Làm giàu từ nuôi chim bồ câu
Anh Nguyễn Văn Lịch chăm sóc đàn chim bồ câu.
Trang trại rộng hàng nghìn mét vuông của gia đình anh Nguyễn Văn Lịch luôn nhộn nhịp với công việc chăm sóc đàn chim bồ câu. Khách liên tục đến tìm hiểu, chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim và cả lấy hàng. Với số chim bố mẹ, lên tới 4.000 cặp, trung bình mỗi ngày có hàng trăm chim con ra đời, hàng trăm con được xuất ra thị trường.
Sinh ra ở một xã vùng xa của huyện Chương Mỹ, khi lớn lên, anh Lịch luôn mơ ước vươn lên làm giàu bằng nông nghiệp trên quê hương. Anh đã thử nghiệm nhiều mô hình chăn nuôi khác nhau như nuôi nhím, chồn nhung… nhưng đều thất bại. Ngày ấy, thông tin còn khó khăn, anh Lịch thường phải ra quán internet để tìm kiếm thông tin về các mô hình làm kinh tế giỏi.
Từ đây, anh nhận thấy những người thành công trong kinh tế nông nghiệp đều phải nắm vững kỹ thuật, kinh nghiệm cũng như “bài toán” thị trường. Qua tìm hiểu, anh biết ở Thành phố Hồ Chí Minh có một mô hình nuôi chim bồ câu hiệu quả. Nhận thấy bồ câu là mặt hàng dễ tiêu thụ, nhưng lại chưa được nhiều người tại Hà Nội tổ chức chăn nuôi theo quy mô lớn, anh Lịch quyết định khởi nghiệp một lần nữa với mô hình nuôi chim bồ câu sinh sản.
Để chuẩn bị, anh sưu tầm tài liệu, đến một số mô hình nuôi chim như Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (quận Bắc Từ Liêm) để học hỏi kinh nghiệm và mua con giống. Sau khi có nền tảng kiến thức, anh xây chuồng trại và đầu tư mua 60 cặp chim giống với tổng kinh phí hơn 50 triệu đồng đi vay. Tuy nhiên, khởi đầu không hề dễ dàng. Có lần chim chết đến nửa đàn do mua vắc-xin về tiêm, nhưng bảo quản không đúng quy trình.
Nhưng những khó khăn ấy không cản được ý chí của anh Lịch. Anh không mua chim một cách “ồ ạt” mà mày mò đến các trang trại khác tìm mua những con khỏe mạnh về làm giống. Khi kinh nghiệm dày dạn, anh mới quyết định đầu tư số lượng lớn, mở rộng trang trại, với hàng nghìn cặp chim bố mẹ.
Anh đầu tư máy ấp trứng công nghiệp giúp trứng nở nhanh hơn, tỷ lệ nở đạt cao. Khoảng 23-28 ngày tuổi sau khi nở, được chim bố mẹ nuôi, chim non sẽ đủ điều kiện xuất chuồng. Ngoài ra, thức ăn và nước uống của chim được lắp đặt theo hệ thống dây chuyền. Vì vậy, với số lượng lớn chim sinh sản như hiện nay, gia đình anh chỉ phải thuê thêm ba người cho chim ăn, uống và dọn vệ sinh, chăm sóc thú y.
Khi mở rộng quy mô thì “đầu ra” cũng là một vấn đề. Có thời gian anh Lịch phải lặn lội ra các chợ đầu mối, các chợ bán lẻ để tìm mối hàng. Sau nhiều thời gian, hiện anh đã có đầu ra ổn định để cung cấp cho các nhà hàng ở quanh khu vực Hà Nội. Anh Lịch cho biết: “Hiện, cứ ba ngày, gia đình tôi xuất bán một lứa, mỗi lứa khoảng 300 con. Trang trại hoạt động với số lượng xuất chuồng ổn định”.
Có nhiều kinh nghiệm tích lũy được trong 11 năm nuôi chim câu, nhưng anh Lịch luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với những người tới tìm hiểu và mới khởi nghiệp. Trong đó, không ít người đã thành công nhờ sự tư vấn của anh. Anh Nguyễn Văn Lịch được công nhận là Hộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp thành phố giai đoạn 2015-2019.
Theo Mạnh Cường
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025
13:35 | 16/04/2025 Khởi nghiệp

Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả
20:36 | 28/03/2025 Tin tức

Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
11:27 | 27/03/2025 Khởi nghiệp

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
10:40 | 19/03/2025 Khởi nghiệp

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông
19:32 | 25/02/2025 Khởi nghiệp

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 | 26/12/2024 Khởi nghiệp
Tin khác

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ
09:09 | 25/12/2024 Khởi nghiệp

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 | 12/12/2024 Khởi nghiệp

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp

Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp

Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân