Hoạt động của các Phó Thủ tướng Chính phủ ngày 14/2
Chiều 14/2, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia) đến thăm và làm việc tại Tổng cục Quản lý thị trường.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Thường trực ghi nhận và biểu dương kết quả đạt được của cán bộ, công chức, vỉên chức và người lao động của Tổng cục Quản lý thị trường trong thời gian qua. Bên cạnh những thành tích, kết quả đạt được, theo Phó Thủ tướng Thường trực, công tác quản lý thị trường còn một số khó khăn, bất cập và tồn tại cần sớm được khắc phục.
Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh, năm 2019 là năm có ý nghĩa quan trọng đối với việc đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, cơ hội, thuận lợi của đất nước nhiều mặt tăng lên nhưng khó khăn, thách thức cũng rất lớn. Dự báo trong năm 2019, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vi phạm an toàn thực phẩm tiếp tục diễn biến phức tạp.
“Đặc biệt, khi chúng ta gia nhập các hiệp định thương mại, những vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra càng cấp thiết hơn đối với nền kinh tế chia sẻ hiện nay. Đó là, làm sao để vừa bảo vệ được nền sản xuất trong nước, bảo vệ người tiêu dùng, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, vừa chống buôn lậu, gian lận thương mại, vi phạm sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, chống lừa đảo qua bán hàng đa cấp…”, Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh.
Để xử lý hiệu quả tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu lực lượng quản lý thị trường tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Trước hết, lực lượng quản lý thị trường tập trung quán triệt, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo 389 các địa phương về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
Bộ Công Thương và Tổng cục Quản lý thị trường quán triệt đến toàn thể lực lượng quản lý thị trường phải coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, gắn với việc đánh giá hoàn thành nhiệm vụ chính trị, công tác chuyên môn hàng năm.
Đồng thời, lực lượng chức năng tiếp tục làm tốt công tác dự báo, nắm chắc tình hình, không để xảy ra bị động, bất ngờ, nắm vững các diễn biến, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách để kịp thời phát hiện, nhận diện các vấn đề nổi cộm, các lĩnh vực mặt hàng vi phạm mới nổi để kịp thời đấu tranh ngăn chặn, xử lý; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các đường dây, nhóm buôn lậu, gian lận thương mại.
Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, lực lượng chức năng tiếp tục rà soát, phát hiện những bất cập trong cơ chế chính sách để kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành xem xét, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Tổng cục Quản lý thị trường cần khẩn trương kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự, biên chế để nhanh chóng ổn định tổ chức và hoạt động của lực lượng quản lý thị trường.
Tổng cục Quản lý thị trường quán triệt, thực hiện nghiêm các chủ trương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cản bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp để nâng cao khả năng tự đề kháng gắn với đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm trong cán bộ, đảng viên ngành quản lý thị trường.
"Ngành tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, kiên quyết ngăn chặn tình trạng 'tham nhũng vặt', không để người dân, doanh nghiệp bức xúc, giảm sút niềm tin vào đội ngũ cán bộ, công chức quản lý thị trường. Đồng thời, ngăn chặn những biểu hiện vi phạm về biện pháp công tác, lạm quyền trong khi thực thi công vụ gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, uy tín thương hiệu của doanh nghiệp; dư luận về một số biểu hiện hống hách, cửa quyền, tham nhũng, tiêu cực của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ", Phó Thủ tướng Thường trực giao nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, ngành quản lý thị trường chủ động xây dựng Quy chế phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng: Công an, hải quan, thuế, bộ đội biên phòng, thanh tra chuyên ngành từ Trung ương đến các địa phương trong đấu tranh phòng, chống buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm.
Lực lượng chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thường xuyên gặp gỡ, đối thoại, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để công tác kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đạt hiệu quả cao.
Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật cho tổ chức, cá nhân kinh doanh; tổ chức ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng và kiểm tra đối với những cơ sở kinh doanh đã ký cam kết và xử lý nghiêm những trường hợp đã ký cam kết nhưng vẫn vi phạm.
Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường sớm hoàn thiện Đề án thành lập 19 Cục Quản lý thị trường liên tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị về đầu tư nước ngoài
Chiều 14/2, tại Bình Dương, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì Hội nghị tham vấn định hướng hoàn thiện thể chế chính sách về đầu tư nước ngoài trong bối cảnh mới.
Đây là chuyến khảo sát địa phương cuối cùng sau các đợt đi Hải Phòng, Bắc Ninh và Hà Nội để Ban cán sự Đảng Chính phủ xây dựng dự thảo Đề án Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài (FDI) đến năm 2030 trình Bộ Chính trị cho ý kiến vào tháng 4/2019.
Cùng tham dự Hội nghị còn có lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo của tỉnh uỷ, UBND, HĐND của hơn 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phía nam, các tổ chức tài chính, kinh tế của quốc tế và khu vực và hàng trăm doanh nghiệp FDI.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết Hội nghị tổng kết 30 năm thu hút, sử dụng FDI tổ chức vào cuối năm 2018 đã khẳng định FDI đã trở thành một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế. Lũy kế đến ngày 20/1/2019, cả nước có 27.463 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký khoảng 343 tỷ USD và tổng vốn thực hiện hơn 192 tỷ USD.
Tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội duy trì ở mức khoảng 18-25% trong giai đoạn 1991 - 2018. FDI góp phần quan trọng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư kinh doanh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu, tăng nguồn thu ngân sách, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao thế và lực của đất nước,… vị thế của Việt Nam trên thế giới. Báo cáo năm 2017 của Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc (UNTAD) đánh giá Việt Nam nằm trong nhóm 12 quốc gia thành công nhất về thu hút FDI.
Đại diện các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài kiến nghị Chính phủ sửa đổi chính sách pháp luật để tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tăng cường đổi mới giáo dục và đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, bảo đảm chuyển giao công nghệ hiệu quả, lựa chọn dòng vốn FDI thân thiện với môi trường, có trách nhiệm với xã hội…
Đánh giá cao các ý kiến phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết đây sẽ là luận cứ quan trọng để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu, hoàn thiện Đề án trình Bộ Chính trị. Phó Thủ tướng cũng chia sẻ nhiều vấn đề đặt ra trong thu hút, sử dụng FDI trong giai đoạn tới nhằm phát triển bền vững đô thị, khuyến khích chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý và sẵn sàng cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng, logistics toàn cầu.
Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam cần chuyển đổi phương thức tiếp cận FDI với “động cơ” chính là thu hút công nghệ cao, lao động chất lượng cao, chủ động thu hút FDI và phân cấp mạnh mẽ cho các chính quyền địa phương như TPHCM để thu hút các tập đoàn đa quốc gia “xây tổ”; chuyển tư duy thu hút đầu tư theo quy mô vốn sang tiêu chí dựa vào hiệu quả giá trị gia tăng của dòng vốn FDI.
Giải pháp đặt ra, Phó Thủ tướng nhấn mạnh tới việc xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế số để tất cả các thành phần kinh tế được hưởng lợi và các chính sách cụ thể để liên kết FDI với khối doanh nghiệp trong nước.
Chính sách thu hút FDI “thế hệ mới” được hiểu là kêu gọi và hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp nước ngoài có công nghệ cao, tập trung nghiên cứu và phát triển, năng lực quản trị hiện đại, mang lại giá trị gia tăng cao cho kinh tế Việt Nam và liên kết, hợp tác với doanh nghiệp trong nước.
“Chính phủ Việt Nam nhất quán hoàn thiện thể chế chính sách để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. FDI là bộ phận hữu cơ, thành viên tích cực của nền kinh tế và Việt Nam sẽ thực hiện hợp tác, đầu tư với các doanh nghiệp FDI”, Phó Thủ tướng nêu rõ.
Bên lề Hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp một số học giả, lãnh đạo một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài./.
Thái Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 | 05/07/2025 Tin tức

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”
09:18 | 04/07/2025 Tin tức

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Tập trung xây dựng mô hình khuyến nông trên các sản phẩm chủ lực
11:00 | 02/07/2025 Tin tức

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 | 01/07/2025 Tin tức

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 | 01/07/2025 Tin tức
Tin khác

1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
10:27 | 01/07/2025 Tin tức

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến
09:19 | 01/07/2025 Tin tức

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới
19:21 | 30/06/2025 Tin tức

Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng
15:42 | 30/06/2025 Tin tức

TP. HCM: Khai mạc trưng bày chuyên đề và công bố quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia
13:36 | 30/06/2025 Tin tức

Lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội
09:42 | 30/06/2025 Tin tức

Thanh Hóa: Thành lập 26 trung tâm dịch vụ nông nghiệp mới
22:07 | 29/06/2025 Tin tức

Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 9
22:07 | 29/06/2025 Tin tức

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao
22:06 | 29/06/2025 Tin tức

Thanh Hóa: Công bố huyện Ngọc Lặc đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 | 28/06/2025 Tin tức

Vương quốc Anh kêu gọi hợp tác với Việt Nam trong Chiến lược Công nghiệp Hiện đại
10:26 | 27/06/2025 Tin tức

Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền hai cấp tỉnh Gia Lai mới thông suốt
10:29 | 26/06/2025 Tin tức

Hướng dẫn sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ ngày 1-7-2025
10:04 | 26/06/2025 Tin tức

Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh Tiền Giang hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
09:48 | 25/06/2025 Tin tức

Phái đoàn Thương mại Năng lượng Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác cho ngành điện gió ngoài khơi tại Anh
11:01 | 24/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP