Hà Nội: 24°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Làng Đông Cứu - Nơi thêu khăn chầu, áo ngự nức tiếng Hà thành

LNV - Men theo Quốc lộ 1A cũ, chúng tôi tìm về làng Đông Cứu (xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội) cái nôi của những bộ trang phục hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Nằm bên hữu ngạn của sông Nhuệ, làng Đông Cứu vẫn mang vẻ êm đềm và thanh bình như bao làng quê khác. Xưa kia, Đông Cứu thuộc Ngũ Xá cùng với các làng Đông Gia, Bình Lăng, Quất Động đều có chung một tổ nghề thêu là Tiến sĩ Lê Công Hành. Sau khi đã học kỹ thuật thêu ở phương Bắc, ông tổ nghề thêu đã truyền cho mỗi làng một kỹ thuật riêng, trong đó phải kể đến thêu “khăn chầu, áo ngự” của làng Đông Cứu.

Thợ thêu cũng là họa sĩ

Ông Nguyễn Thế Du (Chủ tịch Hội nghề thêu truyền thống Đông Cứu) sinh ra trong một gia đình có nhiều đời làm nghề thêu khăn chầu, áo ngự và cũng là một trong số ít người trong làng có khả năng vẽ, thiết kế áo cho những sản phẩm thêu khăn áo truyền thống.

Bảo tồn và phát huy nghề thêu cổ là mong ước và tâm huyết của nhiều nghệ nhân làng Đông Cứu.


Thiết kế mẫu cho một bộ trang phục của các vị thánh hay thánh mẫu là công đoạn đầu tiên trước khi bước vào những công đoạn phức tạp sau đó. Người thợ cũng như người họa sĩ, muốn cho ra những bộ trang phục đúng tín ngưỡng, quy chuẩn dân gian thì cũng phải am hiểu lịch sử và tín ngưỡng của hầu thánh, đã có từ hàng ngàn năm nay.

Ông chia sẻ: “Với các ông Hoàng thì sử dụng biểu tượng của rồng, trang phục của thánh mẫu thì có biểu tượng của phượng. Các vị Thánh trong tín ngưỡng thờ Mẫu ngự trị, cai quản khắp được phân chia trong Tứ phủ (bốn miền) tương ứng với bốn màu tượng trưng: Thiên phủ (miền trời) - màu đỏ; Nhạc phủ (thượng ngàn - miền rừng núi) - màu xanh; Thoải phủ (miền sông nước) - màu trắng và Địa phủ (miền đất đai, đồng bằng) - màu vàng. Theo thứ tự trong thần điện, không kể hàng Thánh Mẫu (không mở khăn khi hầu), các vị Thánh hay giáng đồng phân chia các hàng cơ bản: Quan lớn, Chầu Bà, Ông Hoàng, Thánh Cô, Thánh Cậu”.

Sau khi việc vẽ mẫu được hoàn thiện, người thợ thêu tiến hành in mẫu lên tấm vải một cách chi tiết theo quy tắc ngàn năm của ông cha để lại. Trong quá trình in họa tiết, dẫu in theo chuẩn mực có sẵn thì người thợ vẫn phải vận dụng sự sáng tạo của mình để các hình khối được phối hợp một cách hài hòa. Tấm vải sau khi in mẫu sẽ được chuyển đến tay người thợ thêu, trang trí tạo ra hình dáng, thần thái của linh vật.

Người thợ may, thợ thêu ở Đông Cứu ngày đêm miệt mài tạo nên những trang phục với cách hiểu cách cảm khác nhau, với tay nghề và phần việc cũng khác nhau nhưng có một điểm chung là họ vô cùng say mê, tâm huyết và cùng gửi vào đó một đức tin.


Rồng, phượng uyển chuyển trên gấm vóc

Trên con ngõ đường trục chính dẫn vào làng Đông Cứu có nhiều biển hiệu để xưởng may thêu và bán mặt hàng khăn chầu áo ngự nhưng lớn nhất vẫn là xưởng chị Phạm Thanh Loan.

