Gửi trọn tình yêu đất nước qua những bức tranh vải
Được biết đến là họa sĩ đầu tiên tại Việt Nam đưa chất liệu vải vào trong mỹ thuật, họa sĩ Trần Thanh Thục, sinh năm 1960, quê Nam Định đã đóng góp cho nền mỹ thuật Việt Nam một chất liệu mới lạ. Không cần tới chất liệu sơn mài, sơn dầu những bức tranh của họa sĩ Thanh Thục nổi bật bởi hàng nghìn họa tiết bằng vải được sắp xếp có chủ ý. Để tạo ra một bức tranh vải hoàn thiện, có khi, người họa sĩ sẽ phải mất từ một tới vài chục năm.
Họa sĩ Trần Thanh Thục tỉ mẩn gắn từng họa tiết cho bức tranh vải. (Ảnh: Lương Hằng)
Có lẽ, với họa sĩ Thanh Thục, việc bén duyên với nghề ghép vải thành tranh đến với cô như một mối duyên đã định trước. Đó là một ngày của hơn 30 năm về trước, khi đó họa sĩ Trần Thanh Thục còn là cô sinh viên trẻ trung, năng động của trường mỹ thuật. Trong một dịp nghỉ hè, cô về nhà một người bạn làm nghề thợ may chơi và tìm kiếm đề tài sáng tạo cho mình. Ngồi bên cạnh đống vải vụn của người bạn, cô sinh viên bắt đầu thấy thích thú và tò mò. Như một phản xạ tự nhiên, cô cầm chiếc kéo cắt những họa tiết của những tấm vải vụn rồi đặt lên một miếng bìa và sắp xếp chúng thành một bức tranh. Khi đó, chính cô cũng không nghĩ rằng những tấm vải vụn này sẽ theo cô tới tận bây giờ.
Trở về Hà Nội với những gợn sóng trong lòng, không coi đó là những phút bồng bột của tuổi trẻ, cô sinh viên Thanh Thục đã xác định đó chính là đam mê mình sẽ theo đuổi trong những tháng ngày về sau. Cứ như vậy, những mảnh vải hoa, những họa tiết thú vị được họa sĩ Thanh Thục thu lượm lại sau những chuyến đi chơi, đi thực tế gom góp thành một góc để thỏa đam mê sáng tạo trên chất liệu vải.
Để gắn bó với nghề tranh vải, họa sĩ Thanh Thục đã phải trải qua nhiều khó khăn. Chia sẻ với chúng tôi, họa sĩ Thanh Thục cho biết, khi bắt đầu đến với nghệ thuật làm tranh vải, cô không có tài liệu nào liên quan tới môn nghệ thuật này, trong khi đó, trường chỉ dạy vẽ sơn dầu; vẽ tranh lụa; tranh bột màu... Không nản lòng, họa sĩ Thanh Thục đã tự mày mò làm tranh, đúc rút kinh nghiệm cho bản thân từ thất bại. Cứ thế sau một thời gian, dần dần cô đã tích lũy được cho mình những kiến thức cơ bản về làm tranh vải và công việc làm tranh vải với cô cũng dễ dàng hơn.
Không chỉ gặp khó trong khâu tìm kiếm tài liệu học tập, Họa sĩ Thanh Thục còn gặp khó khi tìm kiếm những họa phẩm để sáng tạo tranh. Theo đó, tất cả các họa phẩm của họa sĩ được mặc định, không thể vẽ hay tự tạo ra. Phần lớn những mảnh vải thu về đều do họa sĩ Thanh Thục mua hoặc thu nhặt từ công việc thu vải vụn, bởi vậy, cô gặp khó khi tìm kiếm các họa tiết giống nhau hoặc họa tiết giống nhau nhưng kích thước khác nhau.
Họa sĩ Thanh Thục bật mí, với các dòng tranh thông thường, người họa sĩ đều phải vẽ phác thảo trước, tuy nhiên với tranh vải thì không thể vẽ phác thảo trước. Với đặc thù được tạo ra từ hàng nghìn mảnh họa tiết khác nhau nên nếu vẽ phác thảo trước thì các họa phẩm, họa tiết không thể đáp ứng được tác phẩm. Cũng chính bởi vậy mà họa sĩ khi làm tranh phải nương theo họa tiết đã có, vừa chỉnh bố cục, vừa chỉnh hòa sắc, vô cùng kì công.
Một đặc điểm nữa khiến tranh vải của họa sĩ Thanh Thục trở nên khác biệt là thời gian sáng tạo tác phẩm. Theo họa sĩ Thanh Thục, những tác phẩm tranh vải không được hoàn thiện ngay trong một thời gian ngắn mà được gối sóng nhau. Họa sĩ Thanh Thục tâm sự rằng, bà phải mất hơn 30 năm rèn giũa kinh nghiệm sử dụng sắc vải để tạo nên những bức tranh vải tạo nên tên tuổi như hiện tại.
Gửi gắm tình yêu thiên nhiên, đất nước qua từng bức tranh
Một đề tài xuyên suốt trong các tác phẩm của họa sĩ Thanh Thục là đề tài ngợi ca đất nước, con người Việt Nam. Thông qua các tác phẩm của mình, họa sĩ Thanh Thục mong muốn chia sẻ niềm yêu, những phong cảnh đẹp của dải đất hình chữ S ra khắp thế giới. Từ miền cao nguyên xa xôi cho tới vùng trung du và đồng bằng, tất cả đều được họa sĩ Thanh Thục tái hiện sinh động thông qua chất liệu vải, đưa đến cho công chúng một cảm nhận mới lạ hơn.
Từng vùng đất họa sĩ Thanh Thục đi qua đều để lại những ấn tượng đặc biệt với bà. Đứng trước những vùng cao nguyên xa xôi bảng lảng mây gió, Họa sĩ Thanh Thục mường tượng đã gặp khung cảnh này ở trong mơ hoặc trong sách, truyện. Những cảnh đẹp đột ngột hiện ra trước mắt khiến bà cảm thấy nghẹn ngào, không chút ngần ngại, bà ấp ủ những kỷ niệm đó vào trong lòng. Và một ngày nào đó khi đang ngồi thơ thẩn nhâm nhi tách trà bên hiên cửa sổ, những kỉ niệm đó cựa mình và trở thành tác phẩm như hiện tại.
Một trong những bức tranh về thiên nhiên để lại nhiều cảm xúc cho bà là bức tranh tuyết rơi ở bên dòng sông Nho Quế. Bức tranh mang nhiều sắc ghi đặc trưng của cao nguyên đá, sắc trắng của một ngày tuyết rơi. Từng mảng chi tiết được họa sĩ Thanh Thục lựa chọn cẩn thận, những mảng chi tiết dựa vào độ quan trọng mà được bà chọn màu đậm, nhạt khác nhau.
Chia sẻ với phóng viên về cảm hứng sáng tạo bức tranh, họa sĩ Thanh Thục cho biết: “Hôm đó, tôi tình cờ chứng kiến một ngày tuyết rơi bên mái nhà sàn và bên dòng sông Nho Quế và rơi xuống con thuyền của những người dân chở đò. Không biết người khác sẽ nhìn chúng thế nào, nhưng với tôi hoàn toàn là sự ngạc nhiên và đầy cảm xúc. Trở về Hà Nội với rất nhiều trăn trở, tôi đã quyết tâm vượt qua khó khăn, tìm kiếm những họa tiết phù hợp, nỗ lực để hoàn thành bức tranh trên”.
Không chỉ sáng tạo ra những tác phẩm về danh lam thắng cảnh của đất nước, những hoài niệm về thời khó khăn cũng được họa sĩ Thanh Thục gửi gắm qua những đứa con tinh thần của mình. Dù đã lớn tuổi, thế nhưng, những kí ức về ngày đi sơ tán cùng cha mẹ và anh chị dường như vẫn hiển hiện nguyên vẹn trong kí ức của họa sĩ Thanh Thục. Bà vẫn nhớ, năm cùng gia đình đi sơ tán bà khoảng chừng 8 tuổi, ngoài bông băng; mũ rơm; mực tím… con đường đi học là những mảng kí ức bà chẳng khi nào quên. Đó cũng chính là nguồn động lực thôi thúc họa sĩ Thanh Thục tạo ra tác phẩm ngợi ca vẻ đẹp của đất nước ngay trong cả thời chiến.
“Nhiều khi sau những chuyến đi, qua những đêm trăn trở và kỉ niệm tuổi thơ, tuổi trẻ ùa về, lúc đó, tôi cảm giác mình phải lắng lại và xem trong tâm tư của mình kỉ niệm nào rõ nhất, mình yêu thương nhất. Lúc đó tôi sẽ chọn cho mình 1 đề tài, khi chọn được đề tài tôi lại nghĩ xem mình nên làm kích cỡ nào, gam màu nào, và ngồi soạn lại họa phẩm xem có đáp ứng được hay không, nếu họa phẩm đáp ứng được phần lớn tôi mới bắt đầu thực hiện tác phẩm.”- họa sĩ Thanh Thục chia sẻ.
Theo họa sĩ Thanh Thục, một bức tranh vải được hoàn thành phải trải qua quá trình sáng tạo rất kỳ công. Thông thường, để tạo nên một bức tranh vải hoàn chỉnh, người họa sĩ phải trải qua một số công đoạn chính như tìm đề tài; lên ý tưởng; tìm họa tiết phù hợp; ghép họa tiết… Giống như một người mẹ mang thai 9 tháng 10 ngày mới sinh ra một đứa trẻ thì tác phẩm của họa sĩ Thanh Thục chính là một đứa con hoàn hảo sau những ngày tháng dài trăn trở.
Từ khi gắn bó với tranh vải, họa sĩ Thanh Thục luôn luôn khao khát đem chất liệu vải giới thiệu tới đông đảo công chúng. Thông qua đó, họa sĩ Thanh Thục mong muốn mọi người mở rộng tấm lòng, chấp nhận chất liệu vải ở trong thị trường mỹ thuật Việt Nam ngoài các chất liệu quen thuộc như sơn mài, sơn dầu, tranh lụa và các chất liệu khác.
Bài và ảnh: Lương Hằng/LĐTĐ
Tin liên quan
Tin mới hơn
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
CHI BỘ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN: ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP HỘI NHẬP PHÁT TRIỂN
15:35 Tin tức
Cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Đình Thi, tận tụy với phong trào địa phương
11:01 Văn hóa - Xã hội
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
09:35 OCOP
Văn nghệ tri ân hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng
09:24 Văn hóa - Xã hội
Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới
09:09 Nông thôn mới