Lễ hội trai đàng làng Bến Gỗ
Lễ Trai Đàng (hay còn gọi là lễ Cúng Chay) ở di tích Đình An Hòa ở làng Bến Gỗ được xem là lễ hội tâm linh vì cộng đồng, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa... Lễ hội diễn ra ngày 14-16 tháng 10, đáo lệ ba năm một lần, từ năm 1952. Theo truyền thuyết, Lễ hội là lễ cúng giải oan cho người chết oan uổng vì dịch bệnh, chiến tranh và cầu an trong cộng đồng địa phương.
Để chuẩn bị cho lễ hội, chính quyền và nhân dân địa phương đã chuẩn bị trước đó nhiều tháng; từ trang trí, mua sắm lễ vật, sửa sang lại chùa, chuẩn bị cơm chay đến mời các đạo sĩ, đoàn hát phục vụ nhân dân… Tuy nhiên, không khí lễ hội chỉ thật sự diễn ra trong ba ngày từ ngày 14/10 - 16/10 âm lịch. Trong ba ngày này, tất cả các lễ được diễn ra một cách nghiêm túc từ lễ thỉnh tro chùa Phật, lễ Hưng tác, lễ khai đàn, lễ nghinh thần chủ, lễ tụng kinh, lễ thỉnh tiêu diện, thỉnh cỗ bánh, đăng đàn chuẩn tế cho đến lễ cúng thí, xô giàn. Cùng với đó, trên khắp các nẻo đường, ngõ xóm của làng Bến Gỗ - An Hòa, đều bắt gặp hình ảnh mọi người cùng nhau trang hoàng cỗ bánh mang đến chùa trong lễ cúng thí, xô giàn.
Lễ Trai Đàng là một ngày hội lớn nhất và luôn được mong đợi của người dân Bến Gỗ.
Độc đáo lễ hội truyền thống
Phần lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm bao nhiêu thì phần hội lại náo nhiệt, rộn ràng gấp bội. Vào ngày hội, dân làng Bến Gỗ và các địa phương lân cận lại được thưởng thức những bài biểu diễn của các đoàn lân sư rồng nổi tiếng, nghe chương trình ca cổ, hò quảng, hát bội… cho đến việc tham gia hội đua thuyền được diễn ra vào ngày cuối cùng của lễ.
Trong những hoạt động diễn ra lễ hội, phải kể đến hoạt động độc đáo và là niềm tự hào nhất của người dân nơi đây là lễ hội đua thuyền. Lễ hội Trai Đàng là cơ hội để truyền thống đua thuyền của người dân Bến Gỗ được phát huy, tạo nên một ngày hội vui chơi không chỉ dành riêng cho người dân địa phương mà còn cho cả du khách đến Bến Gỗ vào dịp này. Khúc sông An Hò lúc này là hình ảnh tuyệt đẹp của các tay đua kỳ cựu đến từ các đội thuyền của Bến Gỗ, Long Hưng, Bình Dương trong trang phục truyền thống. Dọc hai bên bờ sông, hàng ngàn đôi mắt dõi theo, kèm tiếng vỗ tay hoan hô, tán thưởng, tiếng trống hội rộn vang của người đi dự hội. Không dừng lại ở đó, phần hội được tiếp tục với cuộc thi bắt vịt. Sau khi hội đua thuyền kết thúc, hàng trăm chú vịt được thả xuống sông. Chỉ trong chớp mắt, mọi người lại đua nhau bắt vịt bằng tay không.
Giây phút náo nhiệt nhất của lễ hội Trai Đàng là nghi thức xô giàn diễn ra sau phần cầu siêu của các nhà sư, lúc 17h ngày 17 âm lịch. Khi hình nộm ông Tiêu (Tiêu Diện Đại Sĩ), vị Bồ Tát chuyên hàng yêu phục quỷ được đốt cháy trong chốc lát, những người tham gia lễ hội tràn qua hàng rào để tranh các cỗ bánh, trái cây với mong muốn mang lộc về nhà. Gọi là tranh nhau nhưng tuyệt tối không có chuyện giẫm đạp, xô xát... Trong lễ hội, người dân nơi đây luôn mời khách thưởng thức một thức uống đặc sản là loại rượu tự nấu với kinh nghiệm 300 năm truyền lại với hương vị đặc trưng mà danh tiếng lan các vùng lân cận - Rượu Bến Gỗ. Sau lễ hội, mọi người lại trở về với cuộc sống thường ngày. Để lại trong mỗi người là sự tiếc nối và chờ đợi, hy vọng gặp lại nhau, cùng chờ đón một lễ hội làm chay lớn hơn vào dịp đáo lệ ba năm tới.
Lễ hội Trai Đàng là sự kết hợp giữa tín niệm Phật giáo với tín ngưỡng dân gian và cả tôn giáo khác, người dân xã An Hòa đã sáng tạo nên một lễ hội đậm chất nhân văn, tưởng nhớ các vong linh, những anh hùng chiến sĩ đã ngã xuống ở mảnh đất giàu truyền thống này, một lễ hội mang vẻ đẹp thuần phác của miền Nam. Và có thể nói chính lễ hội là sự trở về của truyền thống.
Bài và ảnh Ánh Tuyết
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên
09:40 | 05/02/2025 Văn hóa - Xã hội
Hoài Đức phấn đấu trồng 15.000 cây các loại trong năm 2025
12:08 | 03/02/2025 Văn hóa - Xã hội
Rực rỡ cờ hoa chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng
11:59 | 03/02/2025 Văn hóa - Xã hội
Hàng ngàn du khách trẩy hội Đống Đa Tây Sơn Bình Định
11:51 | 03/02/2025 Văn hóa - Xã hội
Kẹo lạc Phố Hiến – hương vị quê nhà trên bàn trà ngày tết
10:00 | 31/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Từ chiếc võng chuối mộc mạc đến sản phẩm du lịch hấp dẫn
09:00 | 31/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Đảng mãi mãi là mùa Xuân
08:29 | 26/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Mai vàng một góc nhà xưa
09:19 | 25/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Nét quê ngày Tết
09:19 | 25/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Biểu tượng hòa bình hữu nghị ở ngã ba Đông Dương
09:18 | 25/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Ấn tượng với cụm linh vật năm Ất Tỵ 2025 tại Bình Định
21:02 | 23/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Tết về gói bánh chưng xanh
21:00 | 23/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Giữ gìn nét đẹp văn hóa Tết truyền thống của người Việt
20:58 | 23/01/2025 Văn hóa - Xã hội
TP. HCM: Không khí rộn ràng, vàng mã đắt hàng dịp Tết ông Công, ông Táo
20:52 | 23/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Rau dớn " gọi" mùa Xuân xứ Quảng
15:28 | 21/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Lời giải cho bài toán bảo tồn văn hóa đồng bào M’Nâm
15:00 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Trường THCS Nga Liên Giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia
10:06 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Gốm Chu Đậu - Món Quà Truyền Thống Văn Hóa Và Niềm Tự Hào Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam
10:01 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Phù Mỹ tận tâm với công tác an sinh xã hội
09:59 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Người thi sỹ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết
09:46 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc
09:44 Tin tức
Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025
09:42 Tin tức
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên
09:40 Văn hóa - Xã hội
Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao
09:36 Nông thôn mới
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ
09:35 Làng nghề, nghệ nhân