Lễ hội đình làng Hải Châu
Trình diễn văn nghệ trước giờ khai mạc Lễ hội Đình làng Hải Châu.
Với mục đích tiếp tục khẳng định hoạt động văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân; bảo tồn, trao truyền văn hóa giữa các thế hệ, thỏa mãn nhu cầu văn hóa và tâm linh của cộng đồng với tính giáo dục cao cho lớp trẻ luôn nhớ ơn các bậc tiền nhân đồng thời góp phần quảng bá du lịch của thành phố và quận Hải Châu. Đồng thời, hưởng ứng Ngày giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975-29/3/2022) và hướng đến kỷ niệm ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2022).
Cụ Trần Như Tiếp (86 tuổi, trú tại phường Hải Châu 1) cho hay, lần theo sử sách, Đình làng Hải Châu được xây dựng vào năm Gia Long thứ 5 (1806) để thờ Thành Hoàng làng và các vị Tiền hiền, Hậu hiền của làng. Hiện nay đình còn lưu giữ nhiều hiện vật, hoành phi và liễn đối bằng chữ Hán, được sơn son thếp vàng, có niên đại hàng mấy trăm năm.
Các mâm bánh truyền thống, ngũ quả, trầu cau,... được các phường trên địa bàn quận Hải Châu chuẩn bị để dâng lên tế Lễ.
Năm 2009, UBND quận Hải Châu đã khôi phục lại lễ hội Đình làng Hải Châu và ngày càng nâng tầm lễ hội trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc giữa lòng TP Đà Nẵng hiện đại.. Đình làng Hải Châu là một địa điểm du lịch tâm linh được nhiều du khách ghé thăm. Đây là ngôi đình cổ nhất Đà Nẵng, là một di tích lịch sử được nhà nước công nhận. Đình Hải Châu là chùa Phước Hải xưa, nơi chúa Nguyễn Phúc Chu năm Kỷ Hợi (1719) vào Quảng Nam đã dừng chân nghỉ lại. Dân làng sau đó lập bàn thờ ông tại đây.
Chúng tôi rất ấn tượng khi nhìn cổng vào Đình làng Hải Châu với 4 chữ “Hải Châu Chính Xã” bằng chữ Hán, vào bên trong là một quần thể kiến trúc chính trong khuôn viên rộng 3.500m2 gồm: Đình Hải Châu, Nhà thờ Tiền Hiền, nhà thờ Chư phái tộc và miếu Bà. Ngoài ra, Nhà thờ bên trái của tộc Nguyễn Văn, nhà thờ bên phải thờ chung 42 bài vị của 42 tộc họ, 42 tộc họ này đều từ Thanh Hóa theo vua Lê Thánh Tôn từ 500 trước vào nam từ năm Tân Mão (1471), vua Lê lập ra ấp Hàn Giang (Đà Nẵng sau này) và các tộc họ ấy quây quần thành làng Hải Châu, được triều Nguyễn sắc phong “Chính xã”. Và đây chính là tộc họ đặt nền móng và xây dựng điểm di tích Đình làng như ngày hôm nay.
Các nghi lễ trong Lễ Chánh tế được tổ chức trang nghiêm, biểu thị lòng tôn kính và biết ơn các vị phúc thần và các bậc tiền nhân.
Cụ Trần Như Tiếp cũng cho hay, Đình làng Hải Châu là một trong những ngôi đình có không gian hài hòa, quy mô lớn, kiến trúc đẹp ở Đà Nẵng. Việc tổ chức Lễ hội Đình làng Hải Châu là dịp để tôn vinh vẻ đẹp của biểu tượng đình làng, nơi thờ phụng Thành hoàng làng, thờ những người có công khai hoang lập ấp. Đây là dịp mà các hội đoàn thể, cơ quan, trường học trên địa bàn quận Hải Châu có cơ hội gặp gỡ thi đua với nhau đem lại nét đẹp văn hóa đình làng. Qua đó cũng giáo dục các thế hệ sau biết trân trọng, gìn giữ bản sắc dân tộc, nhớ về tổ tiên và cùng một lòng dốc sức xây dựng quê hương. Và từ năm 2009, Lễ hội Đình làng Hải Châu đã trở thành hoạt động văn hóa đặc sắc, vừa giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn” vừa thể hiện những suy nghĩ, lối sống văn minh, văn hóa trong đời sống hiện đại.
Lễ hội Đình làng Hải Châu năm 2022 được tổ chức ngoài phần lễ vọng và lễ chánh tế, nghi lễ dâng hương cổ truyền được tổ chức trang nghiêm, biểu thị lòng tôn kính và biết ơn các vị phúc thần và các bậc tiền, hậu hiền đã khuất, những người có công quy dân, lập ấp và rộn ràng với màn múa lân vui tươi, rộn rã, những hình ảnh thả bồ câu cầu quốc thái dân an và các chương trình văn hoá sinh động, đầy màu sắc bao gồm: Ngày hội hàng Việt “Phiên chợ quê” tại sân Đình Làng Hải Châu, Hội thi vẽ tranh “Em yêu Đà Nẵng và Cuộc thi “Em làm thuyết trình viên”.
Lãnh đạo, cán bộ quận Hải Châu thả bồ câu cầu quốc thái dân an.
Bài, ảnh: Tiên Sa
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975
10:02 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”
09:58 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái
09:17 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn nghề truyền thống ở bản Sưng
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Tràng An - Hành trình về miền di sản linh thiêng
09:22 | 21/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát
10:11 | 18/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia
13:32 | 16/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Vĩnh Thạnh quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
13:30 | 16/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 Tin tức

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:37 Tin tức

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 Văn hóa - Xã hội

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 Làng nghề, nghệ nhân