Hà Nội: Làng nghề Phú Xuyên sôi động sản xuất đầu năm
Hoàn thiện các sản phẩm lẵng hoa tại làng nghề đan cỏ tế xã Phú Túc (huyện Phú Xuyên).
Đến xã Phú Yên - nơi có hơn 80% số hộ làm nghề sản xuất đồ da (gồm: Giày dép, túi xách...), trong đó riêng giày sản xuất 1.000-2.000 đôi/ngày, ngay đầu năm mới Nhâm Dần nhiều hộ đã bắt tay vào sản xuất. Anh Nguyễn Văn Thùy, hộ làm nghề lâu năm chia sẻ: Năm mới này, cùng với đầu tư máy móc hiện đại trong sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, chúng tôi chuyển mạnh sang bán hàng qua mạng xã hội kết hợp bán hàng trực tiếp. Theo Bí thư Đảng ủy xã Phú Yên Nguyễn Đại Hoan, sau những ngày vui xuân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh của làng nghề giày da Phú Yên đang hoạt động trở lại, công suất đạt 70-80% so với trước Tết.
Trong khi đó, làng nghề mộc Đại Nghiệp, xã Tân Dân cũng hối hả ngay từ những ngày đầu năm. Bước chân vào tới đầu làng đã thấy rộn ràng tiếng máy cưa, máy đục. Sản phẩm truyền thống nổi tiếng của làng nghề Đại Nghiệp chủ yếu là bàn ghế, giường, tủ, kệ tivi; đồ trang trí nội thất như tranh gỗ, quạt gỗ trang trí…
Ông Hoàng Văn Luận, chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ lớn tại thôn Đại Nghiệp cho biết: Người dân Đại Nghiệp chăm chỉ, chuyên cần, với đôi tay tài hoa, sự sáng tạo, tỉ mỉ cùng khả năng thẩm mỹ đã thổi hồn cho những khúc gỗ khô cứng thành sản phẩm độc đáo, góp phần làm đẹp cho biết bao công trình. "Đối với người làm nghề như chúng tôi không có khái niệm “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” mà sớm bắt tay vào công việc cho kịp các đơn hàng, nhất là các đơn hàng khách đặt từ trước Tết", ông Luận chia sẻ.
Còn tại xã Phú Túc những ngày này, làng nghề đan cỏ tế cũng đang sôi động trở lại. Các cơ sở sản xuất nhộn nhịp người qua lại, những chuyến xe chở hàng chạy khắp nẻo đường làng… Đến với làng Phú Túc, bất kỳ ai bị thu hút bởi những giỏ hoa, lẵng hoa, giỏ quả, khay, hộp đựng quần áo, tráp đựng son phấn, hàng lưu niệm… với kiểu dáng đa dạng, bền đẹp, rẻ, chỉ từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng/sản phẩm.
Chủ tịch UBND xã Phú Túc Trần Văn Khiêm cho biết, nghề đan cỏ tế mang lại cho Phú Túc diện mạo mới và góp phần nâng cao mức sống của người dân trong xã. Điều đó thể hiện rõ trên những con đường bê tông, những ngôi nhà cao tầng hiện đại san sát. Đầu xuân, các doanh nghiệp làm nghề đón tin vui khi quý II-2022, cụm công nghiệp làng nghề xã Phú Túc sau thời gian gấp rút triển khai xây dựng sẽ đi vào hoạt động. "Đây là niềm vui lớn, tạo động lực để làng nghề đan cỏ tế Phú Túc bứt phá trong năm Nhâm Dần này", ông Khiêm phấn khởi cho biết.
Theo Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Xuân Thanh, xác định kinh tế làng nghề là một trong những nguồn thu lớn, giúp kinh tế địa phương phát triển, do đó, huyện Phú Xuyên nỗ lực xây dựng nhiều giải pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề như quy hoạch, xây dựng cụm công nghiệp làng nghề; nâng cấp hệ thống lưới điện, giao thông… Cùng với quan tâm, khuyến khích, cải tiến, hiện đại hóa công nghệ, quy trình và nguyên vật liệu sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng mẫu mã sản phẩm, huyện Phú Xuyên coi trọng đào tạo người lao động; tập hợp, tôn vinh đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi tay nghề cao; đa dạng hóa hình thức đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao năng lực quản trị cho chủ cơ sở sản xuất; chú trọng xây dựng thương hiệu, tăng hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh cho sản phẩm...
Bài, ảnh: Bạch Thanh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức
Tin khác

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP
10:50 | 03/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức
10:09 | 02/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đóng thuyền gỗ truyền thống của người Tày Hà Giang
09:52 | 30/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đại hội Đại biểu Hội Kỷ lục gia Việt Nam nhiệm kỳ III (2025–2030): Đoàn kết - Sáng tạo - Thống nhất hành động
18:46 Tin tức

Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
16:15 Nông thôn mới

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 Tin tức

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam
16:13 Tin tức