Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tới dự buổi lễ có Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nông Quốc Thành; Uỷ viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Doãn Toản; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Hiệp hội TCMN Làng nghề Hà Nội,..
Thay mặt lãnh đạo huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học đã khai mạc Lễ hội làng nghề truyền thống Bát Tràng năm 2025.
![]() |
Ông Trương Văn Học- Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm đánh trống khai mạc lễ hội làng nghề truyền thống Bát Tràng |
Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học cho biết, huyện Gia Lâm là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa và lịch sử; tự hào là quê hương của Đức Thánh Gióng Phù Đổng Thiên Vương và Đức Thánh Chử Đồng Tử - hai trong “Tứ bất tử” theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Trên địa bàn huyện hiện lưu giữ 320 di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng kháng chiến và các công trình địa điểm có dấu hiệu di tích, trong đó có 163 di tích đã được xếp hạng Di tích quốc gia và thành phố…
Làng gốm Bát Tràng, xã Bát Tràng nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng thuộc huyện Gia Lâm, Làng có lịch sử hình thành và phát triển gắn với Thăng Long - Hà Nội. Sau khi dời thiên đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên thành Thăng Long được phép vua, thợ thủ công có nghề làm gốm, từ bảy làng Bồ, ba làng Bát dời Yên Mô (tỉnh Ninh Binh ngày nay), đến vùng đất này mở lò, lập làng, sản xuất gạch gốm phục vụ nhà nước, với tên gọi Bạch Thổ Phường, nay là Bát Tràng.
![]() |
Các đại biểu thực hiện nghi thức dâng hương tại đình làng Bát Tràng |
Theo dòng lịch sử, Gốm Bát Tràng phát triển liên tục, chưa bao giờ thiếu vắng trong cung vua, phủ chúa và đời sống dân sinh. Gạch Bát Tràng cũng là thương hiệu nổi tiếng trước gốm, trường tồn trong các công trình kiến trúc tâm linh và thành quách trên cả nước, đã thành ca dao đi cùng năm tháng của người Việt: “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng”.
Gốm Bát Tràng nổi tiếng trong nước và quốc tế với nhiều kiểu dáng, chủng loại, kích thước, phân loại theo chức năng: Đồ gia dụng, đồ thờ cúng, gốm mĩ thuật trang trí và gốm xây dựng… Kinh tế phát triển, với ý thức cộng đồng, 23 dòng họ cùng nghề, cùng quê xưa Bạch, Bát đã chung tay xây dựng một cộng đồng làng đoàn kết: Làng gốm Bát Tràng. Mỗi dòng họ có nhà thờ riêng, duy trì ngày giỗ tổ hằng năm. Từ các dòng họ, các cơ sở tâm linh của làng như chùa Kim Trúc, đền Mẫu Bản Hương, đình làng - ngôi nhà chung thờ Thành hoàng; Văn Chỉ phụng thờ Khổng Tử, Chu Văn An được xây dựng kiên cố, to đẹp.
![]() |
Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa và thành phố Hà Nội trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội làng Bát Tràng và tặng hoa chúc mừng lãnh đạo huyện Gia Lâm, xã Bát Tràng. |
Hiện làng Bát Tràng có 2 nghệ nhân nhân dân, 6 nghệ nhân ưu tú, 34 nghệ nhân Hà Nội, hơn 200 nghệ nhân làng nghề Việt Nam, nhiều sản phẩm kỷ lục độc bản Việt Nam và có 22 sản phẩm gốm sứ đạt tiêu chuẩn OCOP 3-5 sao. Với những giá trị văn hóa độc đáo, tiêu biểu và sự cố gắng của cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa làng nghề truyền thống, Bát Tràng được UBND thành phố công nhận điểm du lịch năm 2019. Nghề gốm Bát Tràng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2023.
Hằng năm, làng gốm Bát Tràng có nhiều ngày hội lớn, đó là ngày hội xuân tế, xưa gọi là hội “tế xuân cầu phúc” diễn ra vào tháng 2; hội văn chỉ mở vào ngày thượng đinh trong tháng 8 và hội đền Mẫu Bản Hương vào ngày 23-9.
![]() |
Ông Trương Văn Học - Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm phát biểu tại Lễ công bố |
Hội làng gốm Bát Tràng xưa kia diễn ra trong 9 ngày, kéo dài từ ngày 11 đến ngày 19-2, với tên gọi làng vào đám, hay “tế xuân cầu phúc”, chính hội là ngày rằm. Kế tục xưa, trong điều kiện và hoàn cảnh mới, Hội Bát Tràng ngày nay tổ chức trong 3 ngày, gồm các nghi lễ: Nghinh Thần, lễ rước Thành Hoàng từ Miếu Ngũ Linh (tức nhà riêng) ra đình làng (công đường) trước hội và Rước nước.
Theo ông Phạm Huy Khôi, Chủ tịch UBND xã Bát Tràng cho biết: Hội làng Bát Tràng được tổ chức hàng năm để người dân tưởng nhớ và tri ân công đức của các bậc Thánh Thần, Thành hoàng làng và các vị tổ nghề. Những giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc, tinh hoa làng gốm, nghệ thuật ẩm thực độc đáo… của ngôi làng gần ngàn năm tuổi sẽ được thể tái hiện trong ngày hội truyền thống của làng. Lễ hội làng Bát Tràng nhằm giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc; nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch.
![]() |
Nghi thức tam sinh trong lễ hội làng Bát Tràng |
Ngày 10-12-2024, Di sản Hội làng Bát Tràng đã vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định và chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trước đó, tối 14-2, tại Hoàng thành Thăng Long, làng nghề gốm sứ Bát Tràng được Hội đồng thủ công Thế giới trao chứng nhận là thành viên thứ 67 Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới”.
Lễ hội diễn ra từ ngày 12-3 đến ngày 15-3- 2025, với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và thưởng thức ẩm thực Bát Tràng.
Tin liên quan

Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia
13:32 | 16/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông đạt chuẩn nông thôn mới
11:23 | 10/04/2025 Nông thôn mới

Khai mạc Lễ hội Hoa Lư - Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia không ngừng được nâng tầm về quy mô, cách thức tổ chức
11:04 | 09/04/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin mới hơn

Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát
10:11 | 18/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Vĩnh Thạnh quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
13:30 | 16/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Khúc giao mùa tháng tư
14:36 | 15/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Luật gia Nguyễn Tiến Lự - Tuổi cao gương sáng
11:43 | 15/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện An Lão chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:09 | 15/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Độc đáo Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù
18:37 | 12/04/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Lễ hội truyền thống thôn Hội Phụ: Linh thiêng, hướng về cội nguồn!
18:29 | 12/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
14:46 | 10/04/2025 Tin tức

Bình Định: Hoài Ân phát triển mô hình giảm nghèo bền vững
11:25 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bánh khoái chợ Ngò - Món ngon vùng biển Nghệ An
11:23 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

“Mặn lắm” nước mắm!
11:19 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Thụy An - Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố
09:48 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội cựu chiến binh huyện Ba Vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
08:42 | 09/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025: Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
21:16 | 08/04/2025 Tin tức

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
14:45 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hóa ẩm thực hấp dẫn tại làng cổ Đường Lâm
19:51 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

“Đà Nẵng trong Tôi” - Không gian sáng tạo nghệ thuật đặc sắc
19:51 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Mùa hoa gạo
19:50 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình cùng Thủ đô và đất nước
16:01 | 01/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hòa Bình: Đón Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh đình Sấu, xã Thanh Cao
15:13 | 01/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Trưng bày hơn 1.000 tài liệu Bình Định - 50 năm xây dựng và phát triển
08:30 | 31/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 Làng nghề, nghệ nhân

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
15:56 Tin tức

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.
14:01 Nông thôn mới

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 Làng nghề, nghệ nhân