Lộc Phú chuyển mình

LNV - Là một địa phương rất khó khăn, đông đồng bào dân tộc, xã biên giới Lộc Phú, huyện Lộc Ninh, (Bình Phước) đang nỗ lực chuyển mình cán đích nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2023.
Diện mạo đổi thay

Đến ấp Bù Nồm (xã Lộc Phú) một trong những ấp khóa khăn với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 50%, có thể dễ dàng nhận thấy diện mạo nông thôn mới đã thay đổi rõ rệt. Những tuyến đường liên ấp đều được bê tông kiên cố, sạch sẽ, dọc hai bên đường là những cánh đồng lúa xanh tốt trĩu bông, người dân đang tất bật thu hoạch vụ lúa đông xuân trong niềm phấn khởi khi lúa vừa trúng mùa vừa được giá.


Ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất được người dân và chính quyền địa phương quan tâm triển khai thực hiện.


Người dân địa phương cho biết, thời gian qua, được nhà nước quan tâm đầu tư các con đường giao thông nông thôn giúp việc vận chuyển vật tư, nông sản dễ dàng. Ngoài ra, nhà nước còn thường xuyên tu sửa, nâng cấp các công trình thủy lợi đảm bảo cung cấp nước cho diện tích đất sản xuất. Từ đó, góp phần tăng năng suất sản lượng lúa. Song song đó, chính quyền còn đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống, từng bước xây dựng thương hiệu cho lúa gạo giúp nâng cao chuỗi giá trị.

Ông Đặng Đức Hải, Trưởng Ban điều hành ấp Bù Nồm phấn khởi cho biết: “Các công trình thủy lợi được xây dựng trên địa bàn xã đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhân dân, giúp bà con chủ động nguồn nước tưới tiêu. Cây lúa được cung cấp đủ nước trong các giai đoạn sinh trưởng, năng suất đảm bảo; trong mùa mưa lũ công trình thủy lợi cũng phát huy tốt vai trò tiêu úng giảm thiệt hại do thiên tai. Cụ thể, nhờ có nguồn nước ổn định, giúp việc canh tác của nông dân thuận lợi, năng suất lúa đạt từ 47 – 50 tạ/ha, góp phần quan trọng đảm bảo nguồn lương thực, nâng thu nhập bình quân toàn xã lên hơn 40 triệu đồng/người/năm.


Mô hình nông nghiệp mới được ưu tiên phát triển trong đó có cây dược liệu.


Nhân rộng mô hình mới

Đặc biệt, điểm nhấn trong việc nâng cao thu nhập của xã Lộc Phú còn thể hiện ở việc phát triển nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, hiệu quả kinh tế cao, từng bước đổi thay phương thức, tập quán canh tác.

Đơn cử chuỗi liên kết sản phẩm trà thảo dược "7 trong 1" từ sản xuất đến kệ hàng siêu thị của anh Hoàng Mạnh Hùng vừa được UBND tỉnh Bình Phước chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Không chỉ làm giàu cho bản thân, dưới sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, anh Hùng đang đứng ra tập hợp 10 hộ dân trong vùng để thành lập HTX, giúp bà con thay đổi phương thức sản xuất nâng cao thu nhập.


Ngoài trà thảo dược, mô hình nông nghiệp công nghệ cao được nhiều người dân địa phương quan tâm đầu tư phát triển.


Anh Hùng chia sẻ, là thế hệ thứ ba của dòng họ đông y Hoàng Hùng gốc ở tỉnh Quảng Bình. Sau khi chọn xã Lộc Phú là quê hương thứ hai để định cư, anh Hùng mang theo nghề bốc thuốc được gần 30 năm. Sống ở mảnh đất mới đang có khá nhiều cây dược liệu thiên nhiên, anh Hùng nuôi tâm nguyện được giúp nhiều người dân hơn từ những bài thuốc gia truyền của dòng họ Hoàng Hùng. Đó cũng là lý do anh cho ra đời bài thuốc đông y Trà dược liệu thiên nhiên "7 trong 1" mang thương hiệu Mạnh Hùng.

“Nếu chỉ với sức và lực của mình, tôi không thể giúp đỡ tất cả mọi người, thông qua sản phẩm Trà dược liệu thiên nhiên “7 trong 1”, tôi mong muốn sẽ kết nối được với nhiều người hơn. Từ đó tiếp thêm động lực để tôi thành lập HTX, làm đầy hơn chữ tâm mà dòng họ Hoàng Hùng đặt ra khi bén duyên với y học cổ truyền” - anh Hùng nói.