Chị Loan cho biết: “Nghề thêu có ở nhiều nơi, nhưng đạt đến trình độ tinh xảo và nghệ thuật điêu luyện trong mỗi khăn chầu, áo ngự thì chỉ có ở làng thêu Đông Cứu. Kỹ thuật thêu khăn chầu, áo ngự ngày xưa ở Đông Cứu cũng khá đơn giản chỉ dùng 5 màu chỉ (vàng, đỏ, tím, xanh, lục). Khi nghề thêu phát triển và kỹ thuật thêu ngày càng tinh tế, khéo léo hơn có thêu trắng, thêu màu nổi, thêu cuốn và thêm kim tuyến”.


Rồng uốn lượn trong bộ trang phục của quan đệ nhị (màu xanh), quan đệ nhất (màu đỏ) được thêu tỉ mỉ, từng chi tiết nổi bật trên tấm lụa.


Các sản phẩm của khăn chầu, áo ngự cũng được thay đổi theo năm tháng để phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của xã hội. Ngày trước chỉ có những tấm vải thô mộc, thêm màu sắc cơ bản nhưng ngày nay chất liệu đã được đổi thành gấm, vóc.

Người thợ thêu khăn áo hầu đồng cũng không khác là bao so với công việc của một người nghệ sĩ dân gian. Chỉ bằng những dụng cụ đơn giản như cây kim, sợi chỉ màu… những tác phẩm với biểu tượng nghi lễ truyền thống trong đạo mẫu hiện lên một cách sinh động, rồng phượng như đang uyển chuyển trên gấm vóc.

Theo quan niệm của người xưa có 36 giá đồng, tương ứng với 36 vị thánh bảo vệ, che chở cho người dân, 36 bộ trang phục khác nhau quy định cho từng giá đồng. Mỗi bộ trang phục đều rất phong phú nhưng phải tuân theo quy tắc về màu sắc, phục sức đi kèm.

“Trang phục của các giá chầu bà thường rất đẹp vì đó là hóa thân của các mẫu. Quan phục của các giá quan lớn, quan hoàng lại vô cùng uy nghi tựa như trang phục của các vị quan trong triều đại phong kiến. Ngoài trang phục thì các loại trang sức đi kèm như quạt, khăn đội đầu, mũ, hài cũng được gia công rất tinh xảo có thể nhắc đến như thẻ bài dùng trong các giá quan, giá hoàng; các loại vòng cài khăn dùng trong các giá cô, trang sức được chế tác từ bạc hay đá màu rất cầu kỳ”, chị Loan chia sẻ.

Áo khăn hoàn thiện, sặc sỡ màu sắc bay bổng. Bay trong giá người về ngự, bay trong uy linh của quan, trong nét đẹp của chúa của chầu.


Có thể thấy, yếu tố tạo nên một buổi hầu đồng thánh thành công không thể thiếu trang phục hầu đồng. Những bộ trang phục không chỉ giới thiệu cho người xem biết về hình tượng giá đồng mà còn là hình tượng văn hóa thêu truyền thống được đúc kết từ nhiều thế hệ của người Việt.

Hồng Phúc/QĐND

Theo thông tin từ UBND xã Dũng Tiến, làng Đông Cứu có 572 hộ, tới 90% số hộ làm nghề thêu. Trong đó, hơn 100 cơ sở thêu lớn. Nếu như trước đây, nghề thêu là nghề tay trái của người làng thì từ 1995 đến nay, nghề thêu đã giúp nhiều gia đình đổi đời, trở thành nghề chính.

Tin liên quan

Tin mới hơn

Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống

Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống

LNV - Bến Tre, xứ dừa xanh mướt của miền Tây Nam Bộ, không chỉ quyến rũ bởi cảnh sắc hữu tình mà còn nổi danh với nghề làm kẹo dừa truyền thống. Từng chiếc kẹo dừa thơm béo, ngọt ngào là kết tinh của thiên nhiên, văn hóa và lòng nhiệt huyết của người dân nơi đây.
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa

Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa

LNV - Với tuổi đời hơn 60 năm, làng nghề gốm Gia Thủy ở Ninh Bình kế thừa những tinh hoa của nghệ thuật tạo hình, mang đến cho người tiêu dùng những tác phẩm gốm đậm đà bản sắc văn hóa Việt.
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến

Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến

LNV - Hợp tác xã (HTX) Hoa Tiến, nằm tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, là biểu tượng của sự sáng tạo và nỗ lực bền bỉ trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa thổ cẩm truyền thống của người Thái. Được thành lập từ năm 2010, HTX không chỉ bảo tồn nghề dệt thổ cẩm lâu đời mà còn tạo nên một câu chuyện thành công, đưa các sản phẩm thủ công tinh xảo vươn ra thế giới.
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029

LNV - Sáng ngày 17/11, tại Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo (Phú Lương - Hà Đông). Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận   “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”

Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”

LNV - Cây hành tím với ưu điểm là dễ trồng, thời gian cho thu hoạch ngắn, ít sâu bệnh, nhẹ công chăm sóc,… hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, góp phần giải quyết việc làm, ổn định thu nhập, giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ

Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ

LNV - Làng nghề nước mắm Gành Đỏ ở khu phố An Thạnh, phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu nổi tiếng từ bao đời nay. Với nguồn nguyên liệu đồi dào từ cá cơm, muối Tuyết Diêm ở vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông làm nên hương vị đậm đà đặc trưng nước mắm Gành Đỏ say đắm lòng người của vùng đất Phú Yên.

Tin khác

Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

LNV - Huyện Bá Thước, thuộc tỉnh Thanh Hóa, là một vùng đất giàu tiềm năng với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và các làng nghề truyền thống đặc sắc. Đây là cơ hội để địa phương phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống

Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống

LNV - Là lực lượng chính trong lao động, sản xuất, với sự khéo léo, cần mẫn và tinh thần sáng tạo, phụ nữ là lực lượng không thể thiếu trong việc bảo tồn và phát huy các nghề truyền thống, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và văn hóa của địa phương.
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ

Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ

LNV - Làng gốm Gia Thủy, thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng của Việt Nam với lịch sử phát triển hơn 50 năm. Nơi đây lưu giữ và phát huy những tinh hoa của nghệ thuật làm gốm, từ khâu chọn đất, tạo hình, đến kỹ thuật nung gốm độc đáo. Các sản phẩm của làng không chỉ mang giá trị sử dụng cao mà còn thể hiện đậm nét văn hóa dân tộc, với hoa văn và kiểu dáng truyền thống.
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết

Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết

LNV - Khẳng định thương hiệu từ chất lượng sản phẩm, nước mắm Sa Châu, xã Giao Châu (Giao Thủy) đã trở thành đặc sản được lựa chọn làm quà biếu cho người thân, bạn bè trong mỗi dịp tết đến xuân về. Để kịp cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hiện nay các cơ sở sản xuất, hộ gia đình làm nghề tại xã Giao Châu đang tập trung cao cho vụ sản xuất với mong muốn vừa có một cái tết đủ đầy, vừa được chia sẻ món ngon quê hương với những mâm cơm tết ở nhiều miền quê, gia đình.
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới

Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới

LNV - Làng chiếu Định Yên, huyện Lấp Vò, (tỉnh Đồng Tháp) với hơn trăm năm lịch sử đã trở thành biểu tượng văn hóa đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Nơi đây, nghề dệt chiếu thủ công được gìn giữ qua bao thế hệ, từ cách nhuộm cói rực rỡ đến từng đường dệt tỉ mỉ, đã tạo nên những sản phẩm vừa bền đẹp, vừa chứa đựng tinh hoa của người Việt.
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội

Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội

LNV - Tối 6-11, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Đan Phượng, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi

Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi

LNV - Nằm yên bình bên dòng sông Đồng Nai, làng nghề làm đá Bửu Long, thuộc phường Bửu Long, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đã có lịch sử kéo dài hàng trăm năm. Tại đây, nhiều hộ gia đình vẫn miệt mài giữ gìn và phát triển nghề đá với niềm đam mê và tâm huyết. Nghề điêu khắc đá Bửu Long được xem là làng nghề thủ công lâu đời nhất của vùng đất Đồng Nai, nơi các nghệ nhân ngày đêm sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo từ đá, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống.
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên

Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên

OVN - Trải qua nhiều năm tháng, nghề nấu rượu mang thương hiệu Quán Đế vẫn được người dân tại xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên gìn giữ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác với những nét đặc trưng riêng biệt vốn có.
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì

Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì

LNV - Đến “xứ mưa” Y Tý (huyện Bát Xát) hỏi thăm nhà ông Ly Giờ Lúy giỏi nghề đan mâm mây, từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng biết. Trong câu chuyện với người đường xa, họ còn không quên tấm tắc: Mâm mây của già Lúy đan đẹp lắm. Không chỉ đan cho nhà dùng, già còn làm bán cho bà con và khách du lịch nữa đấy!
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá

Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá

LNV - Nằm bên dòng sông Hồng thơ mộng, làng gốm Kim Lan đã trải qua hàng trăm năm lịch sử, ghi dấu ấn đậm nét trong bức tranh văn hóa Việt Nam. Với đôi bàn tay khéo léo và tâm hồn nghệ sĩ, những người thợ gốm Kim Lan đã tạo ra những tác phẩm tranh gốm độc đáo, mang đậm dấu ấn truyền thống.
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến

Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến

Tháp Thần Nông ở Bắc Ninh, biểu tượng cho vị thần của nền văn minh lúa nước, được ghép bởi 1.012 cối đá xếp vòng ngoài, bên trong là khung cột bê tông kiên cố. Tháp được thiết kế theo hình hạt lúa, dựng thẳng đứng vừa mới được xác lập kỷ lục thế giới. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kỹ thương Đông Đô đã vinh dự nhận bằng công nhận này và trong quá trình điêu khắc tháp này, có sự góp công sức của nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến.
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk

Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk

LNV - Buôn Dơng Bắk, xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, nghề làm gốm cổ đang đứng trước nguy cơ lụi tàn. Đây từng là cái nôi của nghề gốm truyền thống, nhưng hiện tại chỉ còn lại rất ít nghệ nhân kiên trì với nghề, chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu

Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu

LNV - Thôn Mão Cầu, xã Hồ Tùng Mậu, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên được biết đến với nghề truyền thống làm nón lá hơn 70 năm. Hiện nay, cùng với sự ra đời của nhiều sản phẩm che nắng, che mưa, làng nghề làm nón đứng trước nhiều thách thức mới. Thế nhưng vẫn còn đó những con người cần mẫn cố gắng gìn giữ nghề quê hương.
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình

Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình

LNV - Bảo tàng Ninh Bình trưng bày chuyên đề nghề thủ công truyền thống và chương trình trải nghiệm nghề cói Kim Sơn, giới thiệu các làng nghề tiêu biểu của tỉnh
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống

Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5596/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Làng nghề truyền thống Hà Nội”.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia

Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia

LNV - Ngày 21/11, tại Bảo tàng Bình Định diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận bảo vật quốc gia hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn và giới thiệu các bảo vật quốc gia tỉnh Bình Định. Đây là hoạt động hướng đến Ngày Di sản Văn hoá
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống

Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống

LNV - Bến Tre, xứ dừa xanh mướt của miền Tây Nam Bộ, không chỉ quyến rũ bởi cảnh sắc hữu tình mà còn nổi danh với nghề làm kẹo dừa truyền thống. Từng chiếc kẹo dừa thơm béo, ngọt ngào là kết tinh của thiên nhiên, văn hóa và lòng nhiệt huyết của người dân nơi đây.
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa

Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa

LNV - Với tuổi đời hơn 60 năm, làng nghề gốm Gia Thủy ở Ninh Bình kế thừa những tinh hoa của nghệ thuật tạo hình, mang đến cho người tiêu dùng những tác phẩm gốm đậm đà bản sắc văn hóa Việt.
Quảng Ngãi: Xây dựng Nghị quyết quy định mức chi các hoạt động khuyến công

Quảng Ngãi: Xây dựng Nghị quyết quy định mức chi các hoạt động khuyến công

LNV - UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có tờ trình gửi Thường trực HĐND tỉnh về đề nghị xem xét xây dựng Nghị quyết quy định mức chi cụ thể cho các hoạt động khuyến công địa phương trên địa bàn tỉnh.
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự

Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự

LNV - Chủ tịch UBND xã Đồng Quang ông Vương Duy Hùng cho biết, từ đầu năm đến nay công tác chỉ đạo điều hành của UBND xã được thực hiện đồng bộ trên mọi mặt, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm đối với phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống nhân dân. Công tác an sinh xã hội luôn đi sâu vào từng đối tượng, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm tệ nạn xã hội luôn chủ động bám sát không để đột xuất bất ngờ phát sinh điểm nóng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động