Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII
Quang cảnh Hội nghị |
Tham dự Hội nghị có ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương Địa phương; Ông Dương Quốc Trịnh - Phó Cục trưởng Cục Công Thương; Đại diện các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Công thương. Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Hội cùng lãnh đạo 28 Sở Công Thương khu vực phía Bắc, đại diện các Trung tâm, đơn vị tổ chức thực hiện công tác khuyến công thuộc Sở Công Thương/tỉnh; Ngoài ra, còn có đại diện lãnh đạo một số Sở Công thương thuộc các tỉnh, thành khu vực miền Trung, miền Nam; Đại Hiệp hội làng nghề Việt Nam, Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Việt Nam,...
Các đại biểu chủ trì hội nghị |
Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII là sự kiện do Bộ Công Thương và UBND thành phố Hà Nội chủ trì, giao Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Cục Công Thương địa phương – Bộ Công Thương tổ chức nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khuyến công năm 2023, ước thực hiện 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch khuyến công năm 2024; tháo gỡ khó khăn, có cơ chế hỗ trợ tạo điều kiện cho đơn vị sự nghiệp thực hiện công tác khuyến công thuộc Sở Công Thương trên địa bàn các tỉnh, thành phố phát huy lợi thế. Đồng thời, xây dựng, định hình các mối liên kết, hợp tác phát triển lĩnh vực khuyến công giữa các địa phương trong tương thời gian tới.
Ông Dương Quốc Trịnh - Phó Cục trưởng Cục Công Thương phát biểu khai mạc Hội nghị |
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Dương Quốc Trịnh, Phó Cục trưởng Cục Công Thương Địa Phương cho biết, năm 2024 là năm tăng tốc Chương trình quốc gia giai đoạn 2021-2025, để hoàn thành mục tiêu chương trình; Tiếp tục triển khai hiệu quả công tác khuyến công, các địa phương tập trung đánh giá tác động của công tác khuyến công trên địa bàn, nêu những khó khăn và giải pháp hoàn thành Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021-2025, trong đó có khó khăn về chính sách; Sản xuất công nghiệp những tháng đầu năm tăng tốt và tiếp tục tăng trưởng trong những tháng tiếp theo. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay vẫn còn những thách thức, Chính phủ ban hành nhiều chính sách gỡ khó cho doanh nghiệp, trong đó khuyến công tiếp tục là công cụ quan trọng để thúc đẩy phát triển công nghiệp nói chung, công nghiệp nông thôn nói riêng.
Theo Cục Công Thương Địa phương, năm 2023, tổng kinh phí khuyến công của 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc là 176,4 tỷ đồng, đạt 94,6% so với kế hoạch năm (186,5 tỷ đồng). Trong đó, khuyến công quốc gia có tổng kinh phí thực hiện là 79,9 tỷ đồng, đạt 97,9% so với kế hoạch (81,6 tỷ đồng) và chiếm 45,3% kinh phí khuyến công thực hiện toàn vùng. Khuyến công địa phương có tổng kinh phí thực hiện là 96,6 tỷ đồng, đạt 92,1% so với kế hoạch (104,9 tỷ đồng) và chiếm 54,8% kinh phí khuyến công toàn vùng. Một số địa phương bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương ở mức khá trong khu vực cho hoạt động khuyến công là: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nghệ An, BắcNinh, Hải Dương, Nam Định, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang,...
Từ nguồn kinh phí này đã hỗ trợ xây dựng 11 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới; Hỗ trợ 399 cơ sở ứng dụng máy móc tiên tiến và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu sản xuất và nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường; 34 cơ sở công nghiệp nông thôn được hỗ trợ tư vấn, đánh giá, áp dụng sản xuất sạch hơn.
Tổng kế hoạch kinh phí khuyến công của toàn khu vực tính đến tháng 6 năm 2024 là 170,8 tỷ đồng, trong đó: Kinh phí khuyến công quốc gia giao theo kế hoạch 71,5 tỷ đồng. Đến nay, Bộ Tài chính đã thống nhất phân bổ kinh phí đợt 1 là 18 tỷ đồng (chiếm 26%). Kinh phí khuyến công địa phương giao theo kế hoạch 99 tỷ đồng.
Ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2024, kinh phí toàn vùng ước thực hiện đạt 34,7 tỷ đồng, đạt 20,3% kế hoạch năm, cao hơn 10,25% so với cùng kỳ. Trong đó: Kinh phí KCQG do phân bổ (đợt 1) không cao ước thực hiện 6 tháng đầu năm là 8,5 tỷ đồng đạt 11,9% kế hoạch năm; Kinh phí KCĐP ước thực hiện 26,2 tỷ đồng đạt 26,4% kế hoạch năm.
