đến với người tiêu dùng quận Đống Đa
15:32 OCOP

Du lịch nông nghiệp, nông thôn Quảng Ngãi phát triển chưa tương xứng
15:30 Du lịch làng nghề

Huyện Gia Lâm: tuyên truyền công tác quản lý thuế tại xã Ninh Hiệp
15:27 Nông thôn mới

Mê Linh: Nhiều dấu ấn 10 năm học và làm theo Bác Hồ
15:25 Tin tức