Ông Trần Hùng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lộc Ninh cho biết, khi biết đến sản phẩm trà thảo dược "7 trong 1" của anh Hùng, chúng tôi nhận thấy bên cạnh những sản phẩm làm ra để hưởng thụ thì chúng ta cũng cần phải quan tâm đến sức khỏe. Vì lẽ đó, chúng tôi mạnh dạn giúp anh Hùng xây dựng lại bao bì, nhãn mác, làm lại các bước, đăng ký công nhận sản phẩm OCOP.


Sản phẩm trà thảo dược "7 trong 1" của anh Hùng đạt OCOP 4 sao.


“Với việc được công nhận OCOP 4 sao đánh dấu bước chuyển sâu sắc trong nhận thức của người làm nông nghiệp hướng đến chế biến sâu, chế biến sạch, xây dựng thương hiệu bền vững. Hy vọng sau thành công từ trà thảo dược thiên nhiên, Lộc Ninh sẽ có thêm nhiều sản phẩm OCOP tiêu biểu, hình thành chuỗi khép kín từ khâu giám sát, quản lý chất lượng, thương hiệu sản phẩm; cách thức quảng bá, tiếp cận khách hàng… để nâng tầm các sản phẩm, thương hiệu Lộc Ninh góp phần vào chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tại địa phương”, ông Trần Hùng khẳng định.

Nỗ lực về đích

Xã Lộc Phú được tách ra từ xã Lộc Quang vào năm 2008, với cơ sở hạ tầng yếu kém, tỷ lệ đồng bào dân tộc cao, đời sống nhân dân chủ yếu làm nông nghiệp còn nhiều khó khăn. Xác định chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao đời sống kinh tế, thay đổi diện mạo nông thôn, vì thế, toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân trong xã Lộc Phú đang dồn sức hoàn thành các tiêu chí cuối cùng bảo đảm đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2023, chung tay đưa huyện biên giới Lộc Ninh cán đích huyện NTM.

Ông Lê Văn Sâm - Chủ tịch UBND xã Lộc Phú cho biết, là xã được chọn về đích cuối cùng của huyện, Lộc Phú có nhiều thuận lợi và không ít khó khăn. Hiện xã đã đạt 16/19 tiêu chí, 3 tiêu chí tuy chưa đạt gồm giao thông, môi trường, trường học nhưng khối lượng công trình đã thực hiện được trên 80%.
“Do xuất phát điểm thấp, trong các tiêu chí đã và đang thực hiện, tiêu chí khó nhất là thu nhập và cơ sở vật chất hạ tầng. Tuy nhiên, với sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và nhân dân, cùng những giải pháp cụ thể cho từng tiêu chí, xã từng bước hoàn thành các mục tiêu đề ra”, ông Sâm nhấn mạnh.

Theo đó, với 70% sống dựa vào nông nghiệp, nhận thấy đẩy mạnh phát triển nông nghiệp không chỉ giúp bà con nâng cao thu nhập, khi kinh tế được nâng lên bà con sẵn sàng chung sức đóng góp vào chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Địa phương đã đẩy mạnh nâng cấp sửa chữa các công trình thủy lợi, tích cực vận động nhân dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết trong sản xuất, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Duy trì nâng cao hoạt động HTX trồng lúa nước, HTX dịch vụ nông nghiệp, câu lạc bộ tiêu sạch, phát triển sản phẩm nông sản sạch gắn với OCOP.

Bài, ảnh: Ngọc Trâm

“Hiện toàn xã có 3 HTX hoạt động hiệu lực hiệu quả, 817 hộ nuôi dê với tổng đàn hơn 34 ngàn con, 3 trang trại gà, 1 trang trại heo… sản xuất theo hướng hiện đại, đáp ứng thị trường, tạo nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân. Lúc mới bắt tay vào xây dựng NTM, thu nhập bình quân người dân của xã chưa tới 15 triệu đồng/người/năm thì nay trên 40 triệu đồng/người/năm. Toàn xã còn 68 hộ nghèo chiếm 3,82%, giảm 57 hộ so với năm 2022”, ông Lê Văn Sâm nói.