Tính từ đầu năm đến nay ngành công thương đã hỗ trợ các tỉnh, thành giúp 57 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào dây chuyền sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và 11 cơ sở công nghiệp nông thôn được hỗ trợ đánh giá sản xuất sạch hơn. Đồng thời, hỗ trợ được 701 gian hàng tiêu chuẩn cho gần 300 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia các hội chợ triển lãm trong nước. Ngoài ra, tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cho 245 lượt cơ sở; Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu và trưng bày quảng bá sản phẩm cho 5 cơ sở công nghiệp nông thôn. Bên cạnh đó ngành công thương đã tư vấn phát triển công nghiệp cho 62 dự án, với doanh thu đạt 4,87 tỷ đồng, đạt 49,1% kế hoạch năm, đạt 153,7% so với cùng kỳ năm 2023. Đồng thời, các địa phương đã hỗ trợ phát triển các cụm công nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực quản lý. Một số nội dung tiếp tục hoàn thành đạt tỷ lệ cao như: hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến; phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu...
Có được những kết quả đó, là nhờ sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của UBND cấp tỉnh; Sự nỗ lực của toàn tổ chức hệ thống khuyến công, đặc biệt là vai trò quan trọng trong quản lý, chỉ đạo của các Sở Công Thương, trong triển khai thực hiện của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; Sự phối hợp chặt chẽ của UBND cấp huyện và các đơn vị, tổ chức liên quan.
Các lãnh đạo ngành thương các địa phương tham luận tại Hội nghị |
Tại hội nghị, lãnh đạo các Sở công thương khu vực phía Bắc đã có những tham luận, trao đổi kinh nghiệm, đẩy mạnh liên kết hợp tác bằng các chương trình, kế hoạch cụ thể, đề ra các giải pháp đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động khuyến công tại các địa phương năm 2024 và các năm tiếp theo.
Đồng thời, đánh giá thực hiện các cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực khuyến công, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề tại địa phương; đánh giá lại mô hình tổ chức bộ máy khuyến công các tỉnh, thành phố để đề xuất, các cơ quan có thẩm quyền ban hành thống nhất thực hiện trên toàn quốc.
Bà Hà Thị Vinh - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Gốm sứ Bát Tràng - Hà Nội, Phó Chủ tịch Hiệp Hội Làng nghề Việt Nam phát biểu tham luận tại Hội nghị |
Chia sẻ tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Đình Thắng cho biết, lĩnh vực công nghiệp nông thôn không những thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố nói chung mà còn tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập của người dân.
Qua 10 năm tổ chức triển khai thực hiện công tác khuyến công của Hà Nội đã đạt nhiều kết quả tích cực. Theo đó, đã đào tạo 625 lớp truyền nghề, nâng cao tay nghề cho gần 22 nghìn lao động nông thôn, 16 lớp truyền nghề, nhân cấy nghề cho 800 lao động các tỉnh miền núi phía Bắc; Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở nông thông; hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu...Từ đó khuyến khích nhiều doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn mạnh dạn đầu tư kinh phí để thực hiện các nội dung nhằm đẩy mạnh và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai công tác khuyến công, Sở Công Thương Hà Nội cũng gặp một số khó khăn như cơ chế, chính sách cho chương trình còn chưa cao; Một số cơ sở sản xuất năng lực còn hạn chế, năng lực tiếp cận khoa học công nghệ, năng suất, chất lượng, chuyển đổi số, cải tiến mẫu mã, bao bì còn chưa cao...
Qua kinh nghiệm Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, việc xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch khuyến công phải được phân công, phân cấp cụ thể cụ thể cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn trong việc thực hiện hoạt động khuyến công; Nâng cao trách nhiệm, vai trò của các cơ quan, đơn vị tổ chức hoạt động khuyến công; Hằng năm ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình khuyến công bám sát nhu cầu của các cơ sở công nghiệp nông thôn và khả năng cân đối ngân sách; Thường xuyên rà soát, xây dựng, bổ sung, sửa đổi hoàn thiện các cơ chế chính sách của Thành phố trong lĩnh vực công thương; Thực hiện lồng ghép và các nội dung của các đề án, chương trình, kế hoạch hiện có, như: Phát triển Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch, Chương trình mỗi xã một sản phẩm; Tăng cường ứng dụng dựa trên các nền di động, công nghệ thông tin thông minh, thương mại điện tử trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm....
