Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Hành trình tìm kiếm 16 hài cốt liệt sĩ của một cựu chiến binh

LNV - Trở về từ chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Cựu chiến binh (CCB) Đào Khiêm vẫn luôn đau đáu về những người đồng đội đã nằm lại chiến trường xưa. Vì vậy, trong 3 năm ông đã 5 lần trở lại chiến trường Đắc Lắc để tìm lại hài cốt đồng đội đã hy sinh.

Chân dung Cựu chiến binh Đào Khiêm (Sơn Tây, Hà Nội)

Những năm tháng Không thể quên

Ông Đào Khiêm (quê ở xã Sơn Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội) năm nay đã ngoài tuổi 80 - cái tuổi “xưa nay hiếm”, thế nhưng ông vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan, trí nhớ minh mẫn, đặc biệt là nhớ những ký ức chiến đấu ngày xưa cứ ngỡ như mới hôm qua.

Năm 1968, trong hoàn cảnh giặc Mỹ đang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, đồng thời tiến hành “Chiến tranh phá hoại” đối với miền Bắc, cả nước đang sôi sục chống giặc. Người thanh niên ngày ấy cũng nhanh chóng tham gia nhập ngũ H10 và lên đường vào chiến trường miền Nam. Ông Đào Khiêm thuộc C1, D252, E250, Quân khu 5, đơn vị của ông trú quân tại nơi nay thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắc Lắk.

Nói về thời gian tham gia kháng chiến, ông Đào Khiêm kể rằng: Đơn vị của ông có nhiệm vụ vận chuyển vũ khí phải vượt qua đường 21B (nay là đường 27 nối liền Đăk Lăk và Lâm Đồng). Đồng đội trong đơn vị hy sinh chủ yếu là do bị địch phục kích trên đường vận chuyển vũ khí, bị địch tập kích vào nơi trú quân và đánh chồng càn quét của địch bảo vệ các cơ quan và nhân dân vùng căn cứ cách mạng.

CCB Đào Khiêm nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của tổ chức Đảng, TP Hà Nội

Sau ngày miền Nam giải phóng năm 1975, ông Đào Khiêm chuyển ngành về công tác tại Nông trường Quốc doanh Việt Lâm huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang. Trong những năm tháng đó, trong thâm tâm ông Khiêm vẫn không ngừng nghĩ tới đồng chí, đồng đội đã cùng đồng cam cộng khổ chiến đấu, hy sinh cho sự nghiệp chống Mỹ. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn, phương tiện đi lại hạn chế, bản thân ông Khiêm vẫn đang còn công tác nên không thể vào chiến trường xưa để cùng nhân dân địa phương quy tập liệt sĩ.


Cho đến dịp lễ 30/4/2017, ông Đào Khiêm đên Hải Phòng dự hội nghị họp mặt đồng đội trung đoàn 250. Tại đây, Ban liên lạc trung đoàn đã có gợi ý tất cả các đồng đội biết nơi chôn cất các liệt sĩ, nếu có sức khỏe cho gắng trực tiếp vào chiến trường xưa tìm kiếm hoặc thông tin cho phương biết nơi chôn cất các liệt sĩ để địa phương quy tập các liên trang. Vì vậy, ông Khiêm đã liên hệ vào Tây Nguyên để bắt đầu tìm kiếm những đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến
năm xưa.

Ông Đào Khiêm cùng đồng đội Nguyễn Thanh Trác (phía dưới bên phải) và đoàn cán bộ, nhân dân huyện Lắk trong một chuyến tìm kiếm hài cốt liệt sĩ.