Tin liên quan

Tin mới hơn

Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới

LNV - Tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có 6/13 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM); 109/148 xã đạt chuẩn NTM (73,6%).
Bừng sáng nông thôn mới nơi miền đất khó

Bừng sáng nông thôn mới nơi miền đất khó

LNV - Huyện Bù Đăng có xuất phát điểm thấp khi tiến hành xây dựng nông thôn mới. Nhưng người dân ở đây rất đồng tình ủng hộ phong trào xây dựng nông mới nên đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện. Đến nay, toàn huyện đã có 13/15 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự Lễ công bố huyện Tây Sơn đạt chuẩn NTM

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự Lễ công bố huyện Tây Sơn đạt chuẩn NTM

LNV - Ngày 1/10, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Lễ công bố huyện Tây Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc về dự và phát biểu chỉ đạo.
Hà Nội: Bảo tồn, nâng cao đời sống văn hoá gắn với xây dựng nông thôn mới

Hà Nội: Bảo tồn, nâng cao đời sống văn hoá gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Cùng với phát triển kinh tế, việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa là vấn đề được đặt ra trong suốt quá trình Hà Nội triển khai xây dựng nông thôn mới.
Bình Định phấn đấu đến năm 2025 có 85% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

Bình Định phấn đấu đến năm 2025 có 85% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Tỉnh Bình Định chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025.
Bình Phước: Phước Tín phấn đấu về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Bình Phước: Phước Tín phấn đấu về đích nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Phước Tín, thị xã Phước Long là một trong 2 xã đầu tiên của tỉnh Bình Phước được chọn đầu tư về đích nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2024. Đây là điều kiện, tiền đề để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã tiếp tục hoàn thiện hạ tầng cơ sở và nhiều chỉ tiêu, tiêu chí quan trọng khác. Từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân cũng như vị thế, diện mạo địa phương vươn lên tầm cao mới.

Tin khác

Yên Bái: Xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn văn hoá

Yên Bái: Xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn văn hoá

LNV - Trong những năm qua, cùng với xây dưng nông thôn mới (XDNTM), các chương trình, dự án bảo tồn văn hóa đã được triển khai hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực. Nhiều nhà văn hóa thôn, điểm sinh hoạt cộng đồng đã được xây dựng, tạo không gian cho người dân tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao.
Bình Định: Xã Ân Hữu đạt chuẩn nông thôn mới

Bình Định: Xã Ân Hữu đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - UBND huyện Hoài Ân vừa tổ chức Lễ công bố công nhận xã Ân Hữu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023.
Phú Yên tập trung thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025

Phú Yên tập trung thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025

LNV - Để đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đến năm 2025, UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo triển khai nhiệm vụ này đảm bảo kế hoạch, chỉ tiêu của Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025.
Phát huy tiềm năng làng nghề gắn với OCOP

Phát huy tiềm năng làng nghề gắn với OCOP

LNV - Làng nghề truyền thống không chỉ là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc, mà còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, tăng thu nhập cho người dân và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng nông thôn mới.
Xã Nhơn Tân đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Xã Nhơn Tân đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng tích cực của toàn thể Nhân dân, đưa xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn về đích NTM nâng cao năm 2023.
Kinh tế tập thể góp phần xây dựng nông thôn mới ở Hải Lăng

Kinh tế tập thể góp phần xây dựng nông thôn mới ở Hải Lăng

LNV - Đến nay, huyện Hải Lăng có 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; huyện hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM. Đóng góp vào kết quả chung đó, kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) đóng vai trò rất quan trọng trong việc cơ cấu lại sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập, chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo ra sự thay đổi diện mạo nông thôn tại các địa phương.
Sơn La: Nâng cao đời sống của người dân từ việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Sơn La: Nâng cao đời sống của người dân từ việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

LNV - Những năm qua, huyện Phù Yên tập trung triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của người dân; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương theo hướng bền vững.
Tuyên Quang: Hội viên các cấp Hội nông dân tỉnh chung tay xây dựng nông thôn mới

Tuyên Quang: Hội viên các cấp Hội nông dân tỉnh chung tay xây dựng nông thôn mới

LNV - Bằng nhiều cách làm sáng tạo, phong trào “Dân vận khéo” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh triển khai sâu rộng, tạo sự lan tỏa và thu hút đông đảo hội viên, nông dân tham gia, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Làm kinh tế giỏi, góp phần xây dựng xã NTM nâng cao

Làm kinh tế giỏi, góp phần xây dựng xã NTM nâng cao

LNV - Xã Sơn Đà, huyện Ba Vì (Hà Nội) đang trong lộ trình xây dựng xã nông thôn mới nâng cao. Tốc độ đô thị hóa tại địa phương diễn ra nhanh chóng, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng cao. Trong kết quả ấy có phần đóng góp rất tích cực của cán bộ và nhân dân địa phương, các hộ gia đình làm kinh tế giỏi với sự ủng hộ tích cực sức người, sức của cho quá trình xây dựng xã nông thôn mới.
Phú Yên: Xã Hòa Quang Bắc được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

Phú Yên: Xã Hòa Quang Bắc được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

LNV - UBND huyện Phú Hòa vừa tổ chức Lễ công bố Quyết định của UBND tỉnh Phú Yên công nhận xã Hòa Quang Bắc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu về sản xuất và giáo dục năm 2024. Đây là một trong hai xã của tỉnh Phú Yên và là xã đầu tiên của huyện Phú Hòa được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Quảng Ngãi: Nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã

Quảng Ngãi: Nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã

LNV - Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể tỉnh Quảng Ngãi vừa tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) của tỉnh trong thời gian qua và triển khai nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới.
Nam Định: Phát huy vai trò của Hội Nông dân các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Nam Định: Phát huy vai trò của Hội Nông dân các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

LNV - Nhận thức rõ vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), giai đoạn 2019-2024 Hội Nông dân (HND) tỉnh Nam Định tiếp tục phát huy vai trò chủ thể của nông dân, tích cực tham gia thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động.
Thanh Hoá: Làng nghề Mật Sơn hối hả mùa tết trung thu

Thanh Hoá: Làng nghề Mật Sơn hối hả mùa tết trung thu

LNV - Từ đầu tháng 8 âm lịch, làng nghề Mật Sơn (phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa) lại hối hả, nhộn nhịp sản xuất đèn lồng, dèn ông sao để hoàn thiện các đơn hàng phục vụ nhu cầu của người dân.
Huyện Bá thước (Thanh Hoá): Tập trung đẩy nhanh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công

Huyện Bá thước (Thanh Hoá): Tập trung đẩy nhanh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công

LNV - Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 của huyện Bá Thước được phân bổ là 276.977 triệu đồng, trong đó vốn kế hoạch năm 2022, năm 2023 được kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2024 là 40.076 triệu đồng, kế hoạch vốn được giao năm 2024 là 236.901 triệu đồng. Số vốn đã giải ngân đến ngày 10/6/2024 là 166.378 triệu đồng, đạt 60,2% kế hoạch vốn giao.
Bắc Kạn: Chung sức đồng lòng xây dựng nông thôn mới

Bắc Kạn: Chung sức đồng lòng xây dựng nông thôn mới

LNV - Với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và Nhân dân các cấp, đến tháng 6 năm 2024 tỉnh Bắc Kạn có 28 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 13 xã so với năm 2020); 04 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (tăng 02 xã so với năm 2020); lũy kế đến nay 74 thôn được công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 22 thôn thuộc các xã đặc biệt khó khăn (xã khu vực III). Bình quân cả tỉnh đạt 12,68 tiêu chí/xã (tăng 0,43 tiêu chí/xã so với năm 2020).
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Rượu Lừng Hồng -  Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

OVN - Thời gian qua, Thái Bình đã thúc đẩy sản phẩm OCOP bằng cách đẩy mạnh liên kết, qua đó tạo động lực thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa bền vững.
100 gian hàng OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ được giới thiệu tại huyện Thanh Trì

100 gian hàng OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ được giới thiệu tại huyện Thanh Trì

OVN - Tối 4-10, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

LNV - Trong 2 ngày 26 - 27/9, các đoàn kiểm tra của thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) đã tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn điện đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn phường Phong Khê- làng nghề ô nhiễm nhất tỉnh Bắc Ninh. Đã có 12 cơ sở sản xuất giấy ở Phong Khê viết đơn xin dừng hoạt động.
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), ngày 20/9, Đảng ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Cẩm Thanh, TP. Hội An cho hay, vừa tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày đồng khởi giải phóng xã Cẩm Thanh (27/9/1964 - 27/9/2024). Đây là dịp để ôn lại trang sử hào hùng của quân và dân địa phương trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

LNV - Ngày 25/6, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) trung ương đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của Chương trình OCOP, chương trình đã bước sang năm thứ sáu và đang tiếp tục được triển khai rộng khắp trên cả nước.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động