Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Hiệp hội làng nghề Việt Nam cần bước ngoặt mới cho giai đoạn tới

LNV - 18 năm xây dựng và phát triển, không chỉ riêng Hiệp hội Làng nghề Việt Nam mà cả các tổ chức và lực lượng làm nghề thủ công tại các làng nghề cả nước đã thực sự trưởng thành, khẳng định được vị trí trong xã hội, nền kinh tế bằng những đóng góp thực chất của mình, đặc biệt là trong việc bảo tồn và phát triển di sản của đất nước.


Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Năm nay, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội Hiệp hội Làng nghề Việt Nam lần thứ 5 (2023-2028). Đại hội sẽ làm công việc nhìn lại và đánh giá nhiệm kỳ qua và quyết định phương hướng hoạt động trong năm năm tới. Liên quan đến phương hướng là liên quan đến tầm nhìn trong bối cảnh nhiều thay đổi về kinh tế - xã hội, văn hóa, khoa học công nghệ, tiếp thị, lý luận, nghề nghiệp, phương thức chế tác…, đặc biệt là sự thay đổi cách nhìn, cách đánh giá nghề thủ công, tiêu dùng sản phẩm thủ công đương đại.

Trong phạm vi bài này tôi muốn bày tỏ đôi điều về những thay đổi đối với nghề thủ công, là linh hồn của làng nghề, là động lực và mục tiêu theo đuổi của mỗi nghệ nhân, thợ thủ công. Điều này là yếu tố cốt lõi giúp cho một tầm nhìn có định hướng đúng hơn. Theo tôi, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam vừa hoàn thành một giai đoạn cực kỳ khó khăn trong công cuộc vận động khôi phục và phát triển làng nghề. Do đó, tôi mong Đại hội cần quan tâm đặc biệt, tập trung trí tuệ thảo luận và có quyết định phù hợp cho giai đoạn tiếp theo.
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tăng liên tục hàng năm, dự kiến sẽ đạt 4 tỷ đô la vào năm 2025. Đó là một con số lớn khi so với vài trăm triệu đô la của 20 năm trước, nhưng ngày nay nghề thủ công có giá trị khác hơn giá trị tiền tệ rất nhiều, thậm chí nếu biết làm nổi bật lên những giá trị khác ấy, thu nhập bằng tiền có thể nhiều hơn nhiều lần và đóng góp nhiều hơn để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công truyền thống của dân tộc.

Trong hàng ngàn năm, con người đã tạo ra các loại hình thủ công khác nhau và đã trở thành một phần không thể thiếu của các nền văn hóa khác nhau của mỗi quốc gia. Đáng buồn thay, một số người không còn coi trọng nghề thủ công nữa vì họ cho rằng chúng nhỏ bé, tầm thường, ai cũng có thể làm được và có thể kiếm sống từ những thứ đơn giản ấy. Nhiều người hành nghề thủ công đánh đồng hoặc định giá sản phẩm thủ công như những sản phẩm sản xuất hàng loạt.


Đây là lý do tại sao các quốc gia khác nhau trên thế giới đã và đang nỗ lực hết mình để hồi sinh và bảo tồn nghề thủ công, ngành công nghiệp thủ công đang chết dần chết mòn, đặc biệt là kể từ sau Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của Liên hợp quốc ra đời khi “xét đến tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể như là động lực chính của đa dạng văn hóa và là một đảm bảo cho sự phát triển bền vững”. Nhưng tại sao phải cứu, bảo vệ và hỗ trợ lĩnh vực thủ công của xã hội, quốc gia là quan trọng? Ngoài giải thích của UNESCO, có thể chúng ta tìm thấy một số câu trả lời cho các câu hỏi này.

Nghề thủ công và nghệ thuật phản ánh cảm xúc, tính cách, hành vi, niềm tin của một cá nhân, nhóm người hoặc xã hội, ... Điều này có nghĩa là mọi người có thể tìm hiểu thêm về một người, nhóm người hoặc một xã hội bằng cách nghiên cứu nghệ thuật và thủ công của họ. Các nền văn minh qua khảo cổ là những ví dụ tuyệt vời. Chúng ta đã có thể biết thêm về những người trong thời cổ đại nhờ dấu tích nghề thủ công tuyệt vời của thời đại họ. Bản sắc cá nhân, nhóm người, một dân tộc hoặc xã hội được ghi trên những tác phẩm thủ công. Người dùng sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngày càng đòi hỏi không chỉ sản phẩm thủ công ở giá trị thẩm mỹ, quy trình chế tác mà còn tìm kiếm những ý tưởng, bản sắc của người làm ra chúng. Điều này cũng giải thích vì sao chúng ta có quyền tự hào “sản phẩm của Việt Nam” (made by Vietnamese) mà các loại sản phẩm khác khó đạt được.
Chúng ta sống trong một thế giới nơi các quốc gia có ngôn ngữ và phương ngữ khác nhau. Chúng ta nói tiếng Việt nên không thể truyền thông hoặc chia sẻ cảm xúc, ý tưởng đến người nói tiếng khác. Ngay như tiếng Anh trở thành một ngôn ngữ toàn cầu nhưng nhiều người vẫn không biết cách nói nó. May thay, bất kể ai đến từ bất kỳ quốc gia nào họ đều có thể dễ dàng hiểu một chế tác thủ công. Thủ công mỹ nghệ làm trung gian giao lưu văn hóa, truyền đạt các giá trị thuộc bản sắc một dân tộc. Rõ ràng sản phẩm thủ công được coi là hình thức giao tiếp, chia sẻ phổ quát thuận lợi hơn các loại hình khác thuộc di sản phi vật thể như ngôn ngữ, nghệ thuật diễn xướng, tập quán, lễ hội... Chúng có thể nói chuyện với mọi người và gợi lên cảm xúc, suy nghĩ hoặc ý tưởng. Nghề thủ công đề cập đến gần như một loại hình nghệ thuật – thực hành tạo biểu cảm – trong đó các ý tưởng hiện diện nhưng không nhất thiết phải bằng lời nói, hoặc khái niệm. Nhà nhân chủng học thủ công Kathryn Lichti-Harriman, Đại học Aberdeen, khám phá một cách nghiêm túc hơn (2010). Cô đang nghiên cứu cách khai thác các khía cạnh phi khái niệm của thủ công như một cách thu hút công chúng đa dạng đến bảo tàng, các chế tác thủ công với những ý tưởng
phức tạp.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, “không phải mọi ý tưởng đều bắt đầu bằng từ ngữ”. Một sự thật được khám phá bởi nhà lý luận thẩm mỹ Darwin, Ellen Dissanayake (Brown và Dissanayake 2004; Dissanayake 1990, 1992, 2011), các tác phẩm của Dissanayake khám phá nền tảng tiến hóa đối với thẩm mỹ và thực hành tạo hình của con người. Từ quan điểm này, người ta lập luận rằng động lực cơ bản để tạo ra những đồ vật đẹp đẽ là bẩm sinh – liên quan đến sinh học thần kinh, cảm xúc và tính xã hội – cũng như chịu ảnh hưởng của văn hóa; và do đó, có một bản chất phi khái niệm cơ bản làm nền tảng cho các hoạt động chế tác thủ công.

Từ một góc nhìn khác “thủ công đương đại tạo ra mọi thứ”, Tiến sĩ Rosy Greenless, Giám đốc Hội đồng Thủ công (của Anh và xứ Wales) chỉ ra. Một quan sát không thể coi thường vì khả năng tiếp cận nguyên liệu và thị trường thường có thể được coi là động lực thúc đẩy các nhà sản xuất sử dụng phương tiện truyền thông xã hội đương đại và các tài nguyên Internet, trí tuệ thông minh khác trong thực tiễn sáng tạo của họ. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra tính chất trung tâm của tính vật chất và sản xuất trong các đồ vật và quy trình được coi là “thủ công” (Laurie Britton-Newell, Caroline Broadhead). Những điều này khác biệt về chất lượng/ý nghĩa với những đối tượng và quy trình được coi là “nghệ thuật” (Becker 1978, Lichti-Harriman 2010, đã dẫn), và do đó đáng để khám phá thêm trong nghiên cứu trong tương lai.

Di sản văn hóa phi vật thể nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công truyền thống nói riêng đã được mô tả một cách khéo léo là “văn hóa sống của các dân tộc” (Chuyên gia cao cấp Vũ Quốc Tuấn). Theo đó, cung cấp cho họ ý thức về bản sắc và tính liên tục, do đó thúc đẩy sự tôn trọng đa dạng văn hóa và sức sáng tạo của con người. Khái niệm cốt lõi mà Công ước 2003 và Luật Di sản Văn hóa Việt Nam được xây dựng là khái niệm “bảo vệ”, có nghĩa là “các biện pháp nhằm đảm bảo tính khả thi” của Di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có nghề thủ công truyền thống. Điều này liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ pháp lý trung tâm của các quốc gia thành viên và các thành viên trong một quốc gia, vì "bảo vệ an toàn" là một trong những mục đích chính của Công ước và Luật Di sản Việt Nam, cùng với việc đảm bảo tôn trọng và đánh giá cao lẫn nhau, nâng cao nhận thức về Di sản văn hóa phi vật thể và cung cấp sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế. Cần chú trọng việc bảo vệ bao gồm một cách tiếp cận rộng hơn đối với vấn đề nhạy cảm là bảo vệ hợp pháp cho “một cơ thể sống”, nhằm mục đích duy trì các hoàn cảnh và quá trình mà nó đang được tạo ra, bảo tồn và truyền đi thay vì – theo cách tiếp cận cổ điển - bảo vệ nó chống lại bất kỳ mối đe dọa nào hoặc bảo vệ “vật lý” và “tại chỗ”. Nghề thủ công truyền thống là một phần rất quan trọng trong “cơ thể sống” đó. Bảo vệ sự toàn vẹn về văn hóa nghề thủ công cần phải thực hành những công việc chính bao gồm: phải khai hoang, khôi phục nghề truyền thống của dân tộc để đạt được chủ quyền văn hóa toàn vẹn và đảm bảo sự tồn tại của các dân tộc mình. Việc khôi phục lại nghề thủ công truyền thống không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà cùng với các tổ chức, gia đình, cộng đồng và mỗi thành viên trong cộng đồng cùng làm việc về vấn đề này. Cụ thể, để làm điều này là thực hành các di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công (bao gồm tri thức truyền thống và kỹ năng).
Chủ quyền văn hóa là thứ mỗi cộng đồng tự trao cho mình mà chưa cần đến trách nhiệm ủy thác của chính phủ. Chủ quyền văn hóa là quyền vốn có của các dân tộc trong việc sử dụng các giá trị, truyền thống và tinh thần của dân tộc đó để bảo vệ tương lai của dân tộc mình. Chủ quyền văn hóa phi vật thể nghề thủ công truyền thống không dễ dàng đến với một dân tộc đã từng bị đô hộ hàng trăm, hàng ngàn năm và qua nhiều thế hệ như các dân tộc Việt Nam. Do đó đòi hỏi mỗi người phải có ý thức và có lòng dũng cảm trong việc bảo vệ và phát triển nghề truyền thống của dân tộc mình để trở thành nguồn lực, thành sức mạnh. Giống như quyền tự quyết, chủ quyền văn hóa về bản chất gắn liền với quyền bất khả xâm phạm, đối lập với bá quyền văn hoá. Chủ quyền văn hóa gắn liền với chủ quyền lãnh thổ quốc gia và các quyền khác về kinh tế, chính trị… Những gì một quốc gia tạo ra là một phần cấu trúc và bản sắc của nó. Tầm quan trọng như vậy gần đây đã được công nhận về mặt chính trị và trên phạm vi quốc tế.

Cuối cùng, tham chiếu Luật di sản văn hóa 2013: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. “Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa” (Điều 10). Trong phạm vi nhiệm vụ của mình, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cần gắn chặt với nhiệm vụ của Nhà nước trong thực hiện việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công (xem Điều 17, Luật DSVH).

Sự thật và cũng là quy luật đối với di sản văn hóa phi vật thể nói chung và di sản nghề thủ công truyền thống nói riêng: quá khứ đã tạo ra hiện tại và hiện tại sẽ tạo ra tương lai của chúng ta. Đó là logic của sự tiến hóa của xã hội chứ không chỉ văn hóa. Một vài nghệ nhân nói với tôi, đại ý rằng: nếu những gì bạn học được từ vốn truyền thống mà không làm cho chúng thích nghi với xã hội đương thời và không sáng tạo để làm giàu thêm di sản để truyền lại cho người kế tục, nghề của riêng bạn thì sẽ mai một. Chúng ta nên lưu ý rằng sức mạnh xã hội của văn hóa truyền thống, dù bạn có hay không thừa nhận, tìm cách cản trở dù bất kỳ lý do nào, chúng vẫn tiếp tục theo dòng lịch sử phát triển của các cộng đồng, các dân tộc.

Di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công liên quan nhiều thế hệ và liên tục được tái tạo, chúng đảm bảo cho con người một cảm giác về bản sắc và tính liên tục. Các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế đang tăng trưởng tuy nhiên việc bảo vệ an toàn di sản văn hóa phi vật thể nói chung và nghề thủ công truyền thống nói riêng là giữ nguồn mạch quý giá của nền kinh tế. Các hoạt động bảo vệ do đó phải luôn có sự tham gia của xã hội, con người, đặc biệt là các cá nhân mang di sản đó. Hiện nay, sự giàu có văn hóa truyền thống trở thành động lực chính cho du lịch. Sự hợp tác văn hóa được kích thích bởi những cuộc gặp gỡ toàn cầu đã thúc đẩy thảo luận, xây dựng sự hiểu biết và khuyến khích lòng khoan dung và hòa bình. Nghề thủ công truyền bá văn hóa theo ngôn ngữ riêng của mình thể hiện trên các vật phẩm chế tác. Nghề thủ công truyền thống là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai và được thực hành liên tục làm thay đổi cấu trúc của xã hội bằng những trải nghiệm.

Sức quyến rũ của nghề thủ công truyền thống không chỉ là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo và độc đáo mà chính là giá trị của những kiến thức và kỹ năng truyền thống và các giá trị kinh tế xã hội lớn lao mà mọi người đã dần dần nhìn thấy: nghề thủ công truyền thống có sức quyến rũ hơn bao giờ hết.

Tóm lại, tầm quan trọng của hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm qua đã tăng lên do giá trị văn hóa, tài chính cùng nhiều giá trị khác mà bài này chưa nói hết. Tuy nhiên điều rút ra từ những phân tích trên chính là: Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trong nhiệm kỳ tới cần xem xét và quyết định một bước đi mới trong giai đoạn 10- 20 năm sau và dài hơn nữa. Đó là tập trung cho một cuộc vận động về bảo vệ và phát triển các giá trị to lớn của nghề thủ công. Lấy cuộc vận động này làm trung tâm động lực cho sự phát triển bền vững các làng nghề, nghề thủ công, trong sáng tạo sản phẩm thủ công, hướng đến chất lượng và ý nghĩa trong mỗi chế tác sáng tạo ra.

Nguyễn Lực
Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn – Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

Tin liên quan

Tin mới hơn

Suntory PepsiCo Việt Nam hỗ trợ nước sạch cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Suntory PepsiCo Việt Nam hỗ trợ nước sạch cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

LNV - Cơn bão Yagi gây thiệt hại nặng nề tại các tỉnh miền Bắc, theo Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến 12 giờ ngày 13/9/2024, đã có 233 người chết và 103 người mất tích. Tình trạng sạt lở và lũ quét nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, gián đoạn các nhu cầu thiết yếu như điện, nước và thực phẩm. Hơn 30 tỉnh miền Bắc như Lào Cai, Bắc Kạn, Phú Thọ, Yên Bái, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên… đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng, khiến hàng ngàn hộ gia đình gặp khó khăn trong việc đảm bảo các nhu cầu thiết yếu.
Diễn đàn: "Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội"

Diễn đàn: "Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội"

LNV - Sáng ngày 13/9/2024, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam và Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống cùng sự đồng hành của Công Ty Cổ Phần Chuỗi Thực phẩm TH tổ chức Diễn đàn: "Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội".
Trưng bày hơn 300 sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Trưng bày hơn 300 sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

LNV - Hơn 300 sản phẩm OCOP đặc trưng, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Kiên Giang trưng bày tại hệ thống siêu thị Co.opmart trên địa bàn tỉnh Kiên Giang từ ngày 6 đến 15-9.
TP. Hội An: “Lễ hội Cổ Cò 2024” gần 60 gian hàng sản phẩm đặc sắc tham dự

TP. Hội An: “Lễ hội Cổ Cò 2024” gần 60 gian hàng sản phẩm đặc sắc tham dự

LNV - Sáng 31/8/2024, “Lễ hội Cổ Cò 2024” lần đầu tiên được tổ chức tại Công viên Lăng Bà Cồn Động, trên đường Trường Sa, phường Cẩm An, TP. Hội An, (Quảng Nam) thu hút sự tham dự của đông đảo lãnh đạo, chính quyền, các đoàn thể, người dân và du khách.
Bình Phước: Người dân thị xã Chơn Thành hướng về miền Bắc

Bình Phước: Người dân thị xã Chơn Thành hướng về miền Bắc

Những ngày qua, người dân các tỉnh phía Bắc đang oằn mình gánh chịu hậu quả của bão lụt, bao gia đình mất hết cả người thân, nhà cửa, tài sản..., bao cảnh đau thương mất mát xảy ra, rất nhiều người đang cần lắm sự chung tay từ tất cả mọi người trong đó có anh em miền Nam ruột thịt!
Làng nghề trồng hoa ở Hưng Yên ngập trong nước lũ

Làng nghề trồng hoa ở Hưng Yên ngập trong nước lũ

LNV – Mặc dù các hộ dân ở làng nghề trồng hoa ở 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Văn Đức (huyện Văn Giang, Hưng Yên) đã khẩn trương di dời cây trồng ra khỏi vùng ngập nhưng hiện nay nước tràn qua đê đã nhấn chìm nhiều diện tích trồng hoa, cây cảnh.

Tin khác

Lời kêu gọi của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam về vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Lời kêu gọi của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam về vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

LNV - Những ngày vừa qua, cơn bão số 3 và lũ lụt đã tàn phá, gây thiệt hại nặng nề cho nhiều tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc nước ta. Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm cùng với công văn số 8908/MTTW-BTT ngày 09/9/2024 cùa Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung Ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam.
Quảng Ngãi hướng về đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

Quảng Ngãi hướng về đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

LNV - Ngày 11/9, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định trích từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh 10 tỷ đồng để hỗ trợ các tỉnh, thành phía Bắc bị thiệt hại nặng do bão số 3 gây ra.
Huyện Thọ Xuân: Tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia nằm trong tốp dẫn đầu của tỉnh Thanh Hóa

Huyện Thọ Xuân: Tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia nằm trong tốp dẫn đầu của tỉnh Thanh Hóa

LNV - Năm học 2023 - 2024 là năm học thứ hai thực hiện Nghị quyết số 06 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về “Phát triển giáo dục và đào tạo huyện Thọ Xuân giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Toàn huyện còn 103 trường (trong đó có 05 trường THPT). Công tác huy động học sinh đến trường đảm bảo đạt tỷ lệ cao đối với tất cả các cấp học.
Bình Định đồng hành cùng đồng bào miền Bắc vượt qua cơn bão số 3

Bình Định đồng hành cùng đồng bào miền Bắc vượt qua cơn bão số 3

LNV - Đến 16 giờ chiều ngày 11/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định đã nhận được 12 tỷ đồng từ sự ủng hộ của các đơn vị, tổ chức, cá nhân ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
423 sản phẩm tham dự Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm TCMN năm 2024

423 sản phẩm tham dự Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm TCMN năm 2024

LNV - Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) Hà Nội là sự kiện thường niên, được UBND Thành phố Hà Nội giao Sở Công thương chủ trì tổ chức, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp triển khai thực hiện.
Huyện Mỹ Đức (Hà Nội): Chủ động ứng phó với ngập úng sau bão số 3

Huyện Mỹ Đức (Hà Nội): Chủ động ứng phó với ngập úng sau bão số 3

LNV - Chiều ngày 10/9/2024, đồng chí Nguyễn Anh Dũng - TUV, Bí thư Huyện uỷ Mỹ Đức đã trực tiếp đi kiểm tra, nắm bắt tình hình và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 tại các xã Hợp Tiến, Hợp Thanh, An Phú là những địa phương có nguy cơ ngập úng sau bão.
Đồ chơi Trung thu ở Hà Nội hơn 100 năm trước

Đồ chơi Trung thu ở Hà Nội hơn 100 năm trước

LNV - Những bức ảnh của Nhiếp ảnh gia người Pháp Leon Busy chụp lại trên phố Hàng Gai - Hà Nội năm 1915 gợi nhớ bao kỷ niệm về một mùa Trung thu xưa với nhiều loại đồ chơi truyền thống thủ công độc đáo và ấn tượng.
Đà Nẵng: Phiên chợ Nông sản và Sản phẩm OCOP

Đà Nẵng: Phiên chợ Nông sản và Sản phẩm OCOP

LNV - Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2/9, thành phố Đà Nẵng tổ chức phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP năm 2024. Phiên chợ diễn ra từ ngày 24- 25/8 tại Quảng trường Trung tâm quận Liên Chiểu, với quy mô gần 40 gian hàng đa dạng sản phẩm từ các quận, huyện của Đà Nẵng và các tỉnh lân cận như Quảng Nam và Thừa Thiên Huế.
Lễ hội quà tặng du lịch thu hút 100 đơn vị làng nghề, lữ hành ... tham gia

Lễ hội quà tặng du lịch thu hút 100 đơn vị làng nghề, lữ hành ... tham gia

LNV - Lễ hội quà tặng du lịch Hà Nội 2024 có chủ đề "Thức quà Hà Nội", thu hút khoảng 100 đơn vị tham gia, trong đó có các đơn vị du lịch lữ hành, làng nghề, ẩm thực... và nhiều không gian trải nghiệm.
Hà Nội nguy cơ ngập do nước sông Hồng gần sát mức báo động 1

Hà Nội nguy cơ ngập do nước sông Hồng gần sát mức báo động 1

LNV - Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, từ 15h00 đến đêm 9/9, mực nước sông Hồng đã tăng lên 1 mét. Hiện nay nước sông tiếp tục lên cao, mỗi tiếng lên hơn 10cm.
Thủ tướng: Khẩn trương cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng bão số 3

Thủ tướng: Khẩn trương cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng bão số 3

(PLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có công điện về việc khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng

LNV - Chiều tối ngày 8/9/2024 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác đã về thành phố Hải Phòng kiểm tra đánh giá tình hình phòng, chống và công tác khắc phục hậu quả của cơn bão số 3.
Hải Phòng tập trung khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Hải Phòng tập trung khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

LNV -Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai- tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố Hải Phòng: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 13,giật cấp 15; tại Phủ Liễn gió mạnh cấp 11, giật cấp 15; Cát Hải (gió mạnh cấp 11, giật cấp 14; Đông Xuyên (Tiên Lãng) gió mạnh cấp 10, giật cấp 12, Hòn Dấu cấp 9, giật cấp 12. Lượng mưa tính từ 19h ngày 06/9 đến 19h ngày 07/9 phổ biến từ 120 - 180 mm, có nơi trên 200mm. Vùng biển ngoài khơi Hải Phòng (bao gồm Bạch Long Vĩ) sóng biển cao 6,0 - 8,0 m, Từ trưa 07/9, vùng ven biển Hải Phòng (Cát Bà, Đồ Sơn, Hòn Dấu) sóng biển cao 2,0-3,5m.
Hải Phòng : toàn hệ thống chính trị tích cực vào cuộc, với tinh thần không chủ quan để hạn chế thấp nhất thiệt hại do Bão số 3 gây ra

Hải Phòng : toàn hệ thống chính trị tích cực vào cuộc, với tinh thần không chủ quan để hạn chế thấp nhất thiệt hại do Bão số 3 gây ra

LNV - Trước diễn biến của cơn bão số 3 đã mạnh lên cấp siêu bão, Thành ủy, UBND thành phố Hải Phòng đã yêu cầu các sở ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị tích cực, khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ phòng chống bão.
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth tổ chức kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth tổ chức kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam

LNV - Ngày 03/9/2024, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Tây Úc và Vùng Lãnh thổ Bắc Úc đã trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945-02/9/2024). Buổi lễ có sự tham dự của ông Stephen Dawson - Bộ trưởng Bộ Dịch vụ Khẩn cấp, Đổi mới và kinh tế số, Khoa học, Nghiên cứu Y tế Tây Australia đại diện chính quyền Tây Úc, cùng gần 200 quan khách từ Chính quyền, Quốc hội bang, các bộ, ban, ngành, Lãnh sự đoàn, doanh nghiệp, học giả và cộng đồng người Việt Nam Tây Australia..
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Suntory PepsiCo Việt Nam hỗ trợ nước sạch cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Suntory PepsiCo Việt Nam hỗ trợ nước sạch cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

LNV - Cơn bão Yagi gây thiệt hại nặng nề tại các tỉnh miền Bắc, theo Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến 12 giờ ngày 13/9/2024, đã có 233 người chết và 103 người mất tích. Tình trạng sạt lở và lũ quét nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, gián đoạn các nhu cầu thiết yếu như điện, nước và thực phẩm. Hơn 30 tỉnh miền Bắc như Lào Cai, Bắc Kạn, Phú Thọ, Yên Bái, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên… đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng, khiến hàng ngàn hộ gia đình gặp khó khăn trong việc đảm bảo các nhu cầu thiết yếu.
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại.
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống

Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống

LNV - Tọa lạc tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, làng nghề tơ lụa Tân Châu từ lâu đã vang danh khắp cả nước bởi những sản phẩm lụa tinh tế, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống. Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, làng nghề đã trở thành biểu tượng cho sự sáng tạo, khéo léo và kiên trì của người dân nơi đây.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng

LNV - Cao Bằng là tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, có nhiều các dân tộc thiểu số sinh sống, điều này tạo nên sự đa dạng, phong phú trong đời sống văn hóa tinh thần người dân nơi đây. Từ xa xưa, đồng bào đã phát triển các nghề thủ công truyền thống. Ngày nay, những làng nghề rèn, làm hương, thêu thổ cẩm… vẫn được giữ gìn, phát triển và góp phần thu hút khách du lịch đến tìm hiểu và khám phá.
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền

Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền

LNV - Người Dao ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng còn giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó có nghề thêu thổ cẩm. Theo phong tục từ xưa, các cô gái dân tộc Dao trước khi lấy chồng phải biết thêu thùa may vá để tự tay dệt váy cưới cho mình.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động