Kết nối chuỗi cung ứng ở địa bàn khó khăn: Kỹ năng đang được thực hành thường xuyên
Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa hơn ở chỗ, nếu Khánh Sơn có hạ tầng thương mại tốt như các huyện vùng xuôi, thì khả năng dự trữ hàng hóa dồi dào hơn, khó xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá phân bón kể trên.
Bộ Công Thương phối hợp với Tập đoàn Central Group tổ chức “Tuần lễ đặc sản Tây Bắc và các tỉnh miền núi phía Bắc” ngày 23/11/2018.
Đây có lẽ là một trong số những nguyên do quan trọng thúc đẩy hình thành Quyết định 964 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015-2020.
Chương trình sử dụng 3 công cụ cơ bản để phát triển thương mại ở địa bàn 287 huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thuộc khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Công cụ thứ nhất là xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo chuỗi, liên kết chặt chẽ trong quá trình kinh doanh.
Công cụ thứ hai là xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu các văn bản quy phạm pháp luật quy định cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thống nhất, đồng bộ.
Công cụ thứ ba là xây dựng hạ tầng thương mại nhằm đảm bảo cân đối cung cầu.
Thực hiện Chương trình, từ năm 2016 đến nay, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan triển khai được gần 80 đề án, nhiệm vụ.
Thông qua tổ chức các Hội nghị, hội thảo tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ngãi, Kiên Giang… đã tìm kiếm được giải pháp trong việc hình thành chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiện đại, bền vững, tạo điều kiện cho sản phẩm nông sản thế mạnh của địa phương cung ứng vào hệ thống phân phối trên cả nước và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Các hội nghị, hội thảo này đã hút được hàng trăm đại biểu từ các cơ quan quản lý và doanh nghiệp hai nước Việt Nam, Trung Quốc tham dự.
Đặc biệt, có sự tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, hàng hóa là lợi thế phát triển của các địa phương khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo của Việt Nam như: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nam, Quảng Ninh, Yên Bái, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bến Tre, Đồng Nai, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, An Giang, Long An, Kiên Giang….
Nhiều đặc sản vùng, miền mở được đường vào hệ thống phân phối có uy tín (ảnh: Khách thăm quan gian hàng nông sản Yên Bái bên trong siêu thị Big C)
Việc thực hiện Chương trình còn tạo được hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin phục vụ cho phát triển hoạt động thương mại, nâng cao chất lượng sản phẩm được sản xuất trên địa bàn, hình thành hệ thống phân phối, mối liên kết bạn hàng giữa các vùng, miền để tạo thành một chuỗi cung ứng – tiêu thụ có tính liên tục góp phần xây dựng nông thôn mới, phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, giảm nghèo bền vững.
Đến nay đã xây dựng được Cơ sở dữ liệu sản phẩm - ngành hàng có lợi thế tại các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo và 35 bộ cẩm nang hồ sơ các mặt hàng có lợi thế cho 35 tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Từ đó hỗ trợ phát triển, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm đặc sản, đặc trưng thế mạnh các địa phương khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Đồng thời xây dựng mô hình phân phối đặc thù phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng tại một số huyện đảo như: Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; huyện đảo Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn huyện đảo sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm đặc trưng của huyện đảo.
Song song đó là xây dựng chiến lược, kế hoạch đặc thù phát triển thương mại biển và hải đảo đối với từng vùng, từng khu vực hoặc từng huyện đảo, xã đảo; xây dựng, áp dụng và phát triển cơ chế “biên mậu trên biển” đối với một số huyện đảo, xã đảo.
Ngay sau Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nhãn Sơn La năm 2020, lô nhãn gần 30 tấn đã được khởi hành xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Để nói có một điểm nhấn nổi bật nhất và cũng là thành tựu có ý nghĩa nhất thì đó chính là thông qua triển khai Chương trình đã kết nối và thu hút được các thương nhân, doanh nghiệp đầu tư, phát triển hoạt động thu mua, quảng bá sản phẩm hàng hóa nông lâm thủy sản của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, nâng cao chất lượng sản phẩm được sản xuất trên địa bàn, hình thành hệ thống phân phối, mối liên kết bạn hàng giữa các vùng, miền; tạo điều kiện cho sản phẩm nông sản thế mạnh của địa phương cung ứng vào hệ thống phân phối trên cả nước và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc; và phát triển hoạt động thương mại.
Các chuyên gia thương mại cho rằng, thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng không chỉ là quan điểm phát triển mà còn là một kỹ năng, cần được thực hành thường xuyên để tạo thành một chuỗi cung ứng - tiêu thụ có tính liên tục. Thì nay, chuỗi cung ứng ấy, nhờ triển khai Quyết định 964 đã trở thành một kỹ năng của thương nhân ở các địa bàn khó khăn.
Theo Tạp chí Công thương
Tin liên quan
Tin mới hơn
Quảng Ngãi: Xây dựng Nghị quyết quy định mức chi các hoạt động khuyến công
14:19 | 21/11/2024 Khuyến công
Huyện Đô Lương (Nghệ An): Tập huấn công tác khuyến công
14:17 | 21/11/2024 Khuyến công
Bến Tre: Thêm 10 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
14:17 | 21/11/2024 Khuyến công
Bến Tre: Thực hiện hiệu quả chương trình khuyến công
14:16 | 21/11/2024 Khuyến công
Khuyến công Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ
14:15 | 21/11/2024 Khuyến công
Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển sản xuất công nghiệp
14:15 | 21/11/2024 Khuyến công
Tin khác
Hà Nội: Khai mạc Triển lãm sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề
09:10 | 21/11/2024 Khuyến công
Triển lãm mẫu thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ sáng tạo tại huyện Thạch Thất - Hà Nội năm 2024
10:33 | 15/11/2024 Khuyến công
Ninh Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án khuyến công
09:58 | 08/11/2024 Khuyến công
Quảng Bình: Thêm 11 sản phẩm được công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu
09:56 | 08/11/2024 Khuyến công
Quảng Nam có thêm 8 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
09:56 | 08/11/2024 Khuyến công
Sóc Trăng: Nâng cao chất lượng khuyến công
09:55 | 08/11/2024 Khuyến công
Vĩnh Phúc: Hoạt động khuyến công hỗ trợ CNNT phát triển
09:55 | 08/11/2024 Khuyến công
Hoà Bình: 3 sản phẩm OCOP 4 sao đạt sản phẩm CNTT tiêu biểu
09:55 | 08/11/2024 Khuyến công
Khai mạc diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2024
22:32 | 06/11/2024 Khuyến công
Bình Định: Nghiệm thu đề án Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến tại xã Phước An
08:00 | 03/11/2024 Khuyến công
Kiên Giang: Trên 9,97 tỷ đồng thực hiện đề án khuyến công
10:07 | 01/11/2024 Khuyến công
Khuyến công Bắc Giang: Hỗ trợ thiết bị trong sản xuất rượu men lá truyền thống
10:07 | 01/11/2024 Khuyến công
Quảng Bình: Xúc tiến thương mại đưa sản phẩm vươn xa
10:06 | 01/11/2024 Khuyến công
Cà Mau: Nghiệm thu đề án khuyến công, trong sản xuất thực phẩm
10:06 | 01/11/2024 Khuyến công
Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024
20:50 | 25/10/2024 Khuyến công
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội