Hơn 700 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước cho bảo tồn di tích tại TP. HCM
Đại diện Sở Văn hóa và Thể thao TP. HCM cho biết, thành phố đã bố trí hơn 700 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước cho công tác bảo tồn, trong khi nguồn vốn xã hội hóa đạt gần 600 tỷ đồng. |
Chiều ngày 5/12 vừa qua, Sở Văn hóa và Thể thao (VHTT) TP. HCM đã có văn bản trả lời các câu hỏi báo chí liên quan đến vấn đề bảo tồn văn hóa các di tích trên địa bàn. Qua ghi nhận kế hoạch bảo tồn và trùng tu các di tích trên địa bàn thành phố hiện đang được triển khai dựa trên hai nguồn chính là ngân sách nhà nước và nguồn vốn xã hội hóa. Trong đó, ngân sách nhà nước được sử dụng cho các di tích thuộc sở hữu nhà nước hoặc những di tích không có nguồn thu và không thể huy động vốn xã hội hóa. Nguồn vốn xã hội hóa áp dụng cho các di tích có nguồn thu hoặc có tiềm năng thu hút nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân.
Sở VHTT - TP.HCM cho biết, từ năm 2021 đến nay, thành phố đã bố trí hơn 700 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước cho công tác bảo tồn, trong khi nguồn vốn xã hội hóa đạt gần 600 tỷ đồng. Dự kiến trong giai đoạn 2025 - 2030, Sở sẽ tiếp tục tham mưu để tăng cường nguồn lực, đảm bảo trùng tu nhiều công trình hơn so với giai đoạn 2021 -2025. Ghi nhận 02 di tích tiêu biểu của thành phố đang nảy sinh một số vấn đề trong công tác bảo tồn là Lò gốm Hưng Lợi (Quận 8) và Lăng Trương Tấn Bửu (Quận Phú Nhuận).
Đối với Lò gốm Hưng Lợi, đây là một di tích cấp quốc gia, nhưng hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, với toàn bộ phần lò phía trên đã sụp đổ, chỉ còn lại nền móng. Dự án trùng tu gặp khó khăn do tranh chấp đất đai kéo dài và tình trạng lấn chiếm. Đến nay, UBND quận 8 đã xây dựng tường rào bảo vệ phần đất thuộc sở hữu nhà nước để tránh xâm lấn thêm. Trung tâm Bảo tồn Di tích TP. HCM đang lập phương án và khái toán chi phí để trình UBND TP triển khai phục dựng trong giai đoạn 2026 - 2030.
Sở VHTT - TP.HCM cho biết, Lăng Trương Tấn Bửu đang xuống cấp với nhiều hạng mục như nấm mộ, bình phong, thành mộ bị nứt, bong tróc |
Về Di tích Lăng Trương Tấn Bửu là nơi an nghỉ của danh tướng Trương Tấn Bửu, di tích này đang xuống cấp với nhiều hạng mục như nấm mộ, bình phong, thành mộ bị nứt, bong tróc. Sở VHTT đang phối hợp với các cơ quan liên quan để lập kế hoạch khôi phục, đồng thời đảm bảo giữ nguyên nét cổ kính của di tích. Việc tiếp cận tham quan di tích hiện gặp khó khăn, do có một gia đình sinh sống và trông coi tại đây từ trước năm 1975.
Cũng theo báo cáo từ Sở VHTT - TP.HCM, từ năm 2021 đến nay, cơ quan cho biết chưa ghi nhận xảy ra tình trạng xâm hại di tích, mất hiện vật hay các hoạt động trái phép. Tuy nhiên, việc tiếp cận các di tích đôi khi gặp hạn chế, đặc biệt là ở Lăng Trương Tấn Bửu. Phản ánh từ người dân cho thấy, việc tham quan và chụp ảnh tại di tích này đôi khi yêu cầu giấy phép từ Phòng Văn hóa và Thông tin. Tuy nhiên, Sở khẳng định không có quy định nào bắt buộc việc xin giấy phép khi tham quan di tích. Phòng Văn hóa địa phương sẽ hỗ trợ tổ chức hoặc cá nhân nếu có yêu cầu chính đáng.
TP. HCM hiện là một trong những trung tâm văn hóa lớn của cả nước, với tổng cộng 193 di tích được xếp hạng, bao gồm 56 di tích cấp quốc gia và 137 di tích cấp thành phố. Ngoài ra, hơn 130 công trình khác đã được các cơ quan quản lý thống nhất đưa vào danh mục kiểm kê để bảo vệ theo quy định của Luật Di sản Văn hóa. Sở VHTT - TP.HCM cho biết, thành phố đặt mục tiêu tăng cường bảo tồn các di tích lịch sử, không chỉ để giữ gìn giá trị văn hóa mà còn nhằm phát triển du lịch bền vững. Giai đoạn tới, thành phố tiếp tục đầu tư ngân sách và huy động nguồn lực xã hội hóa. Đẩy mạnh phối hợp giữa các cơ quan, đặc biệt là trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai và lấn chiếm di tích. Đơn giản hóa các quy trình liên quan đến việc tham quan, khai thác di tích, nhằm thu hút du khách và nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị di sản. |
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hà Nội công nhận 83 cơ sở đạt danh hiệu "Sử dụng Năng lượng xanh năm 2024"
23:00 | 10/12/2024 Tin tức
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Festival làng nghề nông sản địa phương
09:22 | 09/12/2024 Tin tức
Hải quân Việt Nam - Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra chung
22:09 | 08/12/2024 Tin tức
Tin khác
Hướng phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
22:08 | 08/12/2024 Tin tức
Khai mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024
15:04 | 05/12/2024 Tin tức
Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần 3
15:03 | 05/12/2024 Tin tức
Tuyển phóng viên, cộng tác viên
09:10 | 05/12/2024 Tin tức
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga
10:43 | 04/12/2024 Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã
15:23 | 03/12/2024 Tin tức
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
Làng nghề mộc Vạn An đón nhận danh hiệu Làng nghề Hà Nội
23:50 | 01/12/2024 Tin tức
TP Quý Dương và TP. HCM: Cầu nối hợp tác bền vững Việt – Trung
23:49 | 01/12/2024 Tin tức
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ
23:29 | 30/11/2024 Khuyến công
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV
15:22 | 30/11/2024 Tin tức
Phú Yên đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển
17:00 | 28/11/2024 Tin tức
Hà Nội: Tinh hoa nghề lụa truyền thống hội tụ tại làng nghề Vạn Phúc
09:10 | 28/11/2024 Tin tức
Huế đón bằng công nhận Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng là di sản tư liệu của UNESCO
09:10 | 28/11/2024 Tin tức
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Giá trị nhân văn từ Lễ hội Thần làng
09:26 Văn hóa - Xã hội
Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP
09:18 OCOP
Bình Định thu ngân sách 15.615 tỷ đồng
09:10 Kinh tế
TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân
14:52 Văn hóa - Xã hội