5 lần đi tìm kiếm hài cốt liệt sĩ

Lần thứ nhất, vào tháng 11/2017, với sự giúp đỡ tận tình chu đáo của bộ, chiến sĩ Huyện đội huyện LắK và lực lượng tự vệ xã Buôn Triết, ông Đào Khiêm tới vùng đất Nam Ka anh hùng. Tuy nhiên, khi chưa đến được nơi có hài cốt thì hành trình phải tạm hoãn vì gặp phải ảnh hưởng của bão. Vì vậy, ông chuyển sang làm việc với chính quyền địa phương về thông tin của các phần mộ liệt sĩ đã được ông quy tập vào năm 1973 trên địa bàn Buôn Triết. Trải qua hơn 40 năm, địa hình nơi đây đã có nhiều thay đổi, nơi đóng quân giờ đã là hồ rộng lớn, vùng đất rừng đang được người dân canh tác nên việc tìm kiếm lại mộ liệt sĩ không hề dễ dàng. Trở về miền Bắc, ông Khiêm vẫn trăn trở lỡ hẹn với đồng đội và tiếp tục sắp xếp cho chuyến đi tiếp theo.

Một số liệt sĩ đã tìm thấy hài cốt và đang quy tập tại nghĩa trang

Lần thứ hai, ngay sau chuyến đi lần đầu, vào tháng 12/2017, ông Đào Khiêm tiếp tục cuộc hành trình thứ hai. Trong lần này, ông Khiêm đồng hành cùng chị Vũ Hồng Ánh (con gái liệt sĩ Vũ Hồng Sinh, quê quán Phú Thọ). Hai người cùng đoàn của huyện Lắk tiến sâu vào rừng. Ông Khiêm đã chỉ ra được nơi đồng đội Vũ Hồng Sinh đã hy sinh và tìm kiếm vùng đất xung quanh trong vòng 2 ngày liền, đến ngày thứ 3 thì phát hiện được tấm bia của liệt sĩ bên bờ suối. Dù cả đoàn đã thắp nhang cầu khấn, tích cực đào bới đất đai nhưng qua 4 ngày vẫn không tìm được ra nên đoàn đành phải rút lui hẹn để lần sau. Về lại Phú Thọ, ông Khiêm đã trao kỷ vật của Liệt sĩ Vũ Hồng Sinh cho thân nhân gia đình.

Lần thứ ba, theo kế hoạch kết hợp với tỉnh đội Đăc Lăk và huyện đội Lắk, năm 2018, ông Khiêm lại trở về chiến trường xưa. Khó khăn đoàn gặp phải vẫn là địa hình biến đổi quá nhiều, địa điểm nghi ngờ có hài cốt lại nằm ở lòng hồ Buôn Triết. Lúc ông đi vào tháng 5 là mùa mưa Tây Nguyên, 4 ngày ròng rã tìm kiếm nhưng chưa được kết quả. Một lần nữa, ông Khiêm phải trở về mà trong lòng vẫn đau đáu suy nghĩ làm sao để sớm tìm được hài cốt các liệt sĩ.

Lần thứ tư, cuối năm 2018, ông Khiêm nhận được tin báo có người nghi là phát hiện được khu mộ liệt sĩ nên ông tức tốc lên đường vào lại Tây Nguyên. Chuyến đi này ông Khiêm còn đi cùng cô Vũ Thị Ánh và có thêm người đồng hành là đồng đội năm xưa ông Nguyễn Thanh Trác (sinh năm 1940, Phú Thọ). Lần này, tất cả mọi người trong đoàn đều dâng cao quyết tâm, các thiết bị và nhân lực tìm kiếm được chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng làm việc trong cả tháng. Hai ông cựu chiến binh tuy tuổi đã cao nhưng vẫn hăng say trèo đèo, lội suối, băng rừng khiến ai trong đoàn cũng thán phục. Tại nơi nghi có phần mộ liệt sĩ, đoàn đã tiến hành khai quật và kết quả tìm thấy được 15 mộ của liệt sĩ. Ông Đào Khiêm bồi hổi kể lại lúc đó, nhìn từng mảnh hài cốt và di vật liệt sĩ được đưa về nghĩa trang mà cảm xúc gần như vỡ òa, ông và mọi người gần như không cầm được nước mắt.

Lần thứ năm, dù lần trước ông Đào Khiêm cùng đoàn đã đạt được kết quả đáng mừng nhưng ông Khiêm vẫn còn trăn trở với 6 liệt sĩ chưa tìm thấy (trong đó có Liệt sĩ Vũ Hồng Sinh). Ông tin rằng mình vẫn còn duyên nợ đồng đội để tiếp trở lại nơi đây tìm kiếm. Năm 2020 ông Đào Khiêm nhận được lời mời từ xã Nam Ka, trở lại chiến trường làm nhân chứng sống cùng nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Lần đi này ông đã ba con nhân dân tìm thêm được 3 hài cốt liệt sĩ hy sinh tại thôn Lách Lớ.

Nói về động lực để quyết tâm đi tìm đồng đội, ông Đào Khiêm tâm sự rằng: Vì tình nghĩa với đồng đội đã hy sinh, vì sự mong mỏi của thân nhân gia đình các liệt sĩ, tôi cảm thấy bản thân may mắn hơn những đồng đội nên cần có trách nhiệm với non sông, đơn vị và đồng đội. Suốt mấy năm tìm kiếm tôi không nhận bất cứ sự tài trợ nào của người thân liệt sĩ. Nhưng tôi lại nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của nhân dân và Ban chính sách Tỉnh đội Đăk Lăk, Huyện đội huyện Lắk, UBND xã Buôn Triết, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bản thân tôi cùng đội quy tập liệt sĩ hoàn thành nguyện vọng. Trong thời gian tới, nếu sức khỏe cho phép tôi vẫn muốn tiếp tục vào lại chiến trường xưa, tìm kiếm số liệt sĩ của đơn vị vẫn còn nằm lại trong rừng chưa quy tập.

Bài, ảnh: Thúy Vi

Danh sách Liệt sĩ chưa tìm được thân nhân thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 252, Trung đoàn 250, Quân Khu 5:
STT Họ và tên Năm hy sinh Quê quán
1 Lương Thanh Bình 1972 Tuyên Quang
2 Đặng Văn Nông 1969 Vĩnh Phúc
3 Trần Đức Thân 1969 Vĩnh Phúc
4 Nguyễn Đắc Thụ 1969 Vĩnh Phúc
5 Vũ Văn Đô 1971 Hải Hưng (tên gọi cũ)
6 Đào Nguyên Sơn 1971 Hải Hưng
7 Phạm Hữu Hòa 1969 Thái Bình
8 Hà Ấy Hiền 1969 Ninh Bình
9 Bùi Hữu Quyền 1973 Hải Phòng
10 Văn Phúc 1973 Hải Phòng
11 Nguyễn Văn Chín 1969 Bình Định

Tin liên quan

Tin mới hơn

Festival Nghề truyền thống Quảng Nam 2024

Festival Nghề truyền thống Quảng Nam 2024

LNV - Festival Nghề truyền thống – Quảng Nam 2024 với chủ đề Sản phẩm Nghề truyền thống Quảng Nam – nâng tầm và hội nhập sẽ diễn ra tại thành phố Tam Kỳ từ ngày 28 đến hết ngày 31/8. Đây là sự kiện lớn của tỉnh Quảng Nam nhằm góp phần gìn giữ và phát huy giá trị nghề truyền thống.
Bình Định: Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý được đề cử là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bình Định: Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý được đề cử là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Nhằm đề cao giá trị lịch sử, văn hóa, bảo vệ và phát huy giá trị của một loại hình di sản lễ hội truyền thống lâu đời trong quá trình hội nhập, phát triển bền vững, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định ghi danh Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bình Định: Tiếng vọng đồng đội từ lòng đất mẹ

Bình Định: Tiếng vọng đồng đội từ lòng đất mẹ

LNV - Sau nhiều đêm trăn trở khi nhớ về đồng đội cùng chiến đấu tại Đồi 174 ở thôn Long Quang, xã Ân Mỹ, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định 50 năm về trước, cựu chiến binh Trần Văn Phúc vượt gần 1.000km từ Nghệ An vào Bình Định đi tìm hài cốt đồng đội.
Bà giáo tâm huyết lưu giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An

Bà giáo tâm huyết lưu giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An

LNV - Với lòng đam mê và tình yêu sâu sắc dành cho văn hóa dân tộc Thái, nhiều năm qua, Nghệ nhân Ưu tú Sầm Thị Xanh ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã dành nhiều tâm huyết trong việc lưu giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.
Đô thị cổ Hội An: Nhiều hoạt động kỷ niệm 25 năm được công nhận Di sản Thế giới

Đô thị cổ Hội An: Nhiều hoạt động kỷ niệm 25 năm được công nhận Di sản Thế giới

LNV - Với chủ đề “25 năm - Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị Di sản Văn hóa Thế giới Đô thị cổ Hội An”, các hoạt động được tổ chức tại nhiều địa điểm, tập trung ở khu phố cổ từ ngày 23/11-4/12/2024.
Thanh niên xung phong là biểu tượng sáng ngời của thế hệ trẻ Việt Nam

Thanh niên xung phong là biểu tượng sáng ngời của thế hệ trẻ Việt Nam

LNV - Nhân kỷ niệm 74 năm Ngày truyền thống lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam (15/7/1950 - 15/7/2024), chiều 15/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm có cuộc gặp thân mật với đoàn đại biểu về dự Hội nghị cán bộ toàn quốc Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam.

Tin khác

Học sinh Bình Định tham gia trải nghiệm nghệ thuật truyền thống

Học sinh Bình Định tham gia trải nghiệm nghệ thuật truyền thống

LNV - Ngày 10/7, tại Trường THCS thị trấn Tuy Phước, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Bình Định phối hợp Phòng GD&ĐT huyện Tuy Phước tổ chức Chương trình trải nghiệm nghệ thuật truyền thống trong nhà trường năm 2024, đã thu hút gần 800 em học sinh hào hứng tham gia.
Độc đáo Lễ hội Khô già già của người Hà Nhì ở Lào Cai

Độc đáo Lễ hội Khô già già của người Hà Nhì ở Lào Cai

LNV - Lễ hội Khô già già là lễ hội cầu mùa lớn nhất và lâu đời nhất của người Hà Nhì đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Lễ hội được diễn ra vào tháng 6 âm lịch hằng năm để cầu mong cho mùa màng bội thu, người an vật thịnh, cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Người mẹ có hai con là Nghệ sĩ Nhân dân

Người mẹ có hai con là Nghệ sĩ Nhân dân

LNV - Nghệ sĩ Đỗ Quốc Hưng và Nghệ sĩ Đỗ Hiền là hai anh em tài năng trong làng nghệ thuật phía Bắc và đều được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND) khi còn trẻ. NSND Quốc Hưng là ca sĩ Opera giọng Bass. Giọng hát của anh được đánh giá là cả triệu người may ra có một. Đỗ Hiền là biên đạo múa trẻ, tài năng, chuyên ngành múa đương đại. Đó là niềm vinh hạnh cho ngành văn hóa nước nhà nói chung và vùng quê Dục Tú- Đông Anh nói riêng. Thật tự hào đối với gia đình bà Nguyễn Thị Phú– và ông Đỗ Văn Sâm (đã mất), người đã sinh ra 2 nghệ sĩ tài hoa này.
Tinh hoa các sản phẩm quý từ sen

Tinh hoa các sản phẩm quý từ sen

LNV - Sen là cây trồng phổ biến ở Việt Nam. Tại miền Bắc, hoa sen nở rộ vào mùa hè. Bên cạnh cho hoa đẹp, hương thơm, làm cảnh... sen còn là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Phụ nữ Vĩnh Phúc - Cử chỉ đẹp, sống nhân văn

Phụ nữ Vĩnh Phúc - Cử chỉ đẹp, sống nhân văn

LNV - Hưởng ứng phong trào “Phụ nữ Vĩnh Phúc cử chỉ đẹp, sống nhân văn”, các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, đồng hành cùng chính quyền địa phương trong công tác đảm bảo an sinh xã hội. Từ đó tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò của phụ nữ trong thời đại mới, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Hà Nội: Lễ hội hoa sen lần đầu tiên

Hà Nội: Lễ hội hoa sen lần đầu tiên

LNV - Với chủ đề “Sắc sen Hà Nội,” lễ hội Sen Hà Nội lần đầu tiên được tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội). Lễ hội sẽ mang đến cho du khách trải nghiệm hấp dẫn về hoa sen và đặc sản trà sen của Hà Nội.
Một nhà báo tâm huyết với nghề

Một nhà báo tâm huyết với nghề

LNV - Ông Nguyễn Tiến Lệnh Anh là một nhà báo, nhà thơ. Ông có bút danh rất đặc biệt : Nông Tử Lệnh Anh – Lệnh Anh Nông Tử. Một bút danh “Độc, lạ”. được ông lấy từ những chữ cái đầu của họ tên thật của mình.
Khúc hẹn hò cồn cào sóng sông Như Nguyệt

Khúc hẹn hò cồn cào sóng sông Như Nguyệt

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu một tới độc giả bài thơ "Khúc hẹn hò cồn cào sóng sông Như Nguyệt" của nhà thơ Thu Sang
Quảng Ngãi: Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn

Quảng Ngãi: Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn

LNV - Quảng Ngãi phấn đấu trong năm 2024, có ít nhất một điểm du lịch cộng đồng nông thôn (du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề) theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững được công nhận.
Thanh niên miền núi chung tay xây dựng đô thị văn minh

Thanh niên miền núi chung tay xây dựng đô thị văn minh

LNV - Hưởng ứng ngày cao điểm Chiến sĩ tình nguyện xây dựng đô thị Sáng – Xanh – Sạch đẹp – Văn minh – An toàn, Tỉnh Đoàn Hòa Bình và Tỉnh Đoàn Sơn La ra quân trồng hàng nghìn cây xanh, hoàn thành hàng nghìn phần việc.
Hội thi diễn xướng dân gian văn hoá các dân tộc tại Quảng Ngãi

Hội thi diễn xướng dân gian văn hoá các dân tộc tại Quảng Ngãi

LNV - Hội thi diễn xướng dân gian văn hoá các dân tộc do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ được tổ chức từ ngày 21-24/7 tại thành phố Quảng Ngãi.
Trường THCS Nguyễn Trãi A Tổng kết năm học 2023-2024

Trường THCS Nguyễn Trãi A Tổng kết năm học 2023-2024

LNV - Sáng ngày 27/5/2024 Trường THCS Nguyễn Trãi A long trọng tổ chức Lễ tổng kết, tuyên dương khen thưởng những tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, năm học 2023-2024 và tổ chức chương trình Dấu ấn tuổi 15 cho học sinh khối 9 của nhà trường niên khóa 2020-2024.
Sắp diễn ra lễ hội hoa sen lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội

Sắp diễn ra lễ hội hoa sen lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội

OVN - Với chủ đề "Sắc sen Hà Nội," lễ hội Sen Hà Nội lần đầu tiên được tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội), sẽ mang đến cho du khách trải nghiệm hấp dẫn về hoa sen và đặc sản trà sen của Hà Nội.
Trường Trung học Phổ thông Hậu Lộc I hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập

Trường Trung học Phổ thông Hậu Lộc I hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập

LNV - Trường THPT Hậu Lộc I (Thanh Hóa) đặt trên địa bàn xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, đến nay trải qua 60 năm thành lập và phát triển (1964 - 2024), vượt qua nhiều khó khăn, trường luôn đoàn kết, thi đua Dạy tốt - Học tốt và thực sự trở thành cái nôi ươm mầm cho những tài năng.
Cô giáo Mầm non ở vùng quê nghèo đam mê Thư pháp

Cô giáo Mầm non ở vùng quê nghèo đam mê Thư pháp

LNV - Cô giáo Mầm non Đoàn Thị Mai sinh năm 1992, quê xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Mầm non Hải Phòng, hiện công tác tại Trường Mầm non xã Nam Hưng (Tiên Lãng), cô giáo Mầm non trẻ có đam mê đặc biệt với nghệ thuật Thư pháp truyền thống đã sáng tác nhiều tác phẩm đặc sắc.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động