Ông Hoàng Chí Dũng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nam cũng đã đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Hà Nam để hoàn thành kế hoạch năm 2024. Đồng thời kiến nghị làm tốt công tác khuyến công trong thời gian tới. Như cần triển khai bám sát các quy định hiện có của nhà nước về khuyến công; Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thực hiện tốt hoạt động khuyến công; Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và kịp thời tháo gỡ khó khăn để hoàn thành đề án khuyến công đúng tiến độ…
Lãnh đạo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Tuyên Quang cũng đã có những chia sẻ về kết quả thực hiện công tác bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và giải pháp hỗ trợ xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm côngnghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Tuyên Quang…
Tại Hội nghị còn có các ý kiến tham luận của đại diện các Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển các tỉnh: Hải Dương, Bắc Giang, Lào Cai, Thái Nguyên, Hải Dương...
Cục trưởng Cục Công Thương địa phương Ngô Quang Trung phát biểu kết luận tại Hội nghị
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, ông Ngô Quang Trung, Cục trưởng Cục Công Thương Địa phương, Bộ Công Thương nhấn mạnh: Những ý kiến đại biểu trao đổi tại Hội nghị là những thông tin quan trọng để Bộ Công Thương nghiên cứu hướng giải quyết những vấn đề đặt ra nhằm triển khai hoàn thành Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021-2025 và xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công.
Để hoàn thành kế hoạch khuyến công của từng địa phương và toàn khu vực trong những tháng cuối năm 2024, Cục trưởng Cục Công Thương địa phương Ngô Quang Trung nhấn mạnh một số điểm như sau:
Thứ nhất, tiếp tục ra soát lại các chương trình, kế hoạch khuyến công năm 2024. Thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch khuyến công năm 2025, khảo sát xây dựng các đề án nhằm hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, phù hợp với năng lực triển khai của đơn vị thực hiện nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh của vùng và địa phương trong chuỗi giá trị.
Thứ hai, Thực hiện nghiêm túc thông báo kết luận của Bộ trưởng Bộ Công Thương tai Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả 10 năm thi hành Nghị định số 45/2012/NĐ-CP về khuyến công. Hoàn thiện thể chế, chính sách về hoạt động khuyến công tạo động lực phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhanh và bền vững. Tăng cường rà soát, đánh giá toàn diện đối với các quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP, tập trung nghiên cứu góp ý chất lượng đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công của Bộ Công Thương.
Thứ ba, Sở Công Thương tiếp tục xác định rõ vai trò là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công tại địa phương; kiện toàn tổ chức theo hướng giữ nguyên đơn vị sự nghiệp thuộc Sở thực hiện nhiệm vụ về khuyến công để đảm bảo thực hiện hoạt động chuyên môn đặc thù của ngành Công Thương theo quy định của pháp luật; phối hợp chặt chẽ các Sở ngành liên quan, đặc biệt là Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thực hiện hiệu quả các hoạt động khuyến công.
Thứ tư, bám sát hoạt động của các cơ sở công nghiệp nông thôn, tập trung theo dõi đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án khuyến công quốc gia ngay sau khi được phân bổ kinh phí khuyến công kịp tiến độ; Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai các đề án. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khuyến công ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả: Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho đơn vị thực hiện. Xây dựng hệ thống cộng tác viên khuyến công cấp huyện, cấp xã nhằm giúp các cơ sở CNNT thuận lợi hơn trong tiếp cận chính sách khuyến công.
Thứ năm, triển khai các nhiệm vụ khuyến công nhằm thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành Công Thương, phát triển nhanh và bền vững công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở phát huy vai trò động lực của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành. Tăng cường các hoạt động khuyến công, góp phần xây dựng nông thôn mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả và đa dạng hóa các hình thức thông tin tuyên truyền, cung cấp kịp thời thông tin về cơ chế chính sách đối với hoạt động khuyến công, phát triển công nghiệp, thương mại góp phần củng cố niềm tin, tạo khí thế, truyền cảm hứng cho người dân, doanh nghiệp..
Phát biểu bế mac Hội nghị, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hà Nội Trần Thị Phương Lan đánh giá: Nhìn chung, báo cáo và các ý kiến phát biểu, tham luận tại Hội nghị đều thống nhất nhận định năm 2023 và các tháng đầu năm 2024 mặc dù tình hình kinh tế trong nước và thế giới còn gặp nhiều khó khăn, thách thức làm ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế, thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong Chương trình khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương. Kinh phí bố trí cho công tác khuyến công còn hạn hẹp, cơ chế chính sách còn nhiều bất cập chưa được sửa đổi kịp thời, mô hình tổ chức bộ máy đang bị thu hẹp chưa có tính đồng nhất trong địa phương... Song được sự quan tâm tạo điều kiện của Bộ Công Thương, của UBND các tỉnh/thành phố, sự sáng tạo vượt khó, sự nỗ lực của các đồng chí lãnh đạo Sở công thương và các đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác khuyến công trong toàn khu vực, công tác khuyến công đã giữ được vai trò quan trọng trong thúc đẩy sản xuất công nghiệp nông thôn, đóng góp chung vào phát triển sản xuất kinh doanh của các địa phương và cả nước.
Hội nghị Khuyến Công 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII, năm 2024 đã thành công tốt đẹp. Sau Hội nghị, Sở công thương các tỉnh, thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Cục trưởng Cục Công Thương địa phương và các góp ý của các đại biểu để bổ sung, hoàn thiện các giải pháp triển khai hiệu quả công tác khuyến công trong thời gian tới nhằm thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ được Bộ Công thương và UBND các tỉnh, thành phố giao.
Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội trao cở đăng cai tổ chức Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2025 cho Sở Công Thương tỉnh Hà Giang |
Ngay tại Hội nghị, lãnh đạo Sở Công thương TP Hà Nội cũng đã trao cờ luân lưu đơn vị đăng cai Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2025 cho Sở Công Thương tỉnh Hà Giang dưới sự chứng kiến của Cục trưởng Cục Công Thương địa phương và các đại biểu tham dự Hội nghị.
Được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Bộ Công Thương; Thành uỷ/Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố; sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, đơn vị; sự chủ động, nỗ lực cố gắng của các doanh nghiệp, hoạt động công nghiệp, thương mại khu vực phía Bắc đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong năm 2023 và những tháng đầu năm 2024. Trong đó phải kể đến công tác triển khai các hoạt động khuyến công, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của cả nước. |
Tin liên quan
Tin mới hơn
Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ
23:29 | 30/11/2024 Khuyến công
Hiệu quả thiết thực chương trình khuyến công ở Sóc Trăng
09:32 | 29/11/2024 Khuyến công
Hải Phòng: Tổ chức chương trình tuần hàng Việt Nam
09:28 | 29/11/2024 Khuyến công
Khuyến công Thái Nguyên: Hỗ trợ các cơ sở sản xuất chè phát triển
09:28 | 29/11/2024 Khuyến công
Thái Bình nghiệm thu đề án khuyến công năm 2024
09:28 | 29/11/2024 Khuyến công
Khuyến công Đắk Lắk: Nghiệm thu đề án hỗ trợ chế biến sầu riêng
09:28 | 29/11/2024 Khuyến công
Tin khác
Huyện Thạch Thất (Hà Nội): Quảng bá hàng thủ công mỹ nghệ mới sáng tạo
10:59 | 26/11/2024 Khuyến công
Khuyến công Yên Bái: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị sản xuất ván bóc
10:58 | 26/11/2024 Khuyến công
Đồng Tháp: Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào chương trình khuyến công
10:58 | 26/11/2024 Khuyến công
Tuyên Quang: Khuyến công đồng hành cùng cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số
10:59 | 25/11/2024 Khuyến công
Khuyến công Lâm Đồng: Phối hợp với doanh nghiệp hoàn thành đề án đúng tiến độ
10:59 | 25/11/2024 Khuyến công
Khuyến công Đà Nẵng: Xây dựng mô hình thí điểm sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
09:57 | 25/11/2024 Khuyến công
Quảng Ngãi: Xây dựng Nghị quyết quy định mức chi các hoạt động khuyến công
14:19 | 21/11/2024 Khuyến công
Huyện Đô Lương (Nghệ An): Tập huấn công tác khuyến công
14:17 | 21/11/2024 Khuyến công
Bến Tre: Thêm 10 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
14:17 | 21/11/2024 Khuyến công
Bến Tre: Thực hiện hiệu quả chương trình khuyến công
14:16 | 21/11/2024 Khuyến công
Khuyến công Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ
14:15 | 21/11/2024 Khuyến công
Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển sản xuất công nghiệp
14:15 | 21/11/2024 Khuyến công
Hà Nội: Khai mạc Triển lãm sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề
09:10 | 21/11/2024 Khuyến công
Triển lãm mẫu thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ sáng tạo tại huyện Thạch Thất - Hà Nội năm 2024
10:33 | 15/11/2024 Khuyến công
Ninh Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án khuyến công
09:58 | 08/11/2024 Khuyến công